giáo án Bài 31 Thụ tinh, kết hạt và tạo quả - sinh học 6

Huyền Trang

Thành Viên
Xu
0
Giáo án sinh học 6 soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực

Bài 31: THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức


+ Kiến thức trọng tâm: Học sinh phân biệt được thụ phần và thụ tinh, tìm được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh.

- Nhận biết được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hứu tính

- Xác định được sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi được thụ tinh.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh tổng hợp.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên.

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của GV : Tranh H 31.1 Sgk. Bảng phụ

2. Chuẩn bị của HS : Ôn lại kiến thức bài : Cấu tạo và chức năng của hoa, khái niệm về thụ phấn.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Kiểm tra bài cũ


1/ Đặc diểm của hoa thụ phấn nhờ gió là:

Tràng hoa có cấu tạo phức tạp.

Đầu nhuỵ có lông dính

Hạt phấn ướt.

Có hương thơm.2/ So sánh sự khác nhau giữa hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ .

2.Bài học

A. Khởi động (4’)

- Mục tiêu
: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B1
:GV: Chiếu hình động có quá trình thụ phấn, sự thay đổi của hạt phấn, sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái

B2:GV hỏi: Sau quá trình thụ phấn có hiện tượng gì xảy ra không?

HS: trả lời

B3:GV chuẩn KT, dẫn dắt vào bài học

B. Hình thành kiến thức (31’)

- Mục tiêu:
Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Tiếp theo thụ phấn là hiện tượng thụ tinh để hình thành quả và hạt. Vậy thụ tinh là gì? hiện tượng thụ tinh xảy ra như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu.

Hoạt động 1: Sự thụ tinh.

Mục tiêu:
Nhận biết được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hứu tính

Hoạt động của GVHoạt động của HS
B1:GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK kết hợp quan sát hình 31.1.
B2:GV treo tranh H31.1 SGK
? Mô tả hiện tượng nảy mầm của hạt bằng cách chỉ trên tranh.
B3:GV thuyết trình về sự nảy mầm của hạt phấn : Hạt phấn hút chất nhầy trương lên nảy mầm thành ống phấn, TB sinh dục đực chuyển đến đầu ống phấn, ống phấn xuyên qua đầu nhuỵ, vòi nhuỵ vào trong bầu nhuỵ để tiếp xúc với noãn.
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 và thảo luận nhóm bàn trả lời câu hỏi sau:
? Sự thụ tinh xảy ra ở phần nào của hoa
? Sự thụ tinh là gì? tại sao nói sự thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính.
B4:GV giúp HS chuẩn kiến thức, chú ý nhấn mạnh để HS nắm được khái niệm sinh sản hữu tính.
1/ Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn :
- HS nghiên cứu thông tin SGK và hình SGK mô tả được hiện tượng thụ tinh.
-Yêu cầu : chỉ được trên tranh quá trình nảy mầm của hạt phấn và đường đi của ống phấn.
- Đại diện HS lên bảng trình bày, HS dưới lớp theo dõi nhận xét bổ sung.

- HS ghi nhớ kiến thức.

.
2/ Thụ tinh.
- HS nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời:
- Yêu cầu:
Sự thụ tinh xảy ra ở noãn.
Thụ tinh là sự kết hợp TBSD cái và TBSD đực tạo thành hợp tử.
Dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính là sự kết hợp giữa TBSD đực với TBSD cái.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
Tiểu kết:

Thụ tinh là quá trình kết hợp TBSD cái và TBSD đực tạo thành hợp tử.

Hoạt động 2: Kết hạt và tạo quả.

Mục tiêu:
Xác định được sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi được thụ tinh.

Hoạt động của GVHoạt động của HS
B1:GV: yêu cầu HS đọc thông tin mục 3 để trả lời câu hỏi lệnh tam giác.




? Các bộ phận khác của hoa biến đổi như thế nào ?
B2:GV tổng kết ý kiến của HS , yêu cầu rút ra kết luận.
- HS tự thu thập thông tin bằng cách đọc mục 3, tự tìm câu trả lời.
- Yêu cầu nêu được:
- Hạt do hợp tử phát triển thành phôi chứa trong noãn phát triển thành.
- Noãn sau khi được thụ tinh thành hạt và vỏ hạt.
- Quả do bầu nhuỵ phát triển thành, quả có chức năng che chở và bảo vệ hạt.
- Đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Tiểu kết:

- Sau khi thụ tinh:

+ Hợp tử phát triển thành phôi.

+ Noãn phát triển thành hạt chứa phôi.

+ Bầu phát triển thành quả chứa hạt.

+ Các bộ phận khác của hoa héo và rụng đi.(ở một số ít quả còn lại một số bộ phận của hao như lá đài, vòi nhuỵ)

3. Củng cố

- Mục tiêu:
Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

- GV củng cố nội dung bài.

- GV đưa bài tập: Chọn đáp án đúng.

1/ Hiên tượng xảy ra ở sự thụ tinh là:A. Hạt phấn nảy mầm.

B. Tinh trùng kết hợp với trứng.

C. Sự hình thành tinh trùng.

D. Sự tạo trứng.2/ Phôi phát triển từ: A. Tinh trùng. B. Trứng. C. Hợp tử. - Phân biệt hình thức giâm cành, chiết cành, ghép cây, nhân giống vô tính trong ống nghiệm.

4. Vận dụng và tìm tòi mở rộng (2’)

- Mục tiêu
:

+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

-GV cho HS ghép hoa và ghép nhị, nhuỵ.

a. Ghép hoa:

- Gọi HS lên chọn các bộ phận của hoa rồi gắn vào tấm bìa ghép thành một bông hoa hoàn chỉnh gồm cuống, đài, tràng, bầu, nhị, nhuỵ.

b. Ghép nhị, nhuỵ

- GV treo tranh câm nhị nhuỵ như hình 28.2 và 28.3.

- Yêu cầu HS chọn các mẩu giấy có chữ để gắn vào cho phù hợp.

5. Hướng dẫn học bài ở nhà

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Chuẩn bị một số quả như sgk.

* Rút kinh nghiệm bài học:
 

Đính kèm

  • Bài 31 THỤ TINH.docx
    19.1 KB · Lượt xem: 1

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top