5 bước cơ bản để bắt đầu một bài viết chất lượng

Mỗi chúng ta khi tham gia diễn đàn GAC hầu hết đều mang trong mình khả năng viết lách. Người viết nhiều là các Thầy Cô, rồi đến các ACE nhân viên văn phòng. Và các ACE Phụ huynh (PH) có thể không cầm bút, hay dùng máy tính cũng hàng ngày dùng di động đọc tin tức, kết nối và thảo luận với ai đó về một sự kiện đáng chú ý. Đặc biệt, chúng ta có đối tượng chung là các học sinh - con cái cần truyền đạt kiến thức, nói chuyện (thảo luận).

Việc viết lách tốt sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình kết nối, thảo luận cùng con trẻ. Nhưng có thực sự chúng ta viết lách tốt? Hãy cùng theo dõi 5 bước cơ bản để viết bài sau đây xem sao nhé.

Miền Tây - vanhoctre.jpg

Viết lách thường xuyên sẽ giúp ích rất nhiều trong việc kết nối với thế giới. Ảnh sưu tầm

1. Kiểm soát lại nội dung cũ

Nội dung này do bạn đã sản xuất ra. Bạn hãy thu thập tất cả những nội dung bạn đã sản xuất trước đó, đo lường chúng với đối tượng được đề cập. Đối chiếu với mục đích sản xuất ra, các mục tiêu cần đề cập của nội dung đó: kế hoạch viết, chiến lược liên quan,... Sau đó, bạn cần hiểu được vì sao lại có kết quả đó.

Trong những bài viết hay, bạn hãy lưu lại để làm tài liệu tham khảo sao này. Và nó cũng là nguồn khích lệ trong quá trình viết về sau.

Ngoài ra, bạn cần đánh giá lại phạm vi mà bài viết ấy đã tồn tại. Chẳng hạn, bạn đăng tải giáo án chia sẻ với các thầy cô lớp 5 vào năm học trước, và rất được đón nhận. Nhưng sau đó, SGK thay đổi chương trình, các bài đăng đó không được chú ý nữa. Mọi người cần bài viết mới và đây chính là cơ hội của bạn muốn chia sẻ với mọi người.

Việc kiểm tra nội dung cũ sẽ mất một thời gian và nỗ lực. Song nó giúp ích cho bạn rất lớn trong việc tránh trùng lặp lỗi đã mắc phải, ý tưởng bài viết cũ kỹ,...vv

2. Xác định đối tượng

Sau khi bạn đánh giá được nội dung trước đó, biết mình có thể viết bài mới - ý tưởng, động lực mới thì bây giờ là lúc bạn cần thể hiện. Bước này, bạn cần xác định đối tượng tiếp nhận bài viết.

Chắc hẳn bạn đã biết nguyên tắc 5W 1H?
Hãy áp dụng nó để hiểu và viết bài cho đối tượng mục tiêu, bạn sẽ tạo được nội dung phù hợp.

3. Thông điệp của nội dung là gì?

Bạn luôn phải nằm lòng các câu hỏi sau:
  • Thông điệp của nội dung (content) này là gì?
  • Những thông điệp này được nhắm mục tiêu đến ai?
  • Tại sao content này thành công?
  • Đây có còn là những thông điệp phù hợp cho đối tượng khán giả hiện tại không?
Mỗi nội dung đều có một thông điệp riêng. Bạn viết cho giáo viên sẽ khác cho phụ huynh học sinh. Viết cho học sinh sẽ lại hoàn toàn khác nữa. Tuy nhiên, có thể viết cho 1 đối tượng nào đó, các nhóm đối tượng khác vẫn thấy hữu ích và sử dụng được. Chẳng hạn, khi bạn viết bài (giáo án) để chia sẻ cách truyền đạt kiến thức cho học sinh thì không chỉ giáo viên, mà PHHS cũng có thể sử dụng được (để truyền đạt, học cùng con).

4. Tạo nội dung và phát triển chúng

Sau khi xác định các yếu tố quan trọng ở trên, và để tạo nội dung, bạn cần lên danh mục các yếu tố nội dung, kèm yêu cầu cụ thể. Danh mục ấy thường là:
  • Danh mục từ khóa: từ khóa gốc, từ khóa phụ, liên quan, ..
  • Tiêu đề
  • Dàn ý
  • Định dạng, kiểu bài viết
  • Ảnh, video
  • Kiểm tra sau khi hoàn thành
Sau đó, bạn sẽ thành lập các đoạn nội dung cần thiết và hoàn thiện cả bài. Lưu ý, luôn phải tối ưu nội dung trước khi xuất bản chúng.

Và để đưa đến nhiều người đọc hơn sau khi đăng bài, bạn có cần làm gì nữa không? Mình nghĩ là có, rất nhiều việc đáng làm. Chẳng hạn:
  • Tối ưu bài viết theo đối tượng. Nếu họ mong muốn có cảm xúc, thì bạn cần viết nhiều câu có thanh bằng hơn. Rồi cấu trúc nội dung của bài viết,..vv
  • Tối ưu tìm kiếm (SEO). Điều này tất nhiên rồi, Google nói riêng đang là công cụ tìm kiếm đáp ứng được nhu cầu (tò mò, thắc mắc, hỏi, truy vấn) của tất cả chúng ta. Vì không phải ai cũng có trí nhớ tốt, nhớ ra ngay nội dung. Đặc biệt với nội dung mới mẻ thì mọi người cần tài liệu tham khảo lắm chứ. Hãy đừng bỏ qua khâu này.
  • Tối ưu hình ảnh. Cả một ngành khoa học và nghệ thuật phải không? Hãy làm tốt nhé, đừng để mất ấn tượng thị giác chỉ vì bức ảnh.
  • Phân phối bài viết tới đối tượng thông qua các nền tảng khác nhau, trong khoảng thời gian khác nhau.
  • Tương tác. Sẽ vô cùng tuyệt vời nếu bài viết của bạn có nhiều lượt thích, bình luận, đặc biệt nhiều chia sẻ từ người hâm mộ.
  • Phản hồi. Đừng quên thường xuyên kiểm soát bài viết cũ và trả lời các tương tác của mọi người. Nếu không, bạn sẽ mất điểm rất nhiều.
Làm xong bước này, bạn đã đi một chằng đường dài trong việc chuyển tải nội dung đến với đối tượng của bạn rồi đấy.

5. Theo dõi bài viết

Điều này nó giống như việc bạn vừa kết thúc bài giảng hôm qua, và hôm nay bạn muốn kiểm tra học sinh 15p vậy. Hỏi chúng còn nhớ nhiều kiến thức không qua mình truyền đạt hay không. Chúng có ấn tượng ra sao. Và chúng nói về bài học, các kiến thức đó thế nào.

Bài viết trên forum GIAOANCHUAN của bạn cũng vậy. Phải luôn theo dõi và cập nhật lại chúng thường xuyên. Nếu sau một thời gian, các số liệu, thông tin thay đổi bạn hãy cập nhật lại nó. Nếu thông điệp cần điều chỉnh, bạn cũng có thể thay đổi nó. Làm cho nó tốt hơn.

Luôn luôn có thể làm tốt hơn với những nội dung đã cũ. Sẽ luôn có người cần đến chúng.

Như vậy, viết bài ở forum không hề khó khăn chút nào. Những bài viết chia sẻ về kiến thức, kinh nghiệm dù chi tiết có khác nhau nhiều thì các bước cũng chỉ vậy - 5 bước cơ bản. Mỗi ngày, mỗi tuần bạn lên bài thì sẽ tạo kỹ năng viết chuẩn. Đừng ngại viết lách và đăng ở diễn đàn. Không chỉ bạn đang cho đi tài liệu hữu ích mà hơn một lần, bạn đang tích lũy thêm cho kỹ năng của mình đấy.

Bạn hãy thử xem nhé.
----

GAC FORUM suu tam
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Bich Khoa,
Trả lời lần cuối từ
An Thuyen,
Trả lời
2
Lượt xem
896

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top