Chương trình địa phương: Cây trứng gà bất tử, hướng dẫn đọc thêm: Mía vùng cao, ngữ văn 9

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 8- Tiết 39, Chương trình địa phương:

CÂY TRỨNG GÀ BẤT TỬ (Hồ Thủy Giang)

Hướng dẫn đọc thêm:

MÍA VÙNG CAO ( Bùi Thị Như Lan)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:


- Giúp học sinh nắm được nội dung bài, tình cảm gia đình, hàng xóm.

- Qua hình ảnh cây trứng gà nói lên tinh thần vị tha luôn bất tử và trường tồn trong tâm hồn người Việt.

2. Kỹ năng: Cảm thụ ,phân tích một TP VH địa phương.

3.Thái độ: Trân trọng VH địa phương. Có ý thức học tập VH ĐP

4. Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, thực hành luyện tập, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, cảm thụ tác phẩm văn học, ....

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: chuẩn bị KHDH, các tư liệu để tích hợp: văn 7 (ca dao tục ngữ về xã hội con người), MC và các câu hỏi HĐN

2. Học sinh:

- Tìm đọc và ST các câu ca dao, tục ngữ về lòng biết ơn…

- Đọc Văn bản Cây trứng gà bất tử (Văn học Thái Nguyên) và trả lời câu hỏi trong tài liệu. Đọc văn bản: Mía vùng cao (Văn học Thái Nguyên)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1.Tổ chức (1’)


Lớp​
Tổng số​
Học sinh vắng​
Ngày giảng​
Điều chỉnh ngày giảng​
9A142
17/10/2019​
9A242
15/10/2019​
9A342
17/10/2019​
2. Kiểm tra bài cũ (3’): 2 HS lên bảng trả lời 1 số CHTN và TL ( câu 20, 22,25,26, 27, 28, 29, 31/ BTTN/ 65,66,67) ; 2 câu hỏi TL ( câu 1,3/ KTĐG/ 64)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút): GV cho HS xem video “Quà tặng cuộc sống” nói về tấm lòng nhân hậu biết sẻ chia giúp đỡ nhau.=> Giới thiệu bài mới…. Quan sát, Nghe
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (28’)
HS đọc phần tiểu dẫn .
H. Em hãy tóm tắt những nét chính trong phần tiểu dẫn ?
GV + HS đọc tác phẩm
H. Bố cục của tác phẩm có thể chia làm mấy phần ? Nội dung của từng phần ?
H. Em hãy tóm tắt tác phẩm ?
H. Nhân vật chính? Nhân vật phụ
H. Hãy nêu tình huống truyện
- Nhân vật chính, phụ: bà mẹ, Thanh .. Bà cầm đổ, đứa con trai
- Tình huống truyện: cuộc sống yên bình thì mẹ mất; ngôi nhà có cây trứng gà buộc phải bán; người chủ mới làm đảo lộn mọi thứ; Thanh, Bình mua lại toàn bộ quả trứng gà, mong muốn lập lại phép chia của mẹ ngày trước; Cây trứng gà chết trong sự ngột ngạt, bất lương của gia đình chủ mới; Cây trứng gà bất tử trong tâm linh của những con người biết sống vì nhau.
GV cho HS thảo luận 3 nhóm lớn:
1.Cây trứng gà có ý nghĩa ntn trong cs của gd Bình?
2.Cây trứng gà sau biến cố người mẹ mất có ý nghĩa ntn?
3.Cái chết của cây trứng gà có ý nghĩa ntn? Hãy giải thích nhan đề văn bản?
GV cho HS trình bày và chốt kiến thức trên MC
HS thảo luận tìm hiểu ý nghĩa triết lí của TP:
1.Tìm những câu văn có tính triết lí NL trong TP? Hiểu những triết lí đó ntn?
2.Tìm những câu ca dao TN nói về TT tương thân tương ái của dâ tộc VN.
H. Lối kể gắn với cổ tích, nói cách khác, như một truyện cổ tích hiện đại, một không khí trữ tình, phảng phất buồn - nỗi buồn thanh sáng. Em hãy chứng minh
H. Em hãy bàn luận về phép chia mà tác giả nêu ra trong tác phẩm

* Học sinh đọc truyện: Mía vùng cao

? Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm.
Đọc



Hoạt động chung




Hoạt động chung






Hoạt động chung







Hoạt động nhóm



Trình bày




Hoạt động nhóm


Đọc

Trình bày
A. Truyện ngắn “Cây trứng gà bất tử”
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả

- HồThuỷ Giang tên thật là Đào Việt Hải, sinh 1947 tại HP.
- Sinh sống học tập công tác tại TN
- Ông viết nhiều thể loại : truyện ngắn, tiểu thuyết, lí luận, phê bình, thơ, kịch bản phim truyện ..
- Nhận nhiều giải thưởng về văn học
2. Tác phẩm
- Rút từ tập Mùa gió heo may của Nhà xuất bản LĐ 2005
-ược nhận Giải thưởng của Hội nhà văn VN.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1, Hình tượng cây trứng gà:

*Trong cuộc sống gia đình Bình:
- Là một “chứng nhân „ trong cs gia đình
- Là một sinh linh, một con ng, một thành viên của gđ
- Là biểu tượng cho những đạo lí tốt đẹp của cuộc sống....
*Sau biến cố người mẹ mất:
- Là 1 chứng nhân cho những kẻ tính toán tham lam, ích kỉ...
- Nhắc nhở bài học cho những kẻ sống trái với đạo lí của dân tộc
*Cái chết của cây trứng gà:
- Buồn và ngột ngạt mà chết bởi phép chia và những đạo lí tốt đẹp trong ngôi nhà xưa không còn
- Có 1 cây trứng gà trường tồn trong tâm linh 2 chị em Bình ....
- Thể hiện sức sống mãnh liệt của TT đạo lí dân tộc qua phép tính chia của người mẹ
2, Ý nghĩa triết lí của truyện:
Uống nước nhớ nguồn, ghi nhớ ...
Yêu thương đùm bọc sẻ chia ...
Lên án thói tham lam vụ lợi ...
III. Tổng kết:
- Lối kể gắn với cổ tích, nói cách khác, như một truyện cổ tích hiện đại, một không khí trữ tình, phảng phất buồn – nỗi buồn thanh sáng.
- Những triết lí về phép chia, về cây trứng gà bất tử
B. HDĐT: Mía vùng cao
1. Tác giả:
Sách VH đp/103
2. Tác phẩm: trích đoạn trong truyện ngắn “Hoa mía” có thể nói đây là một truyện ngắn đại diện cho lối viết vừa truyền thống vừa hiện đại của nhà văn.
Hoạt động 3: Luyện tập 8phút)
HS tham gia trò chơi “Những bông hoa xinh” GV đã chuẩn bị trên MC
Hoạt động chung
Hoạt động 4: Vận dụng (HS thực hiện ở nhà)
1.Tóm tắt cốt truyện
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc xong truyện ngắn trên
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (HS thực hiện ở nhà)
1.Tìm đọc những truyện ngắn của Hồ Thủy Giang.
2. Em có suy nghĩ gì về nhân vật người mẹ trong câu chuyện?
RÚT KINH NGHIỆM……………………………………………………………………………………......................................
 

Đính kèm

  • Hướng dẫn đọc thêm.docx
    25.4 KB · Lượt xem: 2

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top