Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tiết 43:
CÁC THAO TÁC VỚI CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
+ Nắm được các chức năng mà hệ QTCSDL quan hệ phải có và vai trò, ý nghĩa của chức năng đó trong quá trình tạo lập và khai thác hệ QTCSDL quan hệ.

2. Kỹ năng:
+ Có sự liên hệ với các thao tác cụ thể ở chương II.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, SGV.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, Tham khảo nội dung chương II.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức
Lớp​
Ngày dạy​
Sĩ số​
Họ tên học sinh vắng​
Ghi chú​
2. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Thế nào là CSDL quan hệ? Hệ QTCSDL quan hệ? Hãy nêu các đặc trưng của CSDL quan hệ?

3. Bài mới

Hoạt động 1: Tạo lập cơ sở dữ liệu

a. Mục tiêu

Giúp học sinh biết cách tạo lập 1 cơ sở dữ liệu

b. Nội dung

- Xây dựng CSDL quan hệ là tạo một hay nhiều bảng. Xác định và khai báo cấu trúc bảng, chọn kiểu dữ liệu cho các cột thuộc tính (trường). Cụ thể phải thực hiện:

+ Đặt tên trường;

+ Chỉ định kiểu trường;

+ Khai báo kích thước trường.

- Chọn khóa chính cho bảng

- Đặt tên bảng và lưu cấu trúc bảng.

c. Các bước tiến hành

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN​
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH​
TG​
1. Tạo lập cơ sở dữ liệu
- Hãy nêu các bước chính để tạo lập sơ sở dữ liệu?
- Diễn giải: bước đầu tiên để tạo lập một CSDL quan hệ là tạo ra một hay nhiều bảng. Để thực hiện được điều đó, cần phải xác định và khai báo cấu trúc bảng.
- Hãy nêu các bước tạo bảng?


- Nêu cách chọn khóa cho bảng?



- Cần làm gì để tổng hợp thông tin nếu CSDL chứa nhiều bảng?
1. Lắng nghe, trả lời và ghi chép
+ File / New / Blank Database ...
+ Tạo bảng, chọn khóa chính, tạo liên kết.
- Lắng nghe




- Trong cửa sổ CSDL → thẻ Table → Create table in design view → xuất hiện cửa sổ cấu trúc bảng ... (như chương 2).
- Chọn khóa chính cho bảng bằng cách để hệ QTCSDL tự động hoặc ta xác định khóa thích hợp trong các khóa làm khóa chính.
- Đặt tên và lưu cấu trúc bảng
- Tạo liên kết giữa các bảng


Hoạt động 2: Tìm hiểu công việc cập nhật dữ liệu

a. Mục tiêu

Giúp học sinh nắm được công việc cụ thể khi cập nhật dữ liệu

b. Nội dung

- Sau khi tạo cấu trúc ta có thể nhập dữ liệu cho bảng. Thông thường việc nhập dữ liệu được thực hiện từ bàn phím. Quá trình cập nhật đảm bảo một số ràng buộc toàn vẹn đã được khai báo.

- Phần lớn các hệ QTCSDL cho phép tạo ra biểu mẫu nhập dữ liệu để việc nhập dễ dàng hơn, nhanh hơn và hạn chế khả năng nhầm lẫn.

c. Các bước tiến hành

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN​
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH​
TG​
2. Cập nhật dữ liệu
- Hãy nêu các cách cập nhật dữ liệu cho bảng?





- DL đã được cập nhật vào bảng có thể thêm, sửa, xóa được hay không?
+ Thêm bản ghi là gì?
+ Xóa là làm công việc gì?
+ Chỉnh sửa là làm công việc gì?
Lắng nghe, trả lời câu hỏi
+ Có thể cập nhật trực tiếp vào bảng ở chế độ trang dữ liệu
+ Phần lớn các hệ QTCSDL cho phép tạo ra biểu mẫu nhập dữ liệu (H76) để làm cho công việc nhập dữ liệu trở lên dễ dàng hơn, nhanh hơn và hạn chế bớt khả năng nhầm lẫn.
- Dữ liệu nhập vào có thể được chỉnh sửa, thêm, hoặc xóa
+ là bổ sung thêm 1 hoặc 1 vài bộ DL
+ Xóa đi 1 hoặc 1 vài bộ của bảng
+ là việc thay đổi các giá trị của một bộ mà không phải thay đổi toàn bộ giá trị các thuộc tính còn lại của bộ đó


4. Củng cố

- Khi tạo bảng cần chú ý gì?

- Giáo viên hệ thống lại nội dung bài học

5. Hướng dẫn về nhà

- Xem lại nội dung cập nhật dữ liệu đã học trong chương 2

- Chuẩn bị trước nội dung phần tiếp theo


Tiết 44
CÁC THAO TÁC VỚI CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
+ Nắm được các chức năng mà hệ QTCSDL quan hệ phải có và vai trò, ý nghĩa của chức năng đó trong quá trình tạo lập và khai thác hệ QTCSDL quan hệ.

2. Kỹ năng:
+ Có sự liên hệ với các thao tác cụ thể ở chương II.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, SGV.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, Tham khảo nội dung chương II.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức
Lớp​
Ngày dạy​
Sĩ số​
Họ tên học sinh vắng​
Ghi chú​


2. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Hãy nêu một số công việc cụ thể của cập nhật dữ liệu? Cập nhật để làm gì?

3. Bài mới: Khai thác cơ sở dữ liệu

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách sắp xếp các bản ghi

a. Mục tiêu

Học sinh hiểu được các bản ghi có thể được sắp xếp theo nội dung

b. Nội dung

Một trong những công việc mà một hệ QTCSDL cung cấp là khả năng tổ chức hoặc cung cấp phương tiện để truy cập đến các bản ghi theo một trình tự nào đó. Ta có thể hiển thị các bản ghi này theo cách sắp xếp theo nội dung của một hay nhiều trường

c. Các bước tiến hành

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN​
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH​
TG​
- Trong chương 2 ta có sắp xếp các bản ghi không? Nêu trình tự nếu có.
- Nhắc lại cho cả lớp. Việc sắp xếp theo một trình tự nào đó là công việc thường gặp của công tác quản lý. Ví dụ sắp xếp danh sách để đánh SBD, phòng thi...
HS: trả lời, học sinh khác bổ sung.

Nghe giảng
Hoạt động 2: Truy vấn cơ sở dữ liệu

a. Mục tiêu

Học sinh hiểu được dữ liệu có thể được tổng hợp bằng việc thực hiện truy vấn

b. Nội dung

Truy vấn CSDL: mô tả các DL và đặt các tiêu chí để hệ QTCSDL có thể thu thập DL thích hợp. Nói cách khác, đó là một dạng bộ lọc, có khả năng thu thập thông tin từ nhiều bảng trong một CSDL quan hệ.

Để phục vụ việc truy vấn CSDL thông thường các hệ QTCSDL cho phép nhận các biểu thức hay các tiêu chí nhằm:

+ Định vị các bản ghi

+ Thiết lập liên kết giữa các bảng để kết xuất thông tin

+ Liệt kê một tập con các bản ghi

+ Thực hiện các phép toán

+ Xóa một số bản ghi

+ Thực hiện các thao tác quản lí dữ liệu khác

c. Các bước tiến hành

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN​
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH​
TG​
- Nêu các bước để truy vấn dữ liệu của Access.
- Tại sao phải truy vấn dữ liệu?
- Nêu các tiêu chí của truy vấn.




- Trả lời, học sinh khác bổ sung.

- Trả lời, học sinh khác bổ sung
+ Định vị các bản ghi
+ Thiết lập liên kết giữa các bảng để kết xuất thông tin
+ Liệt kê một tập con các bản ghi
+ Thực hiện các phép toán
+ Xóa một số bản ghi
+ Thực hiện các thao tác quản lí dữ liệu khác
Hoạt động 3: Xem dữ liệu và kết xuất báo cáo

a. Mục tiêu

Giúp học sinh có thể trình bày và kết xuất báo cáo

b. Các bước thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN​
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH​
TG​
- DL sau khi cập nhật hoặc truy vấn cần kiểm tra lại, làm thế nào để kiểm tra?




- Có một số loại văn bản giấy tờ đòi hỏi phải đảm bảo các quy định rất chặt chẽ khi trình bày.
Báo cáo có thể là danh sách bản ghi đơn giản, cũng có thể được định dạng phức tạp hơn, chẳng hạn thống kê kết quả thi học kỳ của học sinh lớp 12 trong trường.
- Xem dữ liệu
+ Xem toàn bộ bảng
+ Có thể dùng công cụ lọc DL để xem một tập con các bản ghi hoặc một số trường
+ Xem ở chế độ biểu mẫu.
- Kết xuất báo cáo: thông tin trong một báo cáo được thu thập bằng cách tập hợp dữ liệu theo các tiêu chí do NSD đặt ra. Báo cáo thường được in ra hay hiển thị trên màn hình theo khuân mẫu định sẵn. Cũng như biểu mẫu, các báo cáo có thể xây dựng dựa trên các truy vấn.


4. Củng cố

Các thao tác chính với CSDL quan hệ

5. Hướng dẫn về nhà

Chuẩn bị trước bài tập và thực hành 10.
 

Đính kèm

  • Tin học 12, tiết 43+44.docx
    32.3 KB · Lượt xem: 1

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top