Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
3914

Ở tuổi mầm non, hoạt động vui chơi là chủ đạo, trẻ sẽ tham gia nhiều hoạt động vui chơi, kết hợp với học tập nên sẽ có sự tự do và thoải mái.

Trẻ có thể được tự do chơi trò này trò kia, không thích thì sẽ dừng chứ không có sự ép buộc. Nhưng tất cả mọi thứ sẽ khó khăn khi vào lớp 1, mọi hoạt động của trẻ sẽ thay đổi hoàn toàn bởi lúc đó hoạt động học tập là chủ đạo. Trẻ bắt đầu phải học các kiến thức qua rất nhiều môn học, không có quyền được lựa chọn, hay bốc đồng như trước mà phải theo khuôn khổ, quy tắc nề nếp của lớp trường. Bản thân trẻ cũng cần cố gắng để đạt kết quả tốt, giáo viên tiểu học cũng sẽ không thể tận tâm chăm lo cho trẻ từng bữa ăn, giấc ngủ như khi còn ở trường mầm non. Chính vì vậy, khi mới bắt đầu vào tiểu học, nhiều trẻ sẽ có những biểu hiện tiêu cực như không muốn đi học, kết quả học tập sa sút, sợ thầy cô, bạn bè….
1. Phụ huynh phải nói chuyện trước với trẻ

Khi trẻ đang ở năm cuối cùng của lớp mầm non, các bậc phụ huynh phải nói chuyện trước với con trẻ như “sang năm thì con sẽ là học sinh lớp 1. Và là học sinh lớp 1 thì con đã lớn rồi, và sẽ khác đi, chúng ta không thể nào như khi con đang ở lớp được chơi với bạn bè, hay chơi gì thì chơi, làm gì thì làm, mà chúng ta sẽ được học nhiều thứ thú vị hơn nhiều, được làm quen bạn mới, được học nhiều môn học hay hơn…” Hãy nói một số những hữu ích trước khi con vào tiểu học, như vậy con bạn sẽ được chuẩn bị tâm lý trước và những khó khăn khi vào lớp 1 của con sẽ được giảm hơn.

2. Nhờ giáo viên trong trường tác động.

Chúng ta cũng có thể nhờ giáo viên tác động đến trẻ, nhờ giáo viên kể cho các bạn nhỏ những sự kiện, cuộc sống khi chuẩn bị lên lớp 1. Vì ngoài gia đình, giáo viên mầm non chiếm vị trí rất quan trọng trong lòng trẻ, có khi còn quan trọng hơn so với bố mẹ. Chính vì vậy, trẻ sẽ tin tưởng mà nghe theo những gì giáo viên miêu tả viễn cảnh khi trẻ học trường mới, có bạn bè mới và cuộc sống sinh hoạt học tập ra sao… Điều này cũng chuẩn bị cho trẻ đối diện những khó khăn khi vào lớp 1 và cả những cách vượt qua chúng.

3. Bạn bè động viên nhau

Hãy nói chuyện với bố mẹ và bạn thân của con, có thể hỏi xem con họ có học cùng trường với con mình không, các bố mẹ sẽ cùng động viên con của mình. Bố mẹ có thể nhờ bạn thân con động viên khuyến khích trẻ rằng khi vào lớp 1 là các con sẽ được học cùng nhau, cùng vui chơi và cùng giúp nhau trong việc học tập. Điều này là để cho con cảm thấy không chỉ mình con mới phải lên lớp 1, học một mình hay con sẽ không cô đơn lạc lõng trong 1 môi trường mới với toàn các bạn mới mà con vẫn có bạn để học cùng, cùng nhau sẻ chia trong con đường mới con sẽ đi. Như vậy những khó khăn khi vào lớp 1 của con sẽ giảm bớt đi nhiều và con sẽ vui vẻ hơn trong môi trường mới.

4. Tham quan và tiếp xúc

Để chắc chắn hơn, chúng ta cũng có thể đưa trẻ đi tham quan trường tiểu học mà trẻ sẽ học. Để cho trẻ nhìn thấy sân trường nhiều cây đẹp thế nào, có thể nhìn các anh chị đang học tập, vui chơi. Có thể cho con gặp các thầy cô trong trường. Phụ huynh nên cho trẻ tham quan một đến hai ngày, để cho trẻ quan sát và hiểu hết những sinh hoạt, học tập trong trường. Điều này sẽ khiến trẻ đỡ bỡ ngỡ trong ngày đầu tiên đi học và có sự thích ứng và làm quen dần môi trường mới. Khi trẻ đã biết được môi trường mà trẻ sẽ được học tập đẹp đẽ như vậy thì trẻ sẽ có sự hào hứng, tự tin hơn trong ngày đầu tiên đến trường.
Nguồn: Sưu tầm.
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top