Huyền Trang
Thành Viên
- Điểm
- 0
Giáo án sinh học 6 soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực
Bài 52: ĐỊA Y
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Nêu được cấu tạo và vai trò của địa y: Thành phần cấu tạo, chức năng ctừng thành phần.
- Nhận biết được địa y trong tự nhiên qua đặc điểm về hình dạng, màu sắc và nơi mọc.
- Vai trò của đại y: đối với thiên nhiên, với con người, với thực vật và động vật.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của GV: - Mẫu: một số địa y
- Tranh: hình dạng và cấu tạo cấu địa y.
2. Chuẩn bị của HS : - Sưu tầm một số mẫu địa y.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu1. Điền những từ thích hợp vào chỗ dấu…….
- Nấm là những cơ thể……..(kí sinh hoặc ………….). Ngoài thức ăn là…………….có sẵn, nấm cần……….và…………..thích hợp để phát triển.
- Câu 2. Nấm hoại sinh có vai trò như thế nào trong tự nhiên.
2. Bài học.
A. Khởi động (5’)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Mở bài: Nếu để ý nhìn trên thân các cây gỗ ta thấy cóp những mảng vảy màu xanh xám bám chặt vào vỏ cây. Đó chính là địa y. Vậy địa y là gì?
Ta cùng tìm hiểu qua bài:
B. Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Quan sát hình dạng, cấu tạo.
Mục tiêu: Nêu được cấu tạo và vai trò của địa y: Thành phần cấu tạo, chức năng ctừng thành phần
Tiểu kết:
+ Cấu tạo: - Địa y có hình vảy hoặc hình cành.
- Cấu tạo của địa y gồm những sợi nấm xen lẫn nhau các tế bào tảo.
+ Nấm cung cấp muối khoáng cho tảo.
- Tảo quang hợp tạo chất hữu cơ và nuôi sống 2 bên.
+ Cộng sinh: là hình thức sống chung giữa 2 cơ thể sinh vật ( cả 2 bên đều có lợi).
Hoạt động 2: Vai trò của địa y.
Mục tiêu: Nhận biết được địa y trong tự nhiên qua đặc điểm về hình dạng, màu sắc và nơi mọc.
Tiểu kết: - Địa y Biến đổi đá thành đất, dọn đường cho thực vật đến sau.
3. Củng cố:
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Cho HS trả lời câu hỏi SGK
1. Cho biết hình dạng ,cấu tạo, đời sống của địa y.
2.Vai trò của địa y.
4. Vận dụng, mở rộng.
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
? Nói địa y đống vai trò tiên phong mở đường nghĩa là gì?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở luyện tập.
- Ôn lại toàn bộ chương trình học kì II từ Bài :Thụ phấn đến bài Địa Y
Bài 52: ĐỊA Y
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Nêu được cấu tạo và vai trò của địa y: Thành phần cấu tạo, chức năng ctừng thành phần.
- Nhận biết được địa y trong tự nhiên qua đặc điểm về hình dạng, màu sắc và nơi mọc.
- Vai trò của đại y: đối với thiên nhiên, với con người, với thực vật và động vật.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của GV: - Mẫu: một số địa y
- Tranh: hình dạng và cấu tạo cấu địa y.
2. Chuẩn bị của HS : - Sưu tầm một số mẫu địa y.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu1. Điền những từ thích hợp vào chỗ dấu…….
- Nấm là những cơ thể……..(kí sinh hoặc ………….). Ngoài thức ăn là…………….có sẵn, nấm cần……….và…………..thích hợp để phát triển.
- Câu 2. Nấm hoại sinh có vai trò như thế nào trong tự nhiên.
2. Bài học.
A. Khởi động (5’)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Mở bài: Nếu để ý nhìn trên thân các cây gỗ ta thấy cóp những mảng vảy màu xanh xám bám chặt vào vỏ cây. Đó chính là địa y. Vậy địa y là gì?
Ta cùng tìm hiểu qua bài:
B. Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Quan sát hình dạng, cấu tạo.
Mục tiêu: Nêu được cấu tạo và vai trò của địa y: Thành phần cấu tạo, chức năng ctừng thành phần
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV cho HS quan sát mẫu + tranh H 52.1, 52.2 SGK trả lời câu hỏi + Mẫu địa y em lấy ở đâu. + Nhận xét hình dạng ngoài của địa y + Nhận xét về thàh phần cấu tạo của địa y? B2: GV cho HS trao đổi toàn lớp. B3: GV chỉnh lý, bổ sung, chốt kiến thức. B4: GV cho HS đọc thông tin /171 trả lời câu hỏi: + Vai trò của nấm và tảo trong đời sống của địa y. + Thế nào là hình thức sống cộng sinh. - GV chốt kiến thức | - Hoạt động nhóm + Quan sát mẫu địa y mang đi đối chiếu H 52.1trả lời câu hỏi 1,2.Nêu được: - Nơi sống - Thuộc dạng địa y nào mô tả hình dạng. - Quan sát H 52.1 nhận xét về cấu tạo, yêu cầu nêu được: cấu tạo gồm tảo và nấm. - HS tự thu thập thông tin trả lời câu hỏi. Nêu được: + Nấm cung cấp muối khoáng cho tảo. + Tảo quang hợp chế tạo chất hữu cơ nuôi sống 2 bên. - Khái niệm cộng sinh. - 1-2 HS trả lời, lớp bổ sung. |
+ Cấu tạo: - Địa y có hình vảy hoặc hình cành.
- Cấu tạo của địa y gồm những sợi nấm xen lẫn nhau các tế bào tảo.
+ Nấm cung cấp muối khoáng cho tảo.
- Tảo quang hợp tạo chất hữu cơ và nuôi sống 2 bên.
+ Cộng sinh: là hình thức sống chung giữa 2 cơ thể sinh vật ( cả 2 bên đều có lợi).
Hoạt động 2: Vai trò của địa y.
Mục tiêu: Nhận biết được địa y trong tự nhiên qua đặc điểm về hình dạng, màu sắc và nơi mọc.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2, trả lời câu hỏi: + Địa y có vai trò gì trong tự nhiên? B2: GV đưa thêm một số ví dụ : B3: GV tổng kết vai trò của địa y. | - HS đọc thông tin, nêu được: + Tạo thành đất. + Là thức ăn của hươu Bắc Cực + Là nguồn nguyên liệu chế tạo nước hoa, phẩm nhuộm - 1-2 HS phát biểu, lớp bổ sung - Địa y sống được ở những nơi khô cằn nhất, biến đổi đá thành đất tạo lớp mùn dọn đường cho các thực vật đến sau. |
3. Củng cố:
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Cho HS trả lời câu hỏi SGK
1. Cho biết hình dạng ,cấu tạo, đời sống của địa y.
2.Vai trò của địa y.
4. Vận dụng, mở rộng.
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
? Nói địa y đống vai trò tiên phong mở đường nghĩa là gì?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở luyện tập.
- Ôn lại toàn bộ chương trình học kì II từ Bài :Thụ phấn đến bài Địa Y