Chuyện người con gái Nam Xương(tiếp), ngữ văn 9

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 4 - Tiết 17:

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (tiếp)

(Trích Truyền kỳ mạn lục - Nguyễn Dữ)​

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:


- Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn người phụ nữ Việt nam qua nhân vật Vũ Nương.

- Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.

- Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc đổi mới kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyện truyền kỳ.

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng đọc hiểu truyện truyền kỳ.

3. Giáo dục: Giáo dục những phẩm chất tốt đẹp: tình vợ chồng, mẹ chồng, nàng dâu. Phê phán sự ghen tuông mù quáng. Phê phán chiến tranh và những quan niệm lạc hậu của chế độ phong kiến.

4. Năng lực: Năng lực nhận thức, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề, cảm thụ tác phẩm văn học.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên
: Đọc, soạn bài và chuẩn bị các tư liệu, tranh ảnh tham khảo, HKDH, MC....

2. Học sinh:

- Đọc kỹ văn bản , phân tích tâm trạng của Vũ Nương qua từ ngữ, hình ảnh

- Soạn tiếp phần nỗi oan của Vũ Nương, nhân vật Trương Sinh và những chi tiết kì ảo của truyện.

- Viết đoạn văn phân tích vai trò của chi tiết NT Cái bóng

- Kể lại câu chuyện theo các của riêng em

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Tổ chức(1’)

Lớp​
Tổng số​
Học sinh vắng​
Ngày giảng​
Điều chỉnh​
9A1​
42​
12/9/2019​
9A2​
42​
16/9/2019​
9A3​
42​
12/9/2019​
2. Kiểm tra kiến thức cũ: 5’

? Tóm tắt ngắn gọn văn bản ?

? Em cảm nhận được những gì về nhân vật Vũ Nương qua tiết học trước ?

? Em hãy đọc 1 số bài ca dao viết về thân phận người phụ nữ trong xã hội pk xưa mà em đã học hoặc đọc thêm ?

HS có thể nêu 1 vài VD:

Thân em như trái bần trôi

Gió dập, sóng dồi biết tấp vào đâu.

Thân em như lá đài bi

Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương

Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, kẻ phàm rửa chân

Thân em như quả cau khô

Người thanh tham mỏng, người thô tham dày

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

? Em hãy đọc bài thơ sau và cho biết tên bài thơ, tên tác giả và nội dung của bài thơ ấy?

Thân em thì trắng, phận em tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Đây là bài thơ “Bảnh trôi nước ”của Hồ Xuân Hương. Qua bài thơ, mượn hình ảnh cái bánh trôi nước để nói tới thân phận chìm nổi, không tự quyết định dược cuộc đời mình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đồng thời cũng ngợi ca tầm lòng chung thủy của họ.

? Qua những câu ca dao và bài thơ trên của Hồ Xuân Hương, em có nhận xét ntn về số phận và cuộc đời của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ?

3. Bài mới:

RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………...........................
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Khởi động (1 phút):
GV: Trong ba tư cách:
Người vợ, người con, người mẹ nàng Vũ Nương đã nêu cao phẩm hạnh của người phụ nữ VN, đảm đang, giàu tình thương, thuỷ chung, vô cùng nhân hậu đáng được ngợi ca, đáng được đền ơn và đáng phải được hưởng hạnh phúc
Þ Nhưng hạnh phúc gia đình, sự sum họp có đến với nàng không?


Hoạt động chung
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (35’)
* Gọi 1 h/s đọc “Qua năm sau -> qua rồi”.
? Nội dung đoạn văn em vừa đọc nói nên vấn đề gì
? Khi TS trở về, điều gì khiến anh ta nghi ngờ vợ?
- TS thăm mộ mẹ cùng con trai...
- Lời nói của đứa con...
? Lời nói ngây thỏ của bé Đản đã tác động ntn đến TS? (nghi ngờ lòng chung thủy của vợ)
? Tại sao câu nói của trẻ lại gây nghi ngờ saau sắc như vậy? Vậy em có suy nghĩ gì về NT kc của tác giả? (Tluận)
KC, dẫn dắt khéo léo, thắt nút, mở nút...
? Khi nghe con trẻ nói trương Sinh đã có thái độ như thế nào đối với vợ ? Hậu quả ra sao?
- Đinh ninh là vợ mình hư hỏng, mắng nhiếc vợ không tiếc lời và đuổi đi. Không chịu nghe lời biện bạch của vợ và của hàng xóm, giấu ko kể lời con nói, mắng nhiếc, đánh đuổi vợ đi-> VN tự vẫn.
? Chi tiết nào mở ra khả năng tránh được thảm kịch?
? Khi bị chồng vu oan Vũ Nương đã sử xự như thế nào? Hãy PT 3 lời nói của VN? (Câu hỏi TL nhóm)
* Đọc lời thoại thứ nhất: ? Qua lời thoại đó em hiểu tâm trạng của Vũ Nương ra sao?
- Vũ Nương nói đến thân phận mình ,tình nghĩa vợ chồng và khẳng dịnh tấm lòng chung thuỷ trong trắng của mình ...tìm mọi cách cho chồng hiểu , muốn hàn gắn hạnh phúc gia đình.(=> Phân trần, kđ tấm lòng chung thủy)
*
Đọc thầm lời thoại thứ hai.
- Nói trong tâm trạng “Bất đắc dĩ ” không thể chịu đựng, không thể cầm lòng.
=> Nỗi đau đớn tuyệt vọng vì hạnh phúc gđ tan vỡ...
?
Lời thoại thứ 3 có có gì đáng chú ý? Vũ Nương đã bị dồn đẩy đến bước đường cùng , nàng đã mất tất cả, đành chấp nhận số phận nhưng mọi cố gắng đều không thành
=> Lời thề ai oán phẫn uấtnhư 1 lời nguyền xin chứng giám nỗi oan và sự trong sach của mình.
? Quan sát 3 lời thoại của VN và NX cách sử dụng từ ngữ của tác giả?
- Hình ảnh ước lệ tượng trưng, mượn hình ảnh của thiên nhiên để nói đến tầm lòng chung thủy, sự mất mát, đổ vỡ không gì cứu vớt nổi, có tác dụng biểu cảm lớn.
? Trong những lời nói của Vũ Nương . Theo em lời nào đau xót nhất , gợi sự thương cảm nhất? Vì sao?
- Lời than thở của nàng bên bờ sông Hoàng Giang ...
? Qua những lời thoại đó , em cảm nhận được điều gì đáng quí nào trong tâm hồn của Vũ Nương?
- Đó là người có nhiều khát vọng hạnh phúcsâu sắc,chân thật dễ bị tổn thương và cao thượng.
? Theo em VN chết vì ai? NN nỗi oan của VN?
- Vì cuộc hôn nhân không bình đẳng.
- Chế độ gia trưởng mà Trương Sinh là đại diện.
- Tính cách của Trương Sinh: Sự đa nghi
- Chiến tranh phi nghĩa.
? Liệu rằng VN còn con đường nào khác ko? Hành động tự trẫm mình của nàng có ý nghĩa gì?
- Là hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự. Có nỗi tuyệt vọng đắng cay, nhưng cũng có sự chỉ đạo của lý trí không phải là hành động bột phát trong cơn nóng giận như truyện cổ tích miêu tả -> Sự sáng tạo đầy n/thuật của t/giả tố cáo XH PK. Số phận của người phụ nữ trong xã hội đó bị cô độc, bị đầy đọa, không thể có hạnh phúc => Đó là hành động bế tắc , đau khổ của một kiếp người đơn độc.
? Em hãy tóm tắt cuộc đời VN khi chồng trở về?
Chết vì những gì mình yêu thương nhất=> bi kịch, cái bóng TY của nàng trở thành cái bóng oan khiên.
? VS tác giả để VN chết giữa trời đất? ( nỗi oan lớn chỉ có trời đất mới thấu tỏ, chết đau xót oan khuất chỉ có TĐSN mới chứng giám được...)
? Hãy khái quát cuộc đời vN trong trang truyện? Cuộc đời đau khổ, đẹp hiền nhưng bất hạnh, là nạn nhân thê thảm của CĐPK phụ quyền...
? Đặt TP vào thế kỉ 16, theo em cuộc đời của VN có phải chỉ mình VN chịu ko? Đó là cuộc đời chung của những người pn trong xh pk, liên hệ thơ HXH, ca dao...
? Trương Sinh được gt ở đầu truyệnlà người như thế nào?
? Đánh giá cuộc hôn nhân với VN?
? Thái độ của T. Sinh trước những lời lẽ cầu xin của vợ? – Mắng nhiếc vợ thậm tệ
- Bỏ ngoài tai những lời bày tỏ của vợ ...
- Ko tin cả những nhân chứng bênh vực cho vợ
? Qua những chi tiết đó em có nhận xét gì về nhân vật này?
- Là 1 người đàn ông ích kỷ hồ đồ, vũ phu,vô học,đáng lên án.
? Xét về sâu xa, hình ảnh TS cho em hiểu gì về xh đó? Cổ hủ lạc hậu, trọng nam khinh nữ...
? Vậy trong xh ấy, cái gì khiến cho vợ xa chồng, mẹ xa con? ( CTPN...)
? Nỗi oan của VN có được giải ko? Qua chi tiết nào?
? Em có nhận xét gì về cuộc sống dưới thủy cung? Là 1 tg đẹp từ y phục, con ng đến quang cảnh lâu đaì, nhưng đẹp nhất là mối quan hệ nhân nghĩa...(cs đẹp có tình ng )
? Tác giả mt cs dưới thủy cung đối lập với cs bạc bẽo nơi trần thế nhằm mđ gì? Tố cáo hiện thực...
? Chi tiết kỳ ảo nào trong truyện làm em thấy lý thú nhất? Vì sao?
? Vì sao Vũ Nương muốn trở về với chồng, con rồi nàng lại không về? Em hiểu tâm trạng của nàng lúc ấy ntn?
? Điều gì khiến VN thay đổi? VN gặp PL -> li kì hoang đường nhớ qh, ko muốn mang tiếng xấu -> thể hiện ước mơ 1 xh công bằng tốt đẹp, phù hợp với tâm lí ng đọc, tăng giá trị tố cáo...
?
Với đoạn truyện kỳ ảo này, t/g muốn nhắn gửi điều gì?
- Tcảm của ND với VN: ở hiền gặp lành
- Giá trị nhân đạo: hình ảnh ng pn thường dân bước vào văn học; hoàn chỉnh thêm nét đẹp tc của VN, thức tỉnh ng đọc...
? Chi tiết kết thúc tp gợi cho em suy nghĩ gì?
- Khắc họa tc thủy chung của VN, giải oan...
- Câu nói của VN tố cáo xh 1 cách sâu sắc...




?
Chủ đề của câu chuyện “Người con gái Nam Xương” là gì ?
- Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam
- Cảm thông với số phận nhỏ nhoi , bất hạnh của người phụ nữ dưới chế độ phong
kiến
*GV: Đưa câu thơ của Phạm Công Trứ:
“Chỉ vì tin lời con trẻ
Cho nên mất vợ chàng Trương
Chuyện người con gái Nam Xương
Xin là sách gối đầu giường lứa đôi...”

Gọi 2 học sinh đọc
? Sự hấp dẫn của thiên truyện này là do đâu?
? Theo em giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm này là ở chỗ nào?
HS đọc ghi nhớ
Đọc


Trả lời cá nhân


TL bàn




Trả lời cá nhân










Thảo luận nhóm lớn (3 nhóm) – PHT














Trả lời cá nhân



Trả lời cá nhân





Thảo luận bàn



Trả lời cá nhân





HĐ cá nhân




HĐ cá nhân







HĐ nhóm













Thảo luận nhóm








Trả lời cá nhân





HĐ cá nhân






HĐ cá nhân





Quan sát




HĐ cá nhân

Đọc
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Nhân vật Vũ Nương

* Khi chồng trở về:







- VN bị chồng nghi oan là thất tiết



- Nàng bày tỏ tấm lòng để hiểu không được.














- Hạnh phúc gđ tan vỡ, thất vọng tột cùng, nàng đã tự vẫn.




















- Hành động tự trẫm mình của nàng là hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự.





=> Là 1 người pn xinh đẹp đức hạnh nhưng cuộc đời vô cùng bất hạnh, phải chết oan khốc, bi thương.

2. Nhân vật Trương Sinh

- Con nhà giàu ít học, thụ động, hay ghen, đa nghi
- Cuộc hôn nhân với VN ko bình đẳng



- Nghi oan cho vợ, xử sự hồ đồ độc đoán, vũ phu thô bạo đẩy vợ đến cái chết oan nghiệt.

3. Các chi tiết kì ảo cuối truyện


















- Tạo nên 1kết thúc có hậu
- Khắc họa tc thủy chung cuả VN, có oan đựơc giải đồng thời hoàn thiện thêm vẻ đẹp của Vũ Nương (sự cao thượng)
- Tố cáo xh sâu sắc, thức tỉnh người đọc






III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật

- Kết cấu độc đáo sáng tạo, dẫn chuyện khéo léo
- Xây dựng cốt truyện vừa thưc vừa ảo, kết hợp TS, TT, kịch
- Tạo dựng chi tiết NT đặc sắc
2. Nội dung
- GTHT: phản ánh thực trạng xh pk suy vi thời đó, ctpk phi nghĩa, quan niệm hẹp hòi hà khắc...
- GTNĐ: ca ngợi người phụ nữ đức hạnh, kết thúc có hậu.
* Ghi nhớ (SGK/51)
Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút)
GV cho HS làm bài luyện tập
Đọc đoạn văn đã chuẩn bị ở nhà

HĐ cá nhânIV. LUYỆN TẬP
- Viết đoạn văn phân tích vai trò của hình ảnh “cái bóng”(Cái bóng là tình tiết quan trọng của câu chuyện với Vũ Nương, với bé Đản, với chàng Trương...)
Hoạt động 4: Vận dụng (4’)
HS làm CHTN 17,18,20 (BTTNNV 9/38,39)
Câu 17: A
Câu 18: C
Câu 20: D
HĐ CN
Lên bảng
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (HS thực hiện ở nhà – 1’)
- Đọc kỹ văn bản, tóm tắt kể lại câu chuyện, phân tích tâm trạng của Vũ Nương qua từng cảnh
- Phát biểu cảm nhận sau khi học xong văn bản.
- Làm các bài tập ở vở bài tập, tìm đọc cả tập truyện.
- Nắm được các giá trị đặc sắc của truyện.
- Đọc phần ví dụ và trả lời, ôn lại các nhóm từ ngữ xưng hô trong TV
- Tìm hiểu các BT trong SGK
HĐ cá nhân
 

Đính kèm

  • CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (Tiếp).docx
    33.1 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top