5 phương pháp dạy trẻ nhanh biết đọc – biết viết trước khi vào lớp 1

Lê Hoàng Tuấn

Cộng tác viên
Xu
0
giáo viên tiểu học, đồng thời còn là một bà mẹ trẻ, dạy con đọc chữ luôn là một trong những niềm đam mê lớn nhất của tôi. Khi Jun – con trai đầu của tôi bước sang tuổi thứ 3, tôi đã bắt đầu dạy con những chữ cái cơ bản đầu tiên. Đến nay, khi chỉ còn một mùa hè nữa là vào lớp 1, con đã có thể đọc vanh vách những quyển sách văn học dài tập. Đương nhiên, tôi không khuyến khích các bà mẹ dạy ép trẻ trước tuổi lên 6 – lứa tuổi đã được các nhà khoa học khẳng định là phù hợp cho trẻ học chữ. Tuy nhiên, có con biết đọc, biết viết sớm vẫn luôn là niềm tự hào của những ông bố bà mẹ Việt.

GIÁO ÁN CHUẨN - để trẻ nhan biết đọc biết viết.png

Cần liên tục tạo ra các tình huống để bé được quan sát “thế giới chữ”. Ảnh sưu tầm​

Tôi xin chia sẻ với các mẹ phương pháp dạy con học chữ của bản thân mình. Phương pháp này hoàn toàn có thể áp dụng cho trẻ ở mọi lứa tuổi. Chỉ xin các mẹ một lưu ý: Hãy bắt đầu khi thấy con đã sẵn sàng.

1. Tập cho bé làm quen với mặt chữ

Ngay từ khi còn học mẫu giáo, trẻ đã được làm quen với các mặt chữ nhờ sự hướng dẫn của thầy cô. Tuy nhiên, trẻ nhỏ ở lứa tuổi này vẫn còn hiếu động, tự do, chưa ý thức được việc học tập nên rất hay quên. Vì thế, bố mẹ cần liên tục tạo ra các tình huống để bé được quan sát “thế giới chữ”, chẳng hạn như: cho bé nhìn thấy các bảng chữ có màu sắc sặc sỡ, nhìn người lớn đọc sách báo, cho trẻ chơi các đồ chơi có hình chữ,…

Ngoài ra, để bé cảm thấy tò mò, muốn làm quen với chữ sớm thì bố mẹ cần tạo ra sự khơi gợi, hứng thú cho con bằng việc chỉ ra các lợi ích của việc học tập, biết đọc chữ sớm như: “Con mà biết chữ thì thật là thú vị. Ba/mẹ có thể viết cho con lời nhắn, con có thể đọc truyện…”, “Con làm được một đồ chơi đẹp, vẽ được một bức tranh đẹp, làm thế nào để ba mẹ biết là của con? Con hãy học để biết cách viết tên mình nhé!”, “Và đây là căn nhà đầy đồ chơi. Chìa khoá để mở có ghi một chữ, ai biết đọc sẽ mở được ngay.”, “Còn đây là một vương quốc thật diệu kì dành cho những người biết đọc, biết viết…”.

2. Kiên trì luyện tập đánh vần cùng con

Cha mẹ hãy thường xuyên luyện tập cùng con mỗi khi có thời gian và tuyệt đối không được nổi nóng mỗi khi con quên, đọc sai mặt chữ. Bởi như vậy sẽ chỉ khiến con thêm sợ hãi, rối trí và nhanh sai hơn. Cha mẹ hãy động viên, tin tưởng “Con cố nhớ sẽ được, con nhớ rồi đấy, viết thêm nhé”,… đặc biệt giúp các em có điểm tựa để nhớ âm (“nh – nhà” ; “th – thỏ”, “gh – ghế”),… nghĩa là cứ đánh vần “nh” là các em nhớ đến chữ “nh” trong tiếng “nhà”. Cứ kiên trì như thế, các em sẽ ghi nhớ tốt hơn.

Đối với những trẻ hay quên, chậm nhớ mặt chữ bố mẹ chỉ nên cho con đọc 3 đến 5 từ một lượt, đọc đi đọc lại, thay đổi vị trí để con ghi nhớ kĩ. Để con nhớ tốt hơn, có thể cho đọc xong thì nhớ viết ngay các từ ấy rồi lại tiếp tục luyện với những từ khác (chú ý giải nghĩa từ, phân biệt chính tả nếu cần thiết).

3. Đóng vai là một người không biết gì

Việc tạo niềm vui, hứng thú trong việc học là rất quan trọng. Khi học vui thì các con sẽ không cảm thấy áp lực và thích tham gia vào hoạt động học tập. Có một số mẹo nhỏ để bố mẹ có thể tham khảo giúp con hứng thú hơn trong quá trình học như:

Với những dạng bài đã quen thuộc, dạng bài dễ, bố mẹ đừng chăm chăm vào dạy ngay và bắt trẻ phải nhớ, mà hãy:

– “ Bạn Thỏ không biết đọc tiếng này, từ này, các con giúp bạn ấy được không?” Thế là các con sẽ tập trung ngay vào việc đánh vần, đọc từ, đọc câu, đọc bài,… một cách hứng thú, cứ như là mình vừa làm được một việc tốt vậy!

– “Các con cứu trợ ba/mẹ với, từ này khó quá, không đọc được.” Thế là các bạn ấy lại được vui vẻ đóng vai một người hùng.

4. Tạo hứng thú thông qua các trò chơi, hoạt động

Với học sinh lớp 1, nếu gò ép bắt trẻ vào khuôn khổ thì trẻ không thích học. Ba mẹ không nên đặt ra các chỉ tiêu, mức độ mà hãy tạo cho bé sự vui vẻ, thoải mái và thích thú trong việc học.

Mỗi lần, ba mẹ có thể chỉ cần dạy cho bé trong vài phút, thậm chí là vài giây, và nên kết thúc “việc học” trước khi bé thấy chán. Làm như vậy bé mới giữ được hứng thú học lâu dài, sẽ chủ động yêu cầu bố mẹ dạy chữ, không cần người lớn ép học.

Mục đích giảng dạy quan trọng nhất của ba mẹ là xây dựng sự hứng thú và lòng ham học hỏi của bé. Không nên áp đặt bé học hay nóng lòng muốn bé phải biết chữ ngay, như vậy sẽ tạo áo lực cho các bé và khiến các bé cảm thấy sợ học.

5. Học chữ gắn liền với cuộc sống

Cách để bé học nhanh nhất và ghi nhớ lâu nhất là học nói trong cuộc sống, qua những tình huống cụ thể.

Khi con học về các từ xưng hô thông dụng khi giao tiếp ở nhà và ở trường, hay khi con học về một số nghi thức giao tiếp thông dụng ở nhà và ở trường như chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, xin phép,… thì ba mẹ giúp con thực hành luôn tại nhà.

Chẳng hạn như đố con về mối quan hệ giữa họ hàng trong gia đình, tạo ra các tình huống gặp người lớn thì cần chào hỏi như nào, con được ba mẹ giúp cho việc gì thì nên cảm ơn ra sao, con làm sai thì cần xin lỗi như nào.
 

GAC

Vì bài giảng hay!
Xu
0
Học cùng con là một chiến lược dạy luôn hiệu quả từ trước tới nay. Con cái giờ bị hấp thu nhiều trò chơi, thông tin nên chúng mất tập trung, bậc cha mẹ, giáo viên như chúng ta cần cải thiện điểm này.
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top