Giáo án văn học
Thành Viên
- Điểm
- 0
Tiết 1 – Hướng dẫn đọc thêm – Văn bản:
CON RỒNG, CHÁU TIÊN- BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
(Truyện truyền thuyết)
I. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- HS biết khái niệm thể loại truyền thuyết.
- HS biết được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
- HS thấy được bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước và trong 1 tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương.
- HS hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên;
- HS hiểu được cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hóa của người Việt.
2. Kỹ năng:
- HS đọc diễn cảm, đọc – hiểu được 1 văn bản truyền thuyết.
- HS nhận ra được những sự việc chính của truyện.
- HS nhận ra được những nét đẹp về các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo tiêu biểu trong truyện.
3. Thái độ:
- HS tự hào về nguồn gốc, trí tuệ dân tộc, biết tôn vinh nòi giống Rồng Tiên.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác
- Phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: tranh ảnh liên quan đến bài học
2. Học sinh: Sách ngữ văn 6 tập 1, vở viết, bài soạn theo câu hỏi sgk.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: hoạt động nhóm, thị phạm, luyện tập – thực hành, giảng bình, thuyết trình
- Kĩ thuật: thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh
* Vào bài mới:
- Em biết gì về nguồn gốc dân tộc VN ta?
- HS chia sẻ.
- GV giới thiệu bài.
Thời gian đằng đẵng Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở LLQ và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Mặc cho thời gian đằng đẵng/Không gian mênh mông, vượt qua những lựa lọc khắt khe của lịch sử, người Việt xưa và nay vẫn luôn tự hào kể về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên của mình. Ngược thời gian, về với ngày xửa ngày xưa, cô trò chúng ta cùng khám phá vẻ đẹp của truyền thuyết CRCT để cảm nhận và tự hào về cội nguồn dân tộc.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
CON RỒNG, CHÁU TIÊN- BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
(Truyện truyền thuyết)
I. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- HS biết khái niệm thể loại truyền thuyết.
- HS biết được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
- HS thấy được bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước và trong 1 tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương.
- HS hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên;
- HS hiểu được cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hóa của người Việt.
2. Kỹ năng:
- HS đọc diễn cảm, đọc – hiểu được 1 văn bản truyền thuyết.
- HS nhận ra được những sự việc chính của truyện.
- HS nhận ra được những nét đẹp về các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo tiêu biểu trong truyện.
3. Thái độ:
- HS tự hào về nguồn gốc, trí tuệ dân tộc, biết tôn vinh nòi giống Rồng Tiên.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác
- Phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: tranh ảnh liên quan đến bài học
2. Học sinh: Sách ngữ văn 6 tập 1, vở viết, bài soạn theo câu hỏi sgk.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: hoạt động nhóm, thị phạm, luyện tập – thực hành, giảng bình, thuyết trình
- Kĩ thuật: thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh
* Vào bài mới:
- Em biết gì về nguồn gốc dân tộc VN ta?
- HS chia sẻ.
- GV giới thiệu bài.
Thời gian đằng đẵng Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở LLQ và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Mặc cho thời gian đằng đẵng/Không gian mênh mông, vượt qua những lựa lọc khắt khe của lịch sử, người Việt xưa và nay vẫn luôn tự hào kể về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên của mình. Ngược thời gian, về với ngày xửa ngày xưa, cô trò chúng ta cùng khám phá vẻ đẹp của truyền thuyết CRCT để cảm nhận và tự hào về cội nguồn dân tộc.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của GV – HS | Nội dung |
HĐ 1: Tìm hiểu truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
(rõ ràng, truyền cảm, phân biệt lời kể và lời nói các nhân vật)
? Qua phần đọc và tìm hiểu văn bản, em hãy tóm tắt truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”? HS tóm tắt, HS nx, GV nx.
? Qua tìm hiểu vb, cho biết vb này thuộc thể loại gì? ? Em biết gì về thể loại truyện truyền thuyết? | A. Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” Đọc và tìm hiểu chung:
2. Tìm hiểu chung văn bản: - Thể loại: truyện truyền thuyết Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sự thời quá khứ , thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể . |
|
? Em thấy văn bản này có những phương thức biểu đạt nào trong các ptbđ sau: tự sự (kể), miêu tả, biểu cảm? ? Văn bản được chia làm mấy phần? Nêu giới hạn và nội dung từng phần ? |
-> Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ +Phần 2: Tiếp theoà rồi chia tay nhau lên đường -> Chuyện sinh nở kì lạ của Âu Cơ và cuộc chia tay, chia con. +Phần 3: Còn lại: Kết thúc truyện và ý nghĩa của nguồn gốc người Việt. |
- Chia lớp thành 2 nhóm: thảo luận 3p + Nhóm 1: tìm các chi tiết nói lên đặc điểm về nguồn gốc, ngoại hình, tài năng, công lao của nhân vật Lạc Long Quân + Nhóm 2: tìm các chi tiết nói lên đặc điểm về nguồn gốc, ngoại hình, tính cách của nhân vật Âu Cơ Đại diện nhóm báo cáo, HS nhận xét GV chốt bảng. ? Qua lời giới thiệu nhân vật, em có nhận xét gì về đặc điểm nguồn gốc, hình dáng, và tài năng của 2 nhân vật ? ? Những đặc điểm đó là chi tiết bình thường hay khác thường? ? Em nhận ra NT gì được sử dụng? ? Nxét về cách mở truyện, gthiệu n.vật? GV giảng: sử dụng h/a tưởng tượng kì ảo là yếu tố NT đc dùng phổ biến trong nhiều thể loại truyện dân gian, trong đó có truyền thuyết. ? Nhờ đó, em có cảm nhận ntn về 2 nv LLQ và Âu Cơ? | Phân tích:
+ NT: sử dụng yếu tố tưởng tượng kì ảo, thủ pháp liệt kê, lời văn ngắn gọn. Lạc Long Quân và Âu Cơ đều có nguồn gốc là thần tiên kì lạ, phi thường. |
GV bình: Theo quan niệm phương Đông, Rồng và Tiên là biểu tượng cho vẻ đẹp cao sang, toàn bích. Rồng đứng đầu trong tứ linh biểu tượng cho sự hùng mạnh. Tiên là biểu tượng của người đàn bà đẹp, nhân từ, có phép lạ. Lời kể ngắn gọn, k chút khoa trương này vẫn k giấu nổi niềm tự hào của người xưa khi nói về tổ tiên, cha mẹ mình. Vẻ đẹp tuy là kì lạ, phi thường nhưng lại vô cùng gần gũi. Nét đẹp nhất của LLQ và ÂC chính là tấm lòng đối với dân, đc thể hiện ở những hành động dũng cảm và cao cả... Vẻ đẹp của bố Rồng mẹ Tiên chính là sự kết tinh cho vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam. (bài phân tích của TĐS) | |
? Sự kiện tiếp theo trong phần 2 của truyện là sự việc gì? ? Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ có ý nghĩa gì? GV: rồng- tiên nên duyên chồng vợ. Những con người cao quý ấy dường như sinh ra là để dành cho nhau. ? Mối lương duyên đẹp đẽ ấy còn tạo ra điều gì kì lạ đẹp đẽ nữa? Hãy tìm những chi tiết miêu tả chuyện sinh nở của Âu Cơ ? ? Chi tiết “cái bọc trăm trứng nở ra 100 người con” là chi tiết ntn ? ? Ý nghĩa của chi tiết đó? ? Các chi tiết trong phần diễn biến truyện cho em hiểu được tình cảm, thái độ gì của tác giả dân gian về nguồn gốc dân tộc ta? GV bình: niềm tự hòa dân tộc và trí | 2. Diễn biến truyện:
-> Sự kết hợp tuyệt vời của hai giống nòi đẹp đẽ, tài giỏi và phi thường
-> Mọi người Việt ta đều là anh em ruột thịt do cùng một cha mẹ sinh ra (đồng bào). -> Chung dòng giống Rồng-tiên cao quý à Thể hiện niềm tự hào, tôn kính về nòi giống cao quý của dân tộc Việt (con cháu của những vị thần đẹp nhất, những người anh hùng đã làm nên những kì tích phi thường nhất) |
tưởng tượng bay bổng của người xưa đã sáng tạo ra 1 hình ảnh kì lạ, hoang đường nhưng rất giàu ý nghĩa . (Bài của TĐS) Và các con ạ... trong những thời khắc thiêng liêng của tháng 8 lịch sử này, chúng ta lại nhớ tới Người, trong giờ phút thiêng liêng, giữa quảng trường Ba đình lịch sử cờ và hoa rỡ đã nhắc lại hai tiếng ”đồng bào”thiêng liêng ruột thịt từ câu chuyện bố Rồng, mẹ Tiên trong những ngày mở nước xa xưa. | |
- GV chiếu tranh minh hoạ (sgk) ? Bức tranh gợi nhắc chi tiết nào trong truyện? ? Lạc Long Quân và Âu Cơ đã chia tay và chia con như thế nào? ? Ý nghĩa chi tiết ấy? GV: Rồng quen ở dưới nước, không thể ở mãi trên cạn. Tiên quen sông trên cạn, không thể theo chồng ra chốn bể khơi. Xa nhau là tất yếu. - Đàn con đông đúc tất nhiên cũng phải chia đôi: nửa khai phá rừng hoang cùng mẹ, nửa vùng vẫy chốn biển khơi cùng cha. -> việc giải thích nguồn gốc các dân tộc Việt Nam sinh sống trên khắp đất nước, đất nước đc khai phá, mở mnagtheo cả hai hướng biển và rừng, tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc đã được hình tượng hóa bằng câu chuyện đẹp về sự chia xa. ? Em hãy cho biết, truyện kết thúc bằng những sự việc nào? ? Tên vua và tên kinh đô, tên địa danh có trong thực tế không? Em biết gì về những cái tên này? ? Việc kết thúc câu chuyện như vậy có ý nghĩa gì? GV: kết thúc câu chuyện là tên vua, tên | 3. Kết thúc truyện: Cuộc chia tay và nguồn gốc con Rồng cháu tiên
- Con trưởng lên ngôi vua, lấy hiệu Hùng Vương, lập kinh đô, đặt tên nước... Þ Cách kết thúc muốn khẳng định nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên là có thật -> đề cao ý thức dân tộc, ngợi ca cội nguồn tổ tiên |
địa danh có thực, tên nước Việt ta từ buổi sơ khai. Vì thế nên truyền thuyết ko chỉ có những chi tiết tưởng tượng kì ảo mà còn có cái lõi lịch sử khiến cho những câu chuyện truyền thuyết trở nên thật nhất. Như lời bác PVĐồng nói trong bài viết “Nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương” gửi báo Nhân dân rằng: “Những truyền thuyết dân gian thường có 1 cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình tha thiết của mình cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và NT dân gian làm nên những tác phẩm văn hóa mà đời đời con người ưa thích.” Ta thấy vb tuy ngắn gọn nhưng đã thể hiện đc niềm tin, niềm tự hào về nguồn gốc giống nòi, dân tộc, đất nước, thể hiện khát vọng gắn bó, đoàn kết giữa các dân tộc anh em. Vượt qua bao thời gian, truyện luôn giáo dục con cháu Việt Nam ta niềm tự hào và tự tôn dân tộc. | |
GV cho học sinh phát hiện nhanh những NT tiêu biểu của truyện. ? Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo? Dẫn chứng? ? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện? ? Vậy hãy nêu ý nghĩa của truyện Con Rồng Cháu Tiên? - HS đọc phần ghi nhớ. | III. Tổng kết: a) Nghệ thuật: - Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo đẹp đẽ, và giàu ý nghĩa : + Tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật – sự kiện. + Thần kỳ hoá, thiêng liêng hoá nguồn gốc, nòi giống dân tộc. + Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm. b) Nội dung:
|
HĐ 2: Tìm hiểu truyện ”Bánh trưng, bánh giày” - PP: vấn đáp, Hđ nhóm, giảng bình | B. Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” |
? Hãy tóm tắt văn bản “Bánh chưng, bánh giầy” ?
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu giới hạn và nội dung của từng phần?
| Đọc và tìm hiểu chung:
| |
HS đọc từ đầu đến “chứng giám” ? Hùng Vương chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? ? Trong hoàn cảnh ấy, Vua Hùng có ý định gì? ? Em hiểu ý định đó của vua ntn? (muốn chọn người tài, giúp cho dân ấm no, ngai vàng giữ vững) GV giảng: Trong h.cảnh giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhờ phúc ấm tiên vương mà vua Hùng đã đều đánh đuổi được, thiên hạ thái bình, thì rõ ràng người nối ngôi vua là phải nối đc chí vua – tiếp tục giữ đc cho đất nc thái bình, nd no ấm. | II) Phân tích 1) Hùng Vương chọn người nối ngôi
|
? Nhận xét gì về ý tưởng chọn người nối ngôi của Vua Hùng? HS thảo luận cặp đôi phát biểu. ? Vua Hùng đặt ra những yêu cầu gì để chọn người nối ngôi ? TL: Nhà vua đặt ra 2 yêu cầu: + “Ai nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng” + “Nhân lễ Tiên vương...có Tiên vương chứng giám” ? Nhận xét gì về hình thức và điều kiện nối ngôi của Hùng Vương so với tục lệ truyền ngôi trước? ? Qua đây em có nhận xét ntn về vua Hùng? ? Theo em, chi tiết vua Hùng mở cuộc thi chọn người nối dõi có vai trò như thế nào trong sự phát triển của mạch truyện ? TL: + Đây là kiểu tình huống mang tính chất những câu đố, thường gặp trong các truyện cổ dân gian nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới + Chi tiết này góp phần làm tăng tính hấp dẫn, tạo ra sự hồi hộp, kích thích người đọc phải theo dõi. GV: Em hãy kể tên 1 vài truyện dân gian có mô típ giải đố mà em biết? VD: Cây tre trăm đốt Sơn Tinh, TT Tấm (thử thách bắt đầy giỏ tép) GV dẫn chuyển | -> là quan niệm đúng đắn, phù hợp với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đât nước. - Hình thức: “Nhân lễ Tiên vương...có Tiên vương chứng giám” -> cuộc thi -> Thể hiện quan điểm rất tiến bộ (ko quan trọng trưởng thứ - như quy định cũ của các đời vua trước) Hùng Vương là vị vua anh minh, sáng suốt, tiến bộ. |
? Các lang chuẩn bị lễ Tiên vương ntn? ? Lang Liêu gặp khó khăn ra sao? ? Ai đã giúp đỡ LL ? | 2) Việc chuẩn bị của các lang:
+ LL được thần báo mộng |