Tiết 10:
§4: CẤU TRÚC BẢNG
§4: CẤU TRÚC BẢNG
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu các khái niệm chính trong cấu trúc dữ liệu bảng: trường, bản ghi, kiểu dữ liệu, khoá chính.
- Biết tạo và sửa cấu trúc bảng, nạp dữ liệu vào bảng, cập nhật dữ liệu.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện được việc tạo và sửa cấu trúc bảng.
- Nhập được dữ liệu vào bảng, cập nhật dữ liệu.
- Thực hiện được việc chỉ định khoá chính đơn giản là một trường.
II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của GV:
- Máy vi tính và máy chiếu Projector dùng để chiếu các ví dụ.
- Bảng danh sách học sinh.
- Bảng các kiểu dữ liệu.
2. Chuẩn bị của HS:
- Sách giáo khoa.
III - HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Lớp | Ngày dạy | Sĩ số | Họ tên học sinh vắng | Ghi chú |
a) Mục tiêu:
- Học sinh hiểu các khái niệm trường, bản ghi, kiểu dữ liệu.
b) Nội dung:
- Bảng gồm các cột và các hàng. Bảng là thành phần cơ sở tạo nên CSDL. Các bảng chứa toàn bộ dữ liệu mà người dùng cần để khai thác.
- Trường (Field): mỗi trường là một cột của bảng thể hiện một thuộc tính của chủ thể cần quản lí.
- Bản ghi (Record): mỗi bản ghi là một hàng của bảng gồm dữ liệu về các thuộc tính của chủ thể được quản lí.
- Kiểu dữ liệu (Data Type): là kiểu của dữ liệu lưu trong một trường. Mỗi trường có một kiểu dữ liệu.
c) Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | THỜI GIAN |
- Chiếu lên bảng một danh sách học sinh (Hình 20 SGK trang 33). + Giới thiệu đây là một VD về một bảng dữ liệu trong Access. + Hỏi: Chủ thể được bảng lưu trữ ? + Diễn giải: Bảng gồm nhiều hàng và nhiều cột. Mỗi hàng lưu thông tin về một học sinh, mỗi cột lưu một thuộc tính của một học sinh. + Diễn giải: Trong Access mỗi cột được gọi là một trường, mỗi hàng được gọi là một bản ghi. + Yêu cầu HS cho biết tên các trường trong bảng và giá trị của bản ghi thứ tư. + Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm kiểu dữ liệu đã được học trong chương trình Tin học 11. + Kiểu dữ liệu là kiểu của dữ liệu được lưu trong một trường. + Yêu cầu HS nhắc lại tên một số kiểu dữ liệu đã biết trong chương trình Tin học 11. - Chiếu bảng một số kiểu dữ liệu thường dùng trong Access, lưu ý cho học sinh về kích thước lưu trữ: là khả năng lưu trữ tối đa của kiểu dữ liệu đó. | - Quan sát bảng danh sách học sinh. + Học sinh. + Ten, GT, Ngsinh. + {4, Nguyễn Thuý Hường, Nữ, 2/11/1991, 5 Đội Cấn, 3} + Kiểu dữ liệu là kiểu của dữ liệu được lưu trong biến. + Kiểu nguyên, kiểu thực, kiểu kí tự, kiểu lôgic, kiểu xâu, kiểu bản ghi... | 2' 2' 2' 2' 2' |
a) Mục tiêu:
- Học sinh biết được các cách để tạo cấu trúc bảng, cách chỉ định khoá chính và lưu cấu trúc bảng.
b) Nội dung:
- Tạo cấu trúc bảng:
Cách 1: Nháy đúp chuột vào Create table in Design view.
Cách 2: Nháy chuột vào nút lệnh New, sau đó nháy đúp chuột vào Design view. Xuất hiện thanh công cụ thiết kế bảng và cửa sổ cấu trúc bảng.
- Tạo một trường:
+ Gõ tên trường vào cột Field Name.
+ Chọn kiểu dữ liệu trong cột Data Type bằng cách bấm chuột vào mũi tên xuống ở bên phải ô thuộc cột Data Type rồi chọn một kiểu trong danh sách được mở ra.
+ Mô tả nội dung trường trong cột Description.
+ Lựa chọn tính chất của trường trong phần Field Properties.
- Thay đổi tính chất của trường:
+ Bấm chuột vào dòng định nghĩa trường.
+ Chọn các tính chất của trường xuất hiện trong phần Field Properties ở nửa dưới của cửa sổ cấu trúc bảng.
- Chỉ định khoá chính:
+ Chọn trường làm khoá chính.
+ Chọn lệnh Edit ® Primary Key. Access hiển thị hình chiếc chìa khoá ở bên trái trường được chỉ định là khoá chính.
- Lưu cấu trúc bảng:
+ Chọn lệnh File ® Save.
+ Gõ tên bảng vào ô Table name trong hộp thoại Save As.
+ Nháy chuộc vào nút OK.
c) Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | THỜI GIAN |
- Giới thiệu cách tạo cấu trúc bảng trên máy chiếu để HS biết được các bước thực hiện. - Lưu ý cho HS: tạo cấu trúc bảng ta chỉ cần quan tâm đến tên các trường có trong bảng và kiểu dữ liệu của mỗi trường. - Giải thích thêm một số tính chất của trường và yêu cầu HS lấy VD: + Field size: cho phép quy định kích thước tối đa cho dữ liệu lưu trong trường. + Format: quy định cách hiển thị và in dữ liệu. + Caption: cho phép đổi tên trường bằng phụ đề cho dễ đọc. + Default value: quy định giá trị ngầm định của trường khi thêm một bản ghi vào bảng. - Thực hiện các bước nhằm quy định trường Ma_so làm khoá chính. + Bấm chuột vào trường Ma_so. + Chọn lệnh Edit ® Primary Key. - Yêu cầu HS quan sát và nhận xét sự khác nhau trên hình vẽ giữa trường Ma_so với các trường khác. - Thực hiện các bước lưu cấu trúc bảng. | - Quan sát các bước của GV. - Nếu kiểu dữ liệu là Text và Field = 25 thì dữ liệu nhập vào trường này dài không quá 25 kí tự. Nếu trường To, giá trị Default value được đặt = 1 thì cứ mỗi khi thêm một bản ghi trường này tự động nhận giá trị là 1. - Có hình chìa khoá trước tên trường. | 5' 2' 5' 3' |
a) Mục tiêu:
- Học sinh biết cách thay đổi thứ tự các trường, bổ sung thêm trường, xoá trường khỏi cấu trúc bảng, thay đổi khoá chính.
b) Nội dung:
- Thay đổi thứ tự các trường:
+ Chọn trường muốn thay đổi vị trí.
+ Nhấn, giữ và kéo chuột về vị trí mới.
- Bổ sung thêm trường:
+ Chọn Insert ® Rows.
+ Gõ tên trường, chọn kiểu dữ liệu và xác định các tính chất của trường.
- Xoá trường:
+ Chọn trường muốn xoá.
+ Chọn Edit ® Delete Rows.
- Thay đổi khoá chính:
+ Chọn trường muốn chỉ định làm khoá chính.
+ Chọn lệnh Edit ® Primary Key.
c) Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | THỜI GIAN |
- Giới thiệu thao tác thay đổi thứ tự trường GT ra sau trường NgSinh: + Chọn trường GT. + Nhấn, giữ và kéo chuột đến trường NgSinh rồi thả chuột. - Yêu cầu HS đổi ngược lại. - Giới thiệu thao tác chèn thêm một trường Nsinh vào trước trường GT: + Bấm chuột phải vào trường GT. + Chọn lệnh Insert Rows. + Nhập tên trường Nsinh và kiểu dữ liệu là Text. - Yêu cầu HS chèn thêm trường Lop trước trường To. - Giới thiệu thao tác xoá trường Lop: + Chọn trường Lop. + Chọn Edit ® Delete Rows. - Giới thiệu thao tác thay trường Ten thành khoá chính: + Chọn trường Ten. + Chọn lệnh Edit ® Primary Key. - Yêu cầu HS đặt trường Ma_so làm khoá chính. | - Theo dõi và thực hiện lại. + Chọn trường GT. + Nhấn, giữ và kéo chuột đến trường NgSinh rồi thả chuột. - Theo dõi và thực hiện lại. + Bấm chuột phải vào trường To. + Chọn lệnh Insert Rows. + Nhập tên trường Lop và kiểu dữ liệu là Text. - Theo dõi và thực hiện lại. + Chọn trường Ma_so. + Chọn lệnh Edit ® Primary Key. | 2' 2' 2' 2' 1' 1' |
a) Mục tiêu:
- Học sinh biết sự cần thiết của thao tác xoá và đổi tên bảng.
- Biết cách xoá bảng và đổi tên bảng.
b) Nội dung:
- Xoá bảng:
+ Chọn tên bảng.
+ Chọn lệnh Edit ® Delete. Xuất hiện hộp thoại khẳng định việc xoá.
+ Chọn Yes để khẳng định.
- Đổi tên bảng:
+ Chọn tên bảng.
+ Chọn lệnh Edit ® Rename.
+ Gõ tên mới cho bảng vào nhấn phím Enter.
c) Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | THỜI GIAN |
- Giới thiệu thao tác xoá bảng HOC_SINH. + Chọn bảng HOC_SINH. + Chọn Edit ® Delete. + Chọn Yes để khẳng định việc xoá. - Yêu cầu HS thực hiện xoá bảng DIEM bằng cách khác. - Giới thiệu thao tác đổi tên bảng HOC_SINH thành HS: + Chọn bảng HOC_SINH. + Chọn Edit ® Rename. + Gõ HS và nhấn phím Enter. - Yêu cầu HS đổi ngược lại bằng cách khác. | - Theo dõi và thực hiện lại. + Bấm chuột phải vào DIEM, chọn Delete và chọn Yes. - Theo dõi và thực hiện lại. + Bấm chuột phải vào HS, chọn Rename, gõ HOC_SINH và nhấn Enter. | 2' 1' 2' |
1. Những nội dung đã học:
- Các khái niệm: Trường, Bản ghi, Kiểu dữ liệu, Khoá chính.
- Thao tác tạo cấu trúc bảng, thay đổi tính chất của trường, chỉ định khoá chính, lưu cấu trúc bảng.
- Thao tác thay đổi cấu trúc của bảng: thay đổi thứ tự các trường, thêm trường, xoá trường.
- Thao tác xoá và đổi tên bảng.
2. Câu hỏi và bài tập về nhà:
- Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 SGK trang 39.
- Xem nội dung phụ lục 1, phụ lục 3, phụ lục 4 SGK trang 108, 113, 130.
- Hướng dẫn tìm hiểu Bài tập và thực hành 2 SGK trang 40.