Huyền Trang
Thành Viên
- Điểm
- 0
Là giáo viên, thiết lập mối quan hệ cá nhân với học sinh là một phần quan trọng trong công việc. Nếu bạn không dành thời gian để thể hiện khía cạnh con người mình, bạn sẽ có nguy cơ mất kết nối với học sinh hoặc tệ hơn là học sinh cảm thấy sợ giáo viên. Bạn cần học sinh cảm thấy gần gũi, dễ tiếp cận và là một “con người” chứ không phải là giáo viên độc đoán nhạt nhẽo. Để làm điều này, bạn sẽ cần chứng minh với học sinh của mình rằng bạn là một con người thực sự có những điều riêng tư, cũng có những thói quen, sở thích bên ngoài lớp học.
Dưới đây là 5 lời khuyên khi chia sẻ những điều cá nhân với học sinh:
Bắt đầu đơn giản
Tùy theo độ tuổi của học sinh, bạn có thể nói với chúng những trải nghiệm của bạn. Ngay cả những học sinh lớn tuổi bạn vẫn nên chia sẻ những điều mà bạn có thể. Để làm cho quá trình chia sẻ này đơn giản và dễ dàng hơn, hãy bắt đầu với những bước đệm nhỏ trước khi thực hiện các chủ đề cá nhân hơn.
Chẳng hạn, khi một ngày nghỉ lễ sắp đến, hãy nói với học sinh về những gì bạn dự định làm. Thăm gia đình? Trở về quê? Hoặc, khi đến giờ kể chuyện, hãy chọn một cuốn sách mà bạn yêu thích khi còn nhỏ và kể cho học sinh nghe về lần đầu tiên bạn đọc nó.
Chia sẻ một chút về một vài sở thích cá nhân để học sinh hiểu rằng bạn có một cuộc sống bên ngoài lớp học mà không đào sâu vào bất cứ điều gì riêng tư. Cách làm này gửi đi một thông điệp rằng, bạn và học sinh của bạn có những điểm tương đồng và chúng ta cùng nhau chia sẻ những khoảnh khắc trong cuộc sống.
Hãy để ý đến phụ huynh học sinh
Khi viết email và các hình thức giao tiếp khác, hầu hết các chuyên gia đều được hướng dẫn giáo viên sử dụng thận trọng cách xưng hô, nội dung và thông điệp mà đoạn email gửi đi. Đây là một lời khuyên tốt mà bạn có thể áp dụng cho lớp học của mình. Một nguyên tắc quan trọng khi chia sẻ bất kì điều gì về cuộc sống cá nhân của bạn, bạn hãy giả định rằng mọi thứ bạn nói với học sinh sẽ được chúng kể lại cho cha mẹ chúng.
Trước khi nói với học sinh về dự định cuối tuần của mình, hãy dành một chút thời gian để hình dung học sinh chia sẻ thông tin này với cha mẹ của chúng. Nhìn bề ngoài, ”Tôi sẽ gặp một người bạn cũ ở quán bar ” có thể không nghe quá kinh khủng. Tuy nhiên, học sinh có thể dễ dàng “chế tác” câu chuyện của bạn theo một hướng khác rằng “Thầy A sẽ đi nhậu và uống rươu với bạn bè vào tối nay!’, Điều này chắc hẳn là không ổn rồi.
Chú ý đến sự “phù hợp” với độ tuổi học sinh
Như chúng ta đã thảo luận trong ví dụ trên, thật dễ dàng để nhận ra ngay cả những chia sẻ vô tình về cuộc sống cá nhân của bạn có thể ảnh hưởng không tốt đến như thế nào. Vì thế, điều quan trọng là luôn đề cập đến các vấn đề phù hợp với lứa tuổi của học sinh. Thay vì nói rằng bạn đang gặp một người bạn tại quán bar, hãy nói điều gì đó có dạng như: “Tôi sẽ đến trung tâm thành phố để gặp lại với một người bạn cũ”. Nếu bạn dự định xem bộ phim ma mới được công chiếu, hãy nói rằng bạn chưa quyết định xem bộ phim nào vào cuối tuần này.
Tránh những thứ thực sự ”cá nhân”
Đối với phần lớn của bài viết này, từ ”cá nhân” được hiểu là cuộc sống riêng tư của giáo viên và những thứ bên ngoài lớp học”. Như một cảnh báo rằng, bạn nên nhận thức được điều gì là “cá nhân” quá mức.
Trong khi bạn nên chia sẻ sở thích với các học sinh của mình, thì bạn rất không nên chia sẻ những khía cạnh liên quan đến những mối quan hệ cá nhân: Chuyện tình cảm, các mối quan hệ lãng mạn, vấn đề mâu thuẫn gia đình, tình hình tài chính,… Những điều không liên quan đến học sinh của bạn; Những điều này chỉ nên chia sẻ với bạn bè và gia đình gần nhất của bạn, nhưng chắc chắn không phải là học sinh.
Chú ý mối quan hệ với đồng nghiệp
Bạn là một giáo viên và cũng là một người bình thường. Bạn cũng có những buồn vui, giận hờn, yêu ghét. Nhưng lời khuyên dành cho bạn và cũng dành cho các giáo viên là hạn chế chia sẻ về những vấn đề liên quan đến cảm xúc và mối quan hệ với đồng nghiệp. Bạn không nên chia sẻ với học sinh rằng thầy hiệu trưởng A đang đối xử tệ với bạn, hay thầy hiệu phó B là người không công bằng và bạn ghét thầy ấy. Bạn cũng không nên nói với học sinh rằng, bạn không thích cô C vì cô ấy có chồng giàu có và ăn mặc quá lòe loẹt,… nhưng đáng tiếc, giáo viên chúng ta lại rất hay chia sẻ những điều không nên nói này với học sinh. Và hậu quả thì không nói bạn cũng đoán ra được. Vì vậy, hãy hết sức cẩn trọng và cân nhắc trước khi nói điều này với học sinh nhé.
Học sinh luôn tò mò về cuộc sống cá nhân của bạn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ chia sẻ tất cả những thông tin mà chúng muốn. Và có một cảnh báo, đôi khi học sinh hỏi những thông tin về cuộc sống cá nhân của bạn chỉ để câu giờ chứ không thực sự quan tâm đến bạn. Hãy nghĩ về những người đang đứng sau đứa trẻ: ban giám hiệu, phụ huynh, học sinh lớp khác,… hãy nghĩ về những điều không tích cực có thể xảy ra khi bạn chia sẻ những thông tin cá nhân. Tôi tin bạn sẽ có quyết định đúng đắn.
Nguồn ill Sands Táo Giáo Dục dịch
Dưới đây là 5 lời khuyên khi chia sẻ những điều cá nhân với học sinh:
Bắt đầu đơn giản
Tùy theo độ tuổi của học sinh, bạn có thể nói với chúng những trải nghiệm của bạn. Ngay cả những học sinh lớn tuổi bạn vẫn nên chia sẻ những điều mà bạn có thể. Để làm cho quá trình chia sẻ này đơn giản và dễ dàng hơn, hãy bắt đầu với những bước đệm nhỏ trước khi thực hiện các chủ đề cá nhân hơn.
Chẳng hạn, khi một ngày nghỉ lễ sắp đến, hãy nói với học sinh về những gì bạn dự định làm. Thăm gia đình? Trở về quê? Hoặc, khi đến giờ kể chuyện, hãy chọn một cuốn sách mà bạn yêu thích khi còn nhỏ và kể cho học sinh nghe về lần đầu tiên bạn đọc nó.
Chia sẻ một chút về một vài sở thích cá nhân để học sinh hiểu rằng bạn có một cuộc sống bên ngoài lớp học mà không đào sâu vào bất cứ điều gì riêng tư. Cách làm này gửi đi một thông điệp rằng, bạn và học sinh của bạn có những điểm tương đồng và chúng ta cùng nhau chia sẻ những khoảnh khắc trong cuộc sống.
Hãy để ý đến phụ huynh học sinh
Khi viết email và các hình thức giao tiếp khác, hầu hết các chuyên gia đều được hướng dẫn giáo viên sử dụng thận trọng cách xưng hô, nội dung và thông điệp mà đoạn email gửi đi. Đây là một lời khuyên tốt mà bạn có thể áp dụng cho lớp học của mình. Một nguyên tắc quan trọng khi chia sẻ bất kì điều gì về cuộc sống cá nhân của bạn, bạn hãy giả định rằng mọi thứ bạn nói với học sinh sẽ được chúng kể lại cho cha mẹ chúng.
Trước khi nói với học sinh về dự định cuối tuần của mình, hãy dành một chút thời gian để hình dung học sinh chia sẻ thông tin này với cha mẹ của chúng. Nhìn bề ngoài, ”Tôi sẽ gặp một người bạn cũ ở quán bar ” có thể không nghe quá kinh khủng. Tuy nhiên, học sinh có thể dễ dàng “chế tác” câu chuyện của bạn theo một hướng khác rằng “Thầy A sẽ đi nhậu và uống rươu với bạn bè vào tối nay!’, Điều này chắc hẳn là không ổn rồi.
Chú ý đến sự “phù hợp” với độ tuổi học sinh
Như chúng ta đã thảo luận trong ví dụ trên, thật dễ dàng để nhận ra ngay cả những chia sẻ vô tình về cuộc sống cá nhân của bạn có thể ảnh hưởng không tốt đến như thế nào. Vì thế, điều quan trọng là luôn đề cập đến các vấn đề phù hợp với lứa tuổi của học sinh. Thay vì nói rằng bạn đang gặp một người bạn tại quán bar, hãy nói điều gì đó có dạng như: “Tôi sẽ đến trung tâm thành phố để gặp lại với một người bạn cũ”. Nếu bạn dự định xem bộ phim ma mới được công chiếu, hãy nói rằng bạn chưa quyết định xem bộ phim nào vào cuối tuần này.
Tránh những thứ thực sự ”cá nhân”
Đối với phần lớn của bài viết này, từ ”cá nhân” được hiểu là cuộc sống riêng tư của giáo viên và những thứ bên ngoài lớp học”. Như một cảnh báo rằng, bạn nên nhận thức được điều gì là “cá nhân” quá mức.
Trong khi bạn nên chia sẻ sở thích với các học sinh của mình, thì bạn rất không nên chia sẻ những khía cạnh liên quan đến những mối quan hệ cá nhân: Chuyện tình cảm, các mối quan hệ lãng mạn, vấn đề mâu thuẫn gia đình, tình hình tài chính,… Những điều không liên quan đến học sinh của bạn; Những điều này chỉ nên chia sẻ với bạn bè và gia đình gần nhất của bạn, nhưng chắc chắn không phải là học sinh.
Chú ý mối quan hệ với đồng nghiệp
Bạn là một giáo viên và cũng là một người bình thường. Bạn cũng có những buồn vui, giận hờn, yêu ghét. Nhưng lời khuyên dành cho bạn và cũng dành cho các giáo viên là hạn chế chia sẻ về những vấn đề liên quan đến cảm xúc và mối quan hệ với đồng nghiệp. Bạn không nên chia sẻ với học sinh rằng thầy hiệu trưởng A đang đối xử tệ với bạn, hay thầy hiệu phó B là người không công bằng và bạn ghét thầy ấy. Bạn cũng không nên nói với học sinh rằng, bạn không thích cô C vì cô ấy có chồng giàu có và ăn mặc quá lòe loẹt,… nhưng đáng tiếc, giáo viên chúng ta lại rất hay chia sẻ những điều không nên nói này với học sinh. Và hậu quả thì không nói bạn cũng đoán ra được. Vì vậy, hãy hết sức cẩn trọng và cân nhắc trước khi nói điều này với học sinh nhé.
Học sinh luôn tò mò về cuộc sống cá nhân của bạn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ chia sẻ tất cả những thông tin mà chúng muốn. Và có một cảnh báo, đôi khi học sinh hỏi những thông tin về cuộc sống cá nhân của bạn chỉ để câu giờ chứ không thực sự quan tâm đến bạn. Hãy nghĩ về những người đang đứng sau đứa trẻ: ban giám hiệu, phụ huynh, học sinh lớp khác,… hãy nghĩ về những điều không tích cực có thể xảy ra khi bạn chia sẻ những thông tin cá nhân. Tôi tin bạn sẽ có quyết định đúng đắn.
Nguồn ill Sands Táo Giáo Dục dịch
Sửa lần cuối: