Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 9. Tiết 45. Văn bản:
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

( Phạm Tiến Duật )

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:


Cảm nhận được vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm của người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ và sự độc đáo của hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu trong bài thơ “Tiểu đội xe không kính”.

Nắm được đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ : chi tiết và hình ảnh tự nhiên bình dị mà cô đọng, giàu sức biểu cảm.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ.

3. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu quê hương, đất nước,lòng tự hào về truyền thống anh hùng cách mạng, trân trọng những người lính lái xevowis những vẻ đẹp đáng quí đó.

4. Định hướng phát triển năng lực HS: Đọc diễn cảm, giao tiếp, cảm thụ văn học, tư duy, hợp tác....

II. CHUẨN BỊ

1.GV
: Bài soạn, SGK, SGV, tư liệu về văn bản.

2. HS: Soạn bài theo cõu hỏi SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Ổn định tổ chức.


Lớp Ngày dạy Sĩ số Vắng mặt – Lí do Điều chỉnh
9A1
9A2
9A3
2. Kiểm tra kiến thức cũ: 5’

-
Đọc thuộc lòng bài thơ “Đồng chí”

- Suy nghĩ về 3 câu cuối của bài thơ?

3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động. Thời gian: 1 phút
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta, có biết bao những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho độc lập tự do của tổ quốc> Hình ảnh những đoàn xe ra trận trên tuyến đường Trường Sơn...Lắng nghe
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. Thời gian: 30 phút.
H: Hãy thuyết minh về tác giả Phạm Tiến Duật ?

- Phạm Tiến Duật (1941-2008)
- Quê : Thanh Ba – Phú Thọ
- Nhà thơ - chiến sĩ tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ.
- Giọng điệu thơ sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch.


- Giới thiệu về tác giả.

- Nghe, hiểu
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả.

- Phạm Tiến Duật (1941-2007)
- Quê : Thanh Ba – Phú Thọ
- Là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.
-Tập trung viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Giọng điệu thơ sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch.
H: Nêu hoàn cảnh sáng tác?
-> Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh chống Mĩ.
Trả lời2. Tác phẩm.
-Bài thơ được viết vào năm 1969, in trong tập “Vằng trăng quầng lửa”
- Ngoài các từ khó đã được chú thích, còn có từ nào em chưa hiểu nghĩa?(GV giải thích)
H: Bài thơ được viết theo thể thơ nào ?
Thơ tự do.
- Phát hiện.
- HS khác giải thích

Thể thơ: Tự do
H: Nhan đề bài thơ có gì khác lạ ?
-> Bài thơ có nhan đề khá dài, tưởng có chỗ thừa -> nhưng thu hút người đọc : Nó làm nổi bật h/ả của toàn bài : Những chiếc xe không kính. Qua từ “bài thơ” -> chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ.
Phát hiện
- Giải thích
II. Đọc hiểu văn bản
1. Nhan đề bài thơ



Thể hiện chất thơ vút lên từ trong cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh.
H: Tác giả đưa vào bài thơ những hình ảnh độc đáo nào?
Hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lỏi xe Trường Sơn.
- Phát hiện2. Hình ảnh những chiếc xe không kính.
H: H/ả những chiếc xe không kính được miêu tả cụ thể trong bài thơ ntn?
Không có kính không phải vì xe không có kính.
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.
- Phát hiện.
H: Nguyên nhân nào khiến xe không có kính?
-> Vì bom đạn của chiến tranh.
? Hiện thực nào của cuộc chiến tranh được thể hiện?
Chiến tranh khốc liệt.
H: Trải qua chiến tranh những chiếc xe ấy còn bị biến dạng như thế nào ?
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có
xước.
=> Liên tiếp một loạt các từ phủ định -> diễn tả sự độc đáo chân thực những chiếc xe trên đường ra trận.
-Hoạt động cá nhân phát hiện, trả lời
- Hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường.

- Phản ánh hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ.
.




H: Nhận xét gì về những từ ngữ
được tác giả sử dụng trong những câu thơ trên?Tác dụng?

- Dùng động từ mạnh, tả thực, thực đến trần trụi, gần gũi với văn xuôi, giọng thản nhiên pha chút ngang tàng -> Khơi dậy không khí dữ dội của chiến tranh.
Thảo luận nhúm, trả lời- Nghệ thuật:
+ Động từ mạnh.
+ Giọng văn tả thực, gần gũi với văn xuôi pha chút ngang tàng.
H: Vì sao h/ả hiện thực vào bài thơ lại độc đáo như vậy ? Ý/nghĩa của h/ả thơ đó ?
* GV bình
H/ả những chiếc xe không kính vốn không hiếm trong chiến tranh, nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch như PTD mới nhận ra được và đưa nó vào thành hình tượng thơ độc đáo của chiến tranh chống Mĩ ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn đầy bom đạn.
- Thảo luận.
- Nghe, hiểu.




Hoạt động 3: Luyện tập
Thời gian: 5’
Hình ảnh những chiếc xe không kính được tác giả miêu tả như thế nào ?HĐ cá nhân phát hiện, trả lời
Hoạt động 4: Vận dụng. Thời gian: 3’
Vì sao tác giả Phạm Tiến Duật lại đưa hình ảnh những chiếc xe không kính vào thơ caHĐ cá nhân phát hiện, trả lời
Hoạt động 5: mở rộng, bổ sung, phát triển (về nhà)
Viết đoạn văn ngắn nêuCảm nghĩ của em về hình ảnh những chiếc xe không kính
RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................
 

Đính kèm

  • BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH.docx
    20.5 KB · Lượt xem: 1

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top