Chuyên đề viết văn kể chuyện dành cho học sinh tiểu học

Trần Ngọc

S.Moderator
Văn kể chuyện được dạy trong chương trình Tiếng việt lớp 4. Các con học sinh bắt đầu viết văn kể chuyện đời thường; kể lại công việc đơn giản đã làm; kể lại câu chuyện đã học, đã đọc; và kể chuyện đời thường. Trong phạm vi bài viết này, giới thiệu với quý thầy cô chuyên đề viết văn kể chuyện dành cho học sinh tiểu học. Mời quý thầy cô tham khảo chuyên đề.

Chuyên đề viết văn kể chuyện dành cho học sinh tiểu học -  giaoanchuan.png


CHUYÊN ĐỀ VIẾT VĂN KỂ CHUYỆN DÀNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC


I. Lý thuyết chung về văn kể chuyện

1.Thế nào là văn kể chuyện?
-
Kể chuyện là dựng lại cho người đọc, người nghe một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật, sự việc. Từ đó, giúp cho người đọc, người nghe hình dung được sự việc hoặc câu chuyện ấy và làm cho họ rung cảm với câu chuyện.
- Mỗi câu chuyện đều có ý nghĩa.

Ví dụ:
Ý nghĩa của truyện “Sự tích cây vú sữa” ngoài việc giải thích sự ra đời của cây vú sữa. Tác phẩm còn nhắc nhở chúng ta phải biết hiếu thảo với cha mẹ, yêu thương mọi người trước khi quá muộn.

2. Đặc điểm của văn kể chuyện

a. Cốt truyện

Cốt truyện là hệ thống các sự việc, biến cố tạo thành bộ khung quan trọng nhất của truyện. Cốt truyện khai thác những xung đột xã hội, những sự kiện có thực xảy ra trong cuộc sống, được sắp xếp một cách khéo léo theo trình tự thời gian, không gian… nhất định.

b. Nhân vật
- Nhân vật trong truyện có thể là con người có tên (Thạch Sanh, Tấm Cám…), có thể là con vật, đồ vật, cây cối… nhưng được nhân hóa và có đặc tính giống như con người (Dế Mèn, Mèo con…)
- Hành động, lời nói, suy nghĩ… của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật ấy.

c. Ngôn ngữ trong văn bản kể chuyện
Trong văn kể chuyện, người kể chuyện (nói hoặc viết) sử dụng ngôn từ một cách có nghệ thuật để dựng lại câu chuyện (Sự việc, nhân vật…). Trong đó thể hiện tình cảm, cách nhìn, cách nghĩ của mình. Vì vậy, người kể phải lựa chọn ngôn ngữ, giọng kể cho phù hợp với nội dung truyện và với từng nhân vật.

3. Những lưu ý khi làm văn kể chuyện
Khi làm văn kể chuyện, cần chú ý:
- Chọn kể những hành động tiêu biểu của nhân vật.
- Thông thường, nêu hành động xảy ra trước thì kể trước, xảy ra sau thì kể sau.
- Người kể cần xác định ngôi kể cho mình, tức là vị trí giao tiếp, vị trí trò chuyện mà người kể sử dụng khi kể chuyện.
+ Ở ngôi thứ nhất, người kể có thể tự xưng là tôi hoặc em để kể.
+ Người kể cũng có thể ẩn mình đi theo ngôi số ba để kể chuyện.
- Việc lựa chọn ngôi kể tùy thuộc vào người kể sao cho câu chuyện linh hoạt, thú vị. Thông thường, người kể có thể dựa vào đối tượng người nghe, nội dung và cảm xúc của mình để chọn ngôi kể cho phù hợp.
- Thứ tự kể trong văn kể chuyện: Khi kể chuyện có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau cho đến hết. Nhưng để gây bất ngờ gây chú ý hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các việc xảy ra trước đó.

4. Dàn bài của bài văn kể chuyện
Bài văn kể chuyện gồm 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện, sự việc làm nguồn gốc phát sinh câu chuyện (nhân vật, hoàn cảnh, nguyên nhân…)
- Thân bài: Kể diễn biến của sự việc tiếp nối nhau. Tập trung vào những sự việc chính, quan trọng làm nổi bật tính cách, số phận của nhân vật chính.
- Kết bài: Kết thúc sự việc, số phận của nhân vật. Cuối cùng là cảm nghĩ, nhận xét về câu chuyện.

II. Một số bài văn mẫu

Hãy kể về một người thân mà em yêu quý


Bài làm

Bà nội là người mà tôi kính yêu, người luôn quan tâm, yêu thương tôi nhất. Hinh ảnh bà là hình ảnh đẹp và thiêng liêng trong trái tim tôi.

Tôi rất thích nghe bà kể chuyện. Vào những tối thứ bày, bà thường gọi chúng tôi ra sân nghe bà kể chuyện. Giọng bà trầm ấm đưa chúng tôi vào một thế giới thần kì với muôn vàn màu sắc như truyện “Tấm Cám”, “Thạch Sanh”, “Cây tre trăm đốt”… Những câu chuyện ấy cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ, mỗi câu chuyện bà kể như một hành trình để tôi lớn lên và trưởng thành.

Bà nội thương tôi lắm. Tôi nghe bố tôi kể rằng: Khi tôi sinh ra, bà là người đầu tiên bế đâu vào lòng, bà cũng là người đặt cho tôi cái tên rất hay, tôi rất thích cái tên đó Bình An. Bà muốn sau này, tôi trở thành một cậu bé được hưởng một cuộc sống bình an. Tôi rất xúc động sau khi nghe xong câu chuyện. Tôi cảm nhận được hơi ấm từ bàn tay bà bồng bế, bàn tay ấy đã nâng niu, chăm sóc tôi từ bé đến bây giờ.

Bà nấu ăn rất ngon. Bà đã dạy tôi nấu cơm, nhặt rau và món trứng rán. Và điều tôi thích nhất mỗi khi tôi đi học về, bà đều ngồi trước thềm nhà đón tôi và dành cho tôi những món ăn rất ngon – nó như là phần thưởng bà dành cho tôi mỗi ngày. Vì thế, tôi luôn cố gắng học hành, đạt được nhiều điểm tốt về khoe với bà.

Tôi rất thích nhìn bà cười, nụ cười rạng rỡ và hiền hậu. Có lần tôi thấy, bà tôi hát một mình, những câu hát gắn chặt với tuổi thơ của tôi. Hồi đó, bà thường ôm tôi vào lòng và ru tôi bằng những lời ru chan chứa.

Bà nội chính là điểm tựa tinh thần cho mọi thành viên trong gia đình. Em mong rằng, bà sẽ luôn khỏe mạnh để có thể sống bên cạnh chúng em thật lâu.

Cảm ơn quý thầy cô đã theo dõi bài viết: Chuyên đề viết văn kể chuyện dành cho học sinh tiểu học. Mong quý thầy cô thường xuyên ghé thăm giaoanchuan để đọc thêm nhiều tài liệu hay.
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top