Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 4- Tiết 16: Văn bản:
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

(Trích Truyền kỳ mạn lục - Nguyễn Dữ)​
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:


- Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.

- Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng đọc hiểu truyện truyền kỳ.

3. Thái độ: Giáo dục những phẩm chất tốt đẹp: tình vợ chồng, mẹ chồng, nàng dâu.

4. Năng lực : Năng lực nhận thức, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:
KHDH, MC, tài liệu liên quan, …

2. Học sinh:

- Đọc và trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

- Tìm hiểu về Nguyễn Dữ và Truyền kì mạn lục

- Tìm đọc truyện cổ tích Vợ chàng Trương và bài thơ Lại bài viếng Vũ Thị của Lê Thánh Tông

- Đọc văn bản và trả lời phần đọc hiểu, đọc chú thích

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1.Tổ chức:
1’

Lớp​
Tổng số​
Học sinh vắngNgày giảngĐiều chỉnh
9A1​
42​
10/9/2019
9A2​
42​
10/9/2019
9A3​
42​
13/9/2019
2. Kiểm tra kiến thức cũ: 5’

? Qua bản tuyên bố, em nhận thức ntn về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này? Em tự nhận thấy mình phải làm gì ?

3. Bài mới:

Hoạt động của thầyHĐ của tròNội dung bài học
Hoạt động 1: Khởi động (1 phút):
ở lớp 6, các em đã được làm quen và tìm hiểu 2 truyện trung đại Việt Nam. Đó là những truyện nào?
GV: Trải qua quá trình phát triển, truyện trung đại VN ngày càng đạt được nhiều thành tựu, kể cả đối với những thể loại vay mượn của Trung Quốc mà truyền kì là một ví dụ tiêu biểu. Hôm nay, cô và các em sẽ cùng tìm hiểu một thiên truyện tiêu biểu trích trong áng “thiên cổ kì bút” Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.





Hoạt động chung
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30’)
* Gọi h/s đọc chú thích: SGK/49
? Em biết được những gì về t/g Nguyễn Dữ?
* GV giới thiệu thêm về t/g cho h/s rõ qua cuốn “Nhà văn của các em” ( Trang 35 )
Giới thiệu về bối cảnh lối sống xã hội Việt Nam lúc đó?




?
Em hiểu ntn là “Truyền kỳ mạn lục”?
- Ghi chép tản mạn những điều kỳ lạ vẫn được lưu truyền .
? SGK có nhận xét gì về đặc điểm của truyện truyền kỳ mạn lục ?
* H/S đọc chú thích 1: SGK/49
* GV hướng dẫn h/s đọc: Đọc diễn cảm cần phân biệt các đoạn tự sự và những lời đối thoại thể hiện tâm trạng của nhân vật.
* Gọi h/s đọc văn bản, Tóm tắt tác phẩm.










?
Truyện có thể chia làm mấy đoạn? ý của từng đoạn là gì ? có 3 đoạn:
* Đoạn 1: Từ đầu với cha mẹ đẻ mình
- Hạnh phúc của Vũ Nương. Sự xa cách và phẩm hạnh của nàng .
* Đoạn 2: Tiếp ® việc trót đã qua rồi
- Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương
* Đoạn 3: Còn lại
- Cuộc gặp gỡ ... Vũ Nương được giải oan

?
Em cho biết câu chuyện được kể xoay quanh n/v trung tâm nào?
? Chủ đề chính của chuyện là gì?
- Nỗi đau, oan khuất của Vũ Nương
? Nhân vật Vũ Nương được khắc họa trong những tình huống nào ?GV chốt: -> Trong bốn tình huống: Khi sống với chồng, khi tiễn chồng đi lính, khi xa chồng, khi bị chồng nghi oan.?
? V/ Nương được giới thiệu là 1 người con gái ntn?
- Đẹp người, đẹp nết, tính tình thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp ® 1 người con gái có đầy đủ phẩm hạnh theo tiêu chuẩn ngày xưa.
* Theo dõi phần kể về h/p của Vũ Nương và cho biết
? Trong cuộc sống bình thường nàng đã sử sự ntn trước người chồng hay ghen?
GV: Nhưng cuộc sống h/p ấy không được yên ấm lâu dài. Nước nhà có biến. Chàng Trương phải ra trận
GV nói thêm về CT PK vua chúa tranh quyền vị, C/t giữa các tập đoàn pk (Thế kỷ XVI) ® Chiến tranh phi nghĩa gia đình phải chia ly...
* Đọc thầm đoạn văn những lời Vũ Nương nói với chồng khi tiễn ra trận.
? Em cảm nhận được tình cảm gì của nàng đối với chồng qua những lời nói ấy?
- Cư sử đúng mực, chân tình, mơ ước lớn lao nhất của Vũ Nương không phải là danh vọng mà là một cuộc sống gia đình yên ấm. Vũ Nương bày tỏ nỗi khắc khoải, nhớ nhung da diết = những lời nói ân tình
* Em đọc lại những lời nói đó : “ Nhìn trăng soi thành cũ....”. Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể ngăn được.
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ, câu văn trong đoạn này và tác dụng của cách dùng đó ?
- Những câu văn biền ngẫu sóng đôi, đối xứng, h/ả ước lệ -> Lời nói, cách nói của con người dịu dàng, thuỳ mị.
- Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người chinh phụ trong thời loạn lạc xưa nay: “Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong

(Chinh phụ ngâm)
=> Trái tim của Vũ Nương thật giàu tình yêu thương biết chịu đựng những thử thách biết đợi chờ để yên lòng người đi xa. T/c ấy thật đáng trân trọng
? Thể hiện được tâm trạng ấy của Vũ Nương t/giả Nguyễn Dữ đã bộc lộ t/c gì của mình đối với n/v?
- Vừa cảm thông với nỗi đau khổ, vừa ca ngợi tấm lòng thuỷ chung, thương nhớ của Vũ Nương đối với chồng.
GV: Khi xa chồng Vũ Nương là người vợ chung thuỷ....
? Trong những ngày tháng chồng đi lính, có những sự kiện gì đã xảy ra trong gđ VN?
- Nàng sinh con trai đặt tên là Đản
- Mẹ chồng ốm nặng rồi qua đời
? Tình cảm của nàng đối với mẹ chồng, đối với con ntn?
- Với mẹ chồng: tận tụy chăm sóc, hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật, nặng lòng yêu thương, lấy lời ngọt ngào khuyên lơn, khi qua đời ma chay chu tất...
- Đối với con: chăm sóc, bìu ríu, gần gũi. Khi gần con nàng chỉ bóng mình trên tường nói đôi là cha nó...
? Em đọc lời trăng trối của bà mẹ chồng và lời nhận xét của tác giả. Qua đó giúp em hiểu thêm được những gì về Vũ Nương? ( Ngừoi pn hiền thục, lo toan, tình nghĩa vẹn cả đôi bề...)
? Em hãy tìm các chi tiết thể hiện tc của VN đối với chồng trong những ngày tháng chồng đi lính?
- Cách nói ước lệ mượn hình ảnh của TN để diễn tả tâm trạng ng chinh phụ buồn nhớ, thấm thía nỗi cô đơn...
?Theo em chi tiết nào khắc họa rõ nét nhất tc thủy chung của VN đối với chồng? (cái bóng của nàng trên tường)
? Chi tiết cái bóng gợi cho em những suy nghĩ gì? Chờ chồng...
? Đây là 1 chi tiết nghệ thuật đặc sắc và gợi cảm. Tại sao Nguyễn Dữ lại để chi tiết này từ lời 1 đứa trẻ? Em hãy chỉ rõ điều đó? (CH cho HS TL)
GV bình....
?
Em có thể khái quát những vẻ đẹp nhân cách về nàng Vũ Nương qua phần đã p/tích?
- Ở nàng có đầy đủ những p/chất đáng quý, đáng trân trọng, đó là người vợ đảm đang, chung thuỷ, nàng dâu hiếu thảo, người mẹ hiền đôn hậu => h/ả người phụ nữ lý tưởng trong XHPK.

HS đọc




Suy nghĩ & trả lời




Đọc



Nghe


HS tóm tắt​














Trả lời











Hs trả lời
TL bàn

Hs trả lời










Thảo luạn nhóm






Nghe




Trả lời

HS nhận xét​





Trả lời





Đọc
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả

- Sống ở thế kỷ XVI thuộc triều đình nhà Lê, quê ở Thanh Miện- Hải Dương
- Là một trong những t/g văn xuôi kỳ tài Việt Nam về thể loại này.
2. Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục:
- Gồm 20 truyện viết bằng chữ Hán theo lối văn biền ngẫu có xen lẫn 1 số bài thơ, kết thúc mỗi tp đều có lời bình.
- Được đánh giá là “ Thiên cổ kì bút”.
3. Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương:
- Là truyện thứ 16 trong 20 truyện
- Có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”.
- Kể về cuộc đời và nỗi oan khuất của VN, 1 người pn đẹp người đẹp nết.

- Thể loại: truyện truyền kỳ
- Bố cục: 2 phần
* Tóm tắt tác phẩm:
(HS tự tóm tắt)













II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Nhân vật Vũ Nương:

- Là người PN đức hạnh, xinh đẹp.



*
Khi sống với chồng:

Nàng hiểu chồng, biết mình, luôn cư xử đúng mực, nhường nhịn, giữ gìn khuôn phép nên gđ trong ấm ngoài êm.




* Khi tiễn chồng ra trận:
- Nàng có cử chỉ thiết tha

- Lời dặn dò ân tình, đằm thắm: mong chồng trở vè bình yên, bày tỏ sự cảm thông trước nỗi vất vả, gian nan mà chồng phải chịu đựng và nói lên nỗi khắc khoải nhớ nhung của mình.










* Khi xa chồng:
nàng là một phụ nữ đảm đang, 1 người vợ chung thủy, yêu chồng tha thiết, 1 người mẹ hiền, 1 nàng dâu hiếu thảo.


Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút)
? Chi tiết cái bóng gợi cho em những suy nghĩ gì? Chờ chồng...
? Đây là 1 chi tiết nghệ thuật đặc sắc và gợi cảm. Tại sao Nguyễn Dữ lại để chi tiết này từ lời 1 đứa trẻ? Em hãy chỉ rõ điều đó?
? Em có thể khái quát những vẻ đẹp nhân cách về nàng Vũ Nương qua phần đã p/tích?
- Ở nàng có đầy đủ những p/chất đáng quý, đáng trân trọng, đó là người vợ đảm đang, chung thuỷ, nàng dâu hiếu thảo, người mẹ hiền đôn hậu => h/ả người phụ nữ lý tưởng trong XHPK.




Thảo luận nhóm





Hoạt động 4: Vận dụng (4’)
HS làm BT 1,2 – ý 3 (ETĐGKT Ngữ văn 9/32,33)
BT2: A, B, D, E
BT3: E
HĐ CN
Lên bảng
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (HS thực hiện ở nhà – 1’)
*Bài cũ:
- Học phần giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nội dung múc 1 (2 ý) theo vở ghi và SGK
- Làm thêm các BT GV giao trên MC
*Bài mới: + Đọc lại văn bản và soạn tiếp câu hỏi trong SGK/ 51
+ Chú ý chi tiết cái bóng, những lời thoại của Vũ Nương trước khi chết.
+ Tìm các chi tiết kì ảo cuối truyện và nêu ý nghĩa
HĐ cá nhân
RÚT KINH NGHIỆM :.................................................................................................................................................................................................................................................................
 

Đính kèm

  • CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG.docx
    31.3 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top