Tiết 7:
BÀI TẬP (Tiết 1)
BÀI TẬP (Tiết 1)
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
Ôn lại các kiến thức đã học: CSDL, sự cần thiết phải có CSDL lưu trên máy tính, hệ QTCSDL? hệ CSDL? mối tương tác giữa các thành phần của hệ CSDL.
2. Kĩ năng:
Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận.
II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của GV:
- Máy vi tính và máy chiếu Projector dùng để giới thiệu các hình vẽ.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Danh sách liệt kê các thao tác xây dựng CSDL.
2. Chuẩn bị của HS:
- Sách giáo khoa, vở ghi, kiến thức đã học.
III - HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức
Lớp | Ngày dạy | Sĩ số | Họ tên học sinh vắng | Ghi chú |
3. Bài mới
Hoạt động 1. Trả lời câu hỏi 1, SGK trang 16.
a) Nội dung:
- Nêu một ứng dụng CSDL của một tổ chức trên địa bàn mà em biết ?
b) Một số điểm lưu ý:
- Nếu HS chỉ nêu tên tổ chức GV nên gợi ý để HS có câu trả lời hoàn chỉnh hơn: CSDL có thông tin gì ? Phục vụ cho những đối tượng nào ?
- Nếu HS không thể tìm được ví dụ, có thể nêu ví dụ cho HS và yêu cầu HS trả lời hai câu hỏi trên. Chẳng hạn, CSDL bán vé tàu hoả: Chứa thông tin gì ? Phục vụ quản lí những đối tượng nào ?
- Nếu còn thời gian, HS trả lời tốt, có thể nêu thêm những câu hỏi khác, chẳng hạn: Thông tin về vé tàu là những thông tin gì ? Cần quản lí tên hành khách hay không ?...
Hoạt động 2. Trả lời câu hỏi 2, SGK trang 16.
a) Nội dung:
- Hãy phân biệt CSDL và hệ quản trị CSDL ?
b) Một số điểm lưu ý:
- Tránh để HS do trực quan hình 3 SGK/9 mà dẫn đến hiểu nhầm hệ quản trị CSDL bao gồm cả CSDL.
- Câu trả lời của HS phải rõ hai ý:
+ CSDL là tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau được lưu trữ trên thiết bị nhớ của máy tính.
+ Hệ quản trị CSDL là các chương trình phục vụ tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL.
- Học sinh phải biết được CSDL và hệ quản trị CSDL là hai phần của một hệ CSDL.
Hoạt động 3. Trả lời câu hỏi 4, SGK trang 16.
a) Nội dung:
- Hãy nêu ví dụ minh hoạ cho một số yêu cầu cơ bản đối với hệ CSDL ?
b) Một số điểm lưu ý:
- Trước hết giúp HS nhớ lại các yêu cầu cơ bản.
- Gợi ý để HS lấy được các ví dụ ngoài SGK.
- Các ví dụ nêu ra không nhất thiết phải đảm bảo tất cả các yêu cầu. Có thể đưa ra nhiều ví dụ để giải thích cho các yêu cầu khác nhau của hệ CSDL.
Chẳng hạn:
+ CSDL phải có tính bảo mật: trong hệ thống ngân hàng, không thể cho phép bất cứ ai cũng được truy cập sửa tài khoản của khách hàng.
+ CSDL phải có tính nhất quán: nếu tại một thời điểm, có hai khách hàng cùng đặt mua một vé tàu duy nhất còn lại ở hai địa điểm bán vé khác nhau. Hệ thống phải có cơ chế không để xảy ra tình huống đó.
Hoạt động 4. Một số câu hỏi.
Câu 1: Hãy chọn câu mô tả sự tương tác giữa các thành phần trong một hệ CSDL: cho biết: con người -> 1, CSDL -> 2, Hệ QTCSDL -> 3, PMƯD -> 4.
a. 2->1->3->4 b. 1->3->4->2
c. 1->3->2->4 d. 1->4->3->2
Câu 2. Tại sao mối quan hệ giữa hệ QTCSDL và CSDL phải là mối quan hệ hai chiều?
4. Củng cố
Nhắc lại một số sai sót của học sinh và đính chính nội dung
5. Hướng dẫn về nhà
Ôn lại chương I, tiết sau tiếp tục chữa bài tập
Tiết 8:
BÀI TẬP (Tiết 2)
BÀI TẬP (Tiết 2)
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
Ôn lại các kiến thức đã học: CSDL, sự cần thiết phải có CSDL lưu trên máy tính, hệ QTCSDL? hệ CSDL? mối tương tác giữa các thành phần của hệ CSDL.
2. Kĩ năng:
Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận.
II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của GV:
- Máy vi tính và máy chiếu Projector dùng để giới thiệu các hình vẽ.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Danh sách liệt kê các thao tác xây dựng CSDL.
2. Chuẩn bị của HS:
- Sách giáo khoa, vở ghi, kiến thức đã học.
III - HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức
Lớp | Ngày dạy | Sĩ số | Họ tên học sinh vắng | Ghi chú |
3. Bài mới
Hoạt động 1. Trả lời câu hỏi 1, SGK trang 20.
a) Nội dung:
- Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu trong một hệ CSDL cho phép ta làm những gì ?
b) Một số điểm lưu ý:
- Nên gợi ý để HS nhớ lại việc định nghĩa kiểu dữ liệu có cấu trúc trong chương trình Tin học lớp 11.
- Gợi ý để HS trả lời được 2 ý:
+ Khai báo cấu trúc bảng và kiểu dữ liệu của các trường.
+ Khai báo các ràng buộc trên dữ liệu.
Hoạt động 2. Trả lời câu hỏi 2, SGK trang 20.
a) Nội dung:
- Nêu các loại thao tác dữ liệu và cho ví dụ minh hoạ ?
b) Một số điểm lưu ý:
- Gợi ý để HS phân nhóm được:
+ Thao tác với cấu trúc dữ liệu (do ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu đảm nhận).
+ Thao tác với nội dung dữ liệu (do ngôn ngữ thao tác dữ liệu đảm nhận).
- Nên gợi ý để HS chọn nhiều ví dụ ngoài SGK.
Hoạt động 3. Trả lời câu hỏi 3, SGK trang 20.
a) Nội dung:
- Vì sao hệ quản trị CSDL phải có khả năng kiểm soát và điều khiển các truy cập đến CSDL ? Hãy lấy ví dụ để minh hoạ ?
b) Một số điểm lưu ý:
- Gợi ý để HS nêu được 2 ý:
+ Phải kiểm soát được các truy cập để đảm bảo an ninh của hệ thống.
+ Phải điều khiển được việc truy cập để đảm bảo tính nhất quán khi thao tác cập nhật.
- Nên gợi ý để HS chọn nhiều ví dụ ngoài SGK.
Hoạt động 4. Trả lời câu hỏi 4, SGK trang 20.
a) Nội dung:
- Khi làm việc với các hệ CSDL em muốn giữ vai trò gì ? Vì sao ?
b) Một số điểm lưu ý:
- Giúp HS nhớ lại ba vai trò của con người khi làm việc với CSDL.
- HS chọn vai trò nào cũng được xem là đúng nhưng cần phải yêu cầu HS giải thích được lí do cho sự lựa chọn của mình.
Hoạt động 5. Trả lời câu hỏi 5, SGK trang 20.
a) Nội dung:
- Trong các chức năng của hệ quản trị CSDL, theo em chức năng nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?
b) Một số điểm lưu ý:
- Phải tổ chức để HS tranh luận, GV không vội đưa ra chính kiến của bản thân. Thực ra, mỗi chức năng của hệ quản trị CSDL có một vai trò quan trọng khác nhau. Mục đích của câu hỏi không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra chức năng quan trọng nhất mà thông qua tranh luận để giúp HS hiểu thêm các chức năng của hệ quản trị CSDL. Cũng có thể chưa cần khẳng định chức năng nào là quan trọng nhất mà để cho HS tiếp tục tranh luận.
4. Củng cố
Nhắc lại một số khái niệm
5. Hướng dẫn về nhà
Xem trước bài 3: Giới thiệu Microsoft Access.