Các phương châm hội thoại(tiếp), ngữ văn 9

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 3 - Tiết 13:
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tiếp)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức
:

- Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.

2. Kĩ năng:

- Hiểu được phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huóng giao tiếp, vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không được tuân thủ.

3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ làm bài.

4. Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự học, hợp tác...

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: KHDH, tài liệu liên quan, MC, ....

2. Học sinh: - Đọc trước “ Các PPHT” và tìm hiểu tiếp các vấn đề sau:

+ Mối quan hệ giữa PPHT với tình huống giao tiếp và các trường hợp không cần tuân thủ PPHT trong thực tế cuộc sống; Hãy lấy ví dụ để minh họa.

+ Đọc và Trả lời câu hỏi phần I và II trong SGK/36, 37

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ôn định lớp: 1’


Lớp​
Sĩ số​
Học sinh vắng​
Ngày giảng​
Điều chỉnh​
9A1429/9/2019
9A24210/9/2019
9A342 7/9/2019

2. Kiểm tra kiến thức cũ: 5’

?
Thế nào là phương châm cách thức ? phương châm quan hệ ? Phương châm lịch sự. Kiểm tra bài tập 3,4,5 SGK/2

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Khởi động (2 phút):
GV đưa ra 1 ví dụ và yêu cầu HS nhận xét về PCHT được thực hiện trong
Ví dụ sau đó giới thiệu vào bào mới….

Hoạt động chung
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (20’)
1. Tìm hiểu QH giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp (5’)
*
Gọi một học sinh đọc truyện cười.




?
Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao em nhận xét như vậy?
=> Không ,thiếu lịch sự. Vì sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ.
? Em hãy tìm những tình huống mà lời hỏi thăm trong chuyện được dùng một cách thích hợp bảo đảm tuân thủ p/châm lịch sự?
VD: Khi người được hỏi vừa l/việc vất vả, nặng nhọc xong đang ngồi với trạng thái mệt mỏi ® Cần động viên, thăm hỏi.
? Nhận xét sự khác nhau trong 2 tình huống.
- 2 tình huống ¹ nhau:
+ Đang tập trung, ... lại ở trên cao.
+ Đã làm xong, ngồi mệt mỏi ...
Chú ý đ/điểm của tình huống g/tiếp, vì 1 câu nói có thể thích hợp trong t/huống này nhưng không th/hợp với t/huống ¹.
? Qua các ví dụ em rút ra bài học gì khi sử dụng phương châm hội thoại ?
- Chú ý tình huống giao tiếp để vận dụng các phương châm hội thoại cho phù hợp
HS đọc ghi nhớ trong SGK
1. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại (15’)
Quan sát MC những THGT đã học
? Tình huống nào tuân thủ đúng PPHT? Tình huống nào vi phạm PPHT?
? Vì sao các nhân vật trong TH ấy lại vi phạm PCHT?
HS thảo luận theo bàn
? HS đọc đoạn đối thoại ở VD 2 trong SGK
? Trong mục 2. Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin như An mong muốn không?
- Không. Vi phạm p.châm về lượng (không cung cấp lượng tin đúng như An muốn).
Vì l nói không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên TG được chế tạo & năm nào.
Ph. châm về chất (không nói điều mà mình không có bằng chứng xác thực). Để tuân thủ PC này, l nói đã trả lời 1 cách chung chung là: << Đâu khoảng TK XX >>.
? Có phương châm hội thoại nào đã không tuân thủ ở đây? Phương châm về lượng, vì còn thiếu thông tin
? Vì sao không tuân thủ phương châm ấy?
- Vì Ba không biết chính xác thông tin đó .
? Ba sử dụng phương châm nào?- Phương châm về chất, không nói điều mà mình không có bằng chính xác thực
? Em hãy tìm ra tính chất tương tự trên ? nhà bạn bè, nhà cô giáo chủ nhiệm .
VD: - Bạn có biết nhà cô giáo chủ nhiệm ở đâu không ?
- Hướng chợ Tam bạc
? Trong tình huống đó, phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ ? Không tuân thủ phương châm về chất
HS đọc ví dụ 3
?
Vì sao bác sĩ phải làm như vậy? Làm như vậy bệnh nhân lạc quan hơn có nghị lực hơn, để kéo dài sự sống.
? Từ ví dụ này em có nhận xét gì?
Đó là việc làm nhân đạo và cần thiết, nhờ sự động viên đó, bệnh nhân lạc quan có nghị lực.
Khi có 1 yêu cầu nào đó quan trọng hơn yêu cầu tuân thủ PCHT thì PCHT có thể không được tuân thủ.
* Cho H/S lấy thêm 1 số THGT khác vi phạm PC về chất trong thực tế cuộc sống
- Một số TH khác:
+ Chiến sĩ tình báo khi bị giặc bắt
+ Nhận xét về hình thức và tuổi tác của người đối thoại
+ Người lạ hỏi thông tin về gia đình, ….
GV chốt:
? Trường hợp không cần tuân thủ PCHT ở đây là gì?
Đọc ví dụ 4 trong SGK
?
Khi nói tiền bạc chỉ là tiền bạc thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng không?
- Nếu xét về nghĩa hiển ngôn: Không tuân thủ PC về lượng. Nhưng xét về nghĩa hàm ngôn vẫn đ/bảo tuân thủ PCVL. Tiền bạc chỉ là ph/tiện để sống không phải là mục đích... Câu này có ý răn dạy l ta không nên chạy theo tiền bạc mà quên đi nhiều thứ ¹ q/trọng, thiêng liêng hơn trong c/s.
? Tìm thêm những VD khác tương tự ?
- Chiến tranh là chiến tranh, cóc nhái vẫn là cóc nhái, em vẫn là em và anh vẫn cứ là anh)
* GV : Khi người nói muốn người nghe hiểu theo một hàm ý nào đó thì phương châm hội thoại cũng được tuân thủ,nhưng sự tuân thủ này diễn ra trên bình diện hàm ý.
? Em rút ra được bài học gì trong trường hợp này?
HS đọc ghi nhớ trong SGK


Đọc





Thảo luận









Trả lời






Thảo luận



Đọc
Thảo luận theo bàn












Lấy thêm ví dụ



Thảo luận theo bàn






Lấy thêm ví dụ

Trả lời
Đọc​
Thảo luận theo bàn

I. QUAN HỆ GIỮA CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VỚI TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP
1. Ví dụ:

- Chàng rể ngốc đã gây phiền hà quấy rầy làm mất thời gian của người khác ® Không tuân thủ phương châm lịch sự.
-> Vận dụng phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp.











2. Ghi nhớ (SGK)

II. NHỮNG PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI KHÔNG ĐƯỢC TUÂN THỦ
1. Ví dụ:

*Ví dụ 1:
=>Người giao tiếp đều vi phạm PPHT do vô ý, vụng về trong giao tiếp

*Ví dụ 2:
Người giao tiếp không tuân thủ PC về lượng để tuân thủ PP về chất















=>Ưu tiên cho 1 PPHT nào đó

*Ví dụ 3:
- Bác sĩ không cần tuân thủ PPVC để đảm bảo sức khỏe và tinh thần cho bệnh nhân

=>Ưu tiên cho 1 yêu cầu nào đó quan trọng hơn


*Ví dụ 4:
- Không tuân thủ PCVL để nhấn mạnh câu nói, muốn người nghe hiểu câu nói theo nghĩa hàm ẩn


=>Người nói muốn nhấn mạnh và muốn người nghe hiểu câu nói theo nghĩa hàm ý.

2. Ghi nhớ (SGK/37)
Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút)
H: Khi sử dụng phương châm hội thoại trong giao tiếp cần chú ý những gì?
GV chia nhóm cho h/s hoạt động.





?
Thái độ của chân, tay, tai, mắt đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp?
? Việc không tuân thủ phương châm ấy có lí do chính đáng không ? vì sao ?
- Việc không tuân thủ ấy là vô lý
HS thảo luận trả lời






Hs đọc & trả lời
III. LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1/ 38- SGK:

- Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại cách thức vì một đứa bé 5 tuổi chưa biết đọc thì không thể nhận biết được đâu là “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” và như vậy không thể tìm được quả bóng. Nhưng với người khác thì đó là một câu nói có thông tin rõ ràng.
2. Bài tập 2/ 38- SGK
- Vi phạm phương châm lịch sự không thích hợp với tình huống giao tiếp vì thông thường đến nhà ai, trước hết ta phải chào hỏi chủ nhà, sau đó mới đề cập đến chuyện khác. Nhưng các vị khách này không chào hỏi mà còn nói với chủ nhà những lời giận dữ, nặng nề.
Hoạt động 4: Vận dụng (4’)
HS làm bài tập số 17,18 (BTTNV9/32)
BT 17: PCQH
BT 18: PCVL
HĐ cá nhân
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (HS thực hiện ở nhà – 1’)
- Học nội dung 2 phần ghi nhớ theo vở ghi và SGK
- Làm thêm các BT GV giao trên MC
*Bài mới: + Đọc lại các kiến thức lý thuyết về văn bản TM có dùng biện pháp NT và yếu tố MT trong vở ghi và 2 ghi nhớ trong SGK/ 13,25
+ Xem lại các bài văn TM đã tìm hiểu trong SGK, các BT đã làm, các đoạn văn TM có dùng biện pháp NT và MT đã chữa.
+ Đọc và làm dàn ý cho 4 đề bài trong SGK/42 để 2 tiết sau (14 và 15) viết bài TLV số 1 tại lớp (9A1 vào 20/9/2018; 9 A2 vào 19/9/2018 và 9 A3 vào 18/9/2018).
HĐ cá nhân
RÚT KINH NGHIỆM:..................................................................................................................................................................................................................................................................
 

Đính kèm

  • CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tiếp theo).docx
    32.1 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top