GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
Ngoài các đề văn đọc hiểu trong chương trình, Ngữ văn lớp 7 cũng có nhiều đề văn đọc hiểu ngoài chương trình. Sau đây xin chia sẻ cùng các thầy cô, quí phụ huynh tập hợp các đề văn đọc hiểu ngoài chương trình ngữ văn 7.

NGỮ LIỆU
Bài ca dao “Anh đi anh nhớ …”
Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung
Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung
Nguồn Internet
Phỏng theo Nhìn qua khung cửa sổ,
Nguồn Internet
Nguồn Internet
Hồ Chủ Tịch - “Hình ảnh của dân tộc” của Phạm Văn Đồng
Trích “Đất vỡ hoang”- Sôlôkhôp
Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn và lời bình, NXB Giáo dục, 2002
Sang năm con lên bảy” - Vũ Đình Minh
Trích "Dòng sông mặc áo" - Nguyễn Trọng Tạo
Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm
Trích bài thơ “Quê hương” – Đỗ Trung Quân
Yêu lắm quê hương - Hoàng Thanh Tâm, www.manhmap.com - Thơ hay về tình yêu quê hương - đất nước
Khúc dân ca – Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973
Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo, Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ máy bay, Nxb Tác phẩm mới, 1985
Lương Đình Khoa - Mùa thu và mẹ
Mai Văn Tạo, “Đất quê hương- tuyển tập truyện kí”, trang 12, NXB Văn nghệ An Giang
Thầy – Ngân Hoàng

Đàn có trắng - giáo án chuẩn.jpg

Đàn có trắng bay lả bay la. Ảnh sưu tầm​

I. ĐỌC HIỂU:

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4:


Con cò bay lả bay la
Theo câu quan họ bay ra chiến trường
Nghe ai hát giữa núi non
Mà hương đồng cứ rập rờn trong mây

Nghìn năm trên dải đất này
Cũ sao được cánh cò bay la đà
Cũ sao được sắc mây xa
Cũ sao được khúc dân ca quê mình!

(Khúc dân ca – Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973)

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

3. Tìm biện pháp tu từ nổi bật và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong 4 câu cuối đoạn trích trên.

4. Đoạn thơ trên khơi gợi trong em tình cảm, cảm xúc gì?

II. LÀM VĂN:

Đánh giá về ca dao, có ý kiến cho rằng:

“Ca ngợi tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước thiết tha là một nội dung đặc sắc của ca dao”.

Qua các bài ca dao đã học và những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

GỢI Ý:

I. ĐỌC HIỂU.
Câu 1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: biểu cảm
Câu 2.Thể thơ: lục bát
Câu 3.- BPTT nổi bật:
+ điệp ngữ: cũ sao
- Hiệu quả của BPTT:
+ Nhấn mạnh những câu hát dân ca không bao giờ lạc hậu, xưa cũ.
+ Thể hiện niềm tin vào sức sống bền bỉ mãnh liệt của dân ca nói riêng và giá trị văn hóa truyền thống nói chung…
Câu 4.Học sinh có thể tự do phát biểu cảm xúc của mình: tự hào, yêu quý đối với khúc hát dân ca quê hương… tình yêu, sự gắn bó với nguồn cội với quê hương, đất nước…

II. LÀM VĂN

A. Mở bài:
Dẫn dắt vấn đề - Trích dẫn ý kiến

B. Thân bài:

* Giải thích:
Nước ta có một nền văn hóa nước lâu đời. Cuộc sống của nhân dân luôn gắn liền với làng quê, cây đa, bến nước, con đò và đồng quê thẳng cánh cò bay. Từ khi cất tiếng khóc chào đời người nông dân xưa đã gắn bó với làng quê và với họ ca dao là những câu hát dân gian phản ánh tâm tư, tình cảm trong đời sống , trong lao động, là “ bài ca sinh ra từ trái tim.” Qua ca dao, họ gửi trọn tình yêu cho những người thân ruột thịt của mình, cho ruộng đồng, lũy tre, cho quê hương, đất nước.

* Chứng minh tình cảm trong ca dao được thể hiện:
Tình cảm gia đình đằm thắm được ca dao thể hiện qua:
+ Lòng kính yêu với ông bà, cha mẹ. (dẫn chứng – phân tích)
+ Tình cảm anh em, tình nghĩa vợ chồng. (dẫn chứng – phân tích)
Tình yêu quê hương đất nước được ca dao thể hiện qua:
+ Lòng tự hào yêu mến, gắn bó với xóm làng thân thuộc, với cảnh vật tươi đẹp của quê hương, đất nước. (dẫn chứng – phân tích)
+ Niềm tự hào, yêu mến, gắn bó với nếp sống, phong tục, tập quán tốt đẹp và những địa danh nổi tiếng của đất nước. (dẫn chứng – phân tích)
Þ Đánh giá: Tình cảm gia đình đằm thắm và tình yêu quê hương đất nước được nhân dân ta thể hiện trong ca dao rất phong phú và đa dạng. Nó được thể hiện ở nhiều phương diên, nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Đọc ca dao ta không chỉ hiểu, yêu mến, tự hào về phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình, về cảnh đẹp làng quê, non sông đất nước mình mà còn cảm phục, trân trọng tình nghĩa sâu nặng, cao đẹp của người dân lao động.

C. Kết bài :
-
Khẳng định ý nghĩa của ca dao.
- Liên hệ cảm nghĩ bản thân.
 
Sửa lần cuối:

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
ĐỀ SỐ :

Phần I: Phần đọc – hiểu:


Đọc kĩ phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Cảm ơn mẹ vì luôn bên con
Lúc đau buồn và khi sóng gió
Giữa giông tố cuộc đời
Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về.

Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên
Mẹ dành hết tuổi xuân vì con
Mẹ dành những chăm lo tháng ngày
Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.

Mẹ là ánh sáng của đời con
Là vầng trăng khi con lạc lối
Dẫu đi trọn cả một kiếp người
Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru…

(Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt?
Câu 2: Chỉ ra các từ láy có trong phần trích?
Câu 3: Trong khổ thơ thứ hai xuất hiện biện pháp tu từ gì?
Câu 4: Các từ vì, và, để trong phần trích thuộc từ loại gì?
Câu 5: Từ đoạn thơ trên, viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình mẹ.

GỢI Ý

Câu 1- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
Câu 2- Từ láy: vỗ về, nhẹ nhàng.
Câu 3- BPTT: Điệp ngữ (Mẹ dành).
Câu 4- Các từ và, vì, để là: Quan hệ từ
Câu 5Có một tình yêu thương cao cả và vĩ đại nhất trên đời – không phai nhạt theo tháng năm – đó là tình yêu của người mẹ dành cho con. Không có thứ tình cảm nào thiêng liêng và mạnh mẽ bằng tình mẹ đối với con.

Trái tim của người mẹ là vực sâu muôn trượng mà ở dưới đáy, bạn sẽ luôn tìm thấy sự tha thứ. Tình yêu của người mẹ mang đến cho mỗi chúng ta là miễn phí và sự yên bình tốt nhất mà không đâu có được. Nó không cần bạn phải đạt được, nó không cần bạn phải xứng đáng. Mẹ là người sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn, trưởng thành.

Mẹ hi sinh và dành tình yêu thương vô điều kiện với mỗi người con. Đừng phụ tình mẹ bởi mẹ là người mang nặng, đẻ đau, nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn. Mẹ dạy ta học ăn, học nói, học những điều hay lẽ phải trong cuộc đời. Lớn lên, mỗi lần vấp ngã trong cuộc đời, mẹ dang tay che chở. Mẹ dõi theo từng bước đi trong cuộc đời “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”.

Bổn phận của mỗi đứa con là phải thấu hiểu sự hi sinh của mẹ, ghi nhớ công ơn của mẹ đến suốt cuộc đời. Biết chăm ngoan, học giỏi, nghe lời cha mẹ, sống hiểu thảo, yêu tương, phụng dưỡng cha mẹ khi về già. Tình thương yêu của người mẹ là nguồn năng lượng cho phép một người bình thường có thể làm những chuyện phi thường, là nơi để để mỗi chúng ta trở về nương tựa khi vấp ngã.

Bởi thế, đừng ngỗ nghịch hay bất hiếu với mẹ bởi đó là hành vi trái với đạo đức làm người, là đánh mất lương tâm, đánh mất chính mình, phủ nhận nguồn gốc.

Không có gì đáng chê trách và khinh bỉ bằng một đứa con bất hiếu.
 

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
ĐỀ SỐ :

Phần I:
Phần đọc –hiểu:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Câu 1: Bài ca dao trên viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Xác định thành ngữ có trong bài ca dao trên
Câu 3. Chỉ ra hai biện pháp tu từ nổi bật trong bài ca dao trên và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó
Câu 4. Bài ca dao trên gợi cho người đọc tình cảm gì?
Câu 5: Có ý kiến nhận xét rằng:

“Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta.”

Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, hãy nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên.



GỢI Ý

Phần
Câu
Nội dung
Phần I
ĐỌC HIỂU
1
- Thể thơ: Lục bát
2
- Thành ngữ: dãi nắng dầm sương
3
- Hai biện pháp tu từ nổi bật: Điệp ngữ và liệt kê.
- Tác dụng:
+ Điệp ngữ: “nhớ” : nhấn mạnh nỗi nhớ da diết, triền miên khôn nguôi của người xa quê.
+ Liệt kê: “quê nhà, rau muống, cà dầm tương, ai dãi nắng dầm sương, ai tát nước bên đường”: thể hiện nỗi nhớ từ trừu tượng đến cụ thể về quê hương.
4
- Văn bản gợi cho người đọc về tình yêu quê hương đất nước.
5
Dẫn dắt vào vấn đề hợp lí
Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề.

Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim người lao động

Thuộc phương thức biểu đạt trữ tình của văn học dân gian gồm tục ngữ ,ca dao, dân ca…thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau,đa dạng và phong phú xuất phát từ những trái tim lao động của nhân dân.

Thơ ca dân gian “thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta”

- Tình yêu quê hương, đất nước, yêu thiên nhiên
- Tính cảm cộng đồng ( dẫn chứng: Dù ai đi…mùng mười tháng ba,Bầu ơi thương lấy…một giàn…)
- Tình cảm gia đình
+ Tình cảm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà (Con người có tổ…có nguồn, Ngó lên nuột lạt… báy nhiêu….)
+ Tình cảm của con cái đối với cha mẹ (Công cha như núi… là đạo con, Ơn cha nặng …cưu mang, chiều chiều… chín chiều)
+ Tình cảm anh em huynh đệ (anh em như chân… đỡ đần, Chị ngã em nâng….)
+ Tình cảm vợ chồng (Râu tôm… khen ngon, Thuận vợ thuận chồng…cũng cạn…)
+ Tình thầy trò( Muốn sang…thầy )
+ Tình yêu đôi lứa (Qua đình….bấy nhiêu…)
- Đánh giá khái quát lại vấn đề
- Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top