Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
BÀI 7. ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (TT)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức


- Trình bày được đặc điểm nổi bật của các khu vực đồng bằng

- So sánh được đặc điểm của các đồng bằng

- Đánh giá thế mạnh các đồng bằng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững ở địa phương/đồng bằng cụ thể

2. Kỹ năng

- Kỹ năng phân tích kênh hình như bản đồ, phim

- Kỹ năng làm việc nhóm

3.Thái độ

- Củng cố lòng yêu quê hương đất nước

- Tự hào về tiềm năng của các vùng đồng bằng

- Có hành động cụ thể trong khai thác hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường ở địa phương

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ

- Năng lực chuyên môn:

+ Sử dụng khai thác kiến thức từ bản đồ, tranh ảnh, phim

+ Phát triển năng lực tư duy lãnh thổ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên


- Bản đồ tự nhiên Việt Nam

- Lược đồ các đồng bằng (sgk 8)

- Atlat Việt Nam. Tranh ảnh minh họa

- Bài giảng, phiếu học tập

2. Chuẩn bị của học sinh

- Atlat Địa lí Việt Nam

III. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT VỀ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH

Nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Khu vực đồng bằng



* Thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên của các đồng bằng đối với phá triển KTXH (bài trước đề cập tích hợp với miền núi rồi nên bài này chỉ còn các đồng bằng)
- Trình bày được đặc điểm của các đồng bằng
- Liệt kê được các thế mạnh và hạn chế của các đồng bằng trong phát triển kinh tế
- So sánh được sự giống và khác nhau của các đồng bằng châu thổ
- Phân tích được mối liên hệ giữa các thành phần tự nhiên
Đánh giá được thể mạnh và hạn chế trong phát triển kinh tế ở các đồng bằng
- Liên hệ được với vấn đề thực tiễn tại địa phương
- Đưa ra được các giải pháp khắc phục khó khăn sơ bộ.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

A. Tình huống xuất phát (5 phút)

1. Mục tiêu

- Kiến thức: Mô tả một số đặc điểm cơ bản của đồng bằng

- Năng lực: Phát triển năng lực ngôn ngữ

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học

- Trò chơi đoán từ

3. Phương tiện: Máy chiếu

4. Tiến trình hoạt động


- Bước 1: Giới thiệu trò chơi

+ GV có 10 từ khóa

+ Rút thăm ngẫu nhiên 2 HS lên thi đấu

+ Các HS bên dưới gợi ý để cả 2 cùng đoán

+ Lưu ý người gợi ý không được lặp từ, tách từ

- Bước 2: Tiến hành trò chơi

+ GV chiếu từ khóa

+ Rút thăm ngẫu nhiên HS bên dưới gợi ý

+ Cả 2 cùng trả lời xem ai nhanh hơn và đúng hơn/trả lời trên bảng con

- Bước 3: GV tổng hợp, công bố kết quả

- Bước 4: HS dựa vào các từ khóa để kết nối, GV liên hệ vào bài

- GV phân loại đồng bằng với sơ đồ đơn giản

Trò chơi đoán từ
Phù sa Châu thổ Đê Lũ Bồi tụ
Đất mặn Cát Hẹp ngang Ven biển Đồng Tháp Mười
*Khái quát

- Đồng bằng chiếm ¼ diện tích nước ta

- Có 2 loại đồng bằng

+ Đồng bằng châu thổ (ĐBSH và ĐBSCL – thành tạo do phù sa sông bồi tụ trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng)

+ Đồng bằng ven biển


B. Hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG

(20 PHÚT)

1. Mục tiêu

- Trình bày được các đặc điểm của các đồng bằng

- So sánh được 2 đồng bằng châu thổ về một số đặc điểm tự nhiên giống và khác nhau

2. Phương pháp/kĩ thuật

- Hoạt động nhóm 3

- Phương pháp/kĩ thuật: Mảnh ghép biến thể/băng chuyền biến thể; khăn trải bàn

3. Phương tiện

- Đoạn phim GV làm về các đồng bằng

- SGK HS tự nghiên cứu

- Bản đồ/Atlat có liên quan

4. Tiến trình hoạt động

- Bước 1:


+ GV cho HS đếm số 1,2,3

+ Phân công nhiệm vụ: Số 1 nghiên cứu Đ

+ Đọc các câu hỏi và PHT

+ Quan sát đoạn phim GV chuẩn bị

+ Nghiên cứu SGK để hoàn thành phiếu HT

Bước 2: Học sinh hoàn thành phiếu học tâp cá nhân và trả lời câu hỏi in nghiêng trong phiếu trong thời gian 3 phút

Bước 3: GV tổ chức cho HS đi tìm đồng đội

+ Tìm các HS có cùng nội dung nghiên cứu để chia sẻ và thống nhất kiến thức, thông tin trong 3 phút với 3 bạn cùng nội dung

+ Lập nhóm 3 người, cùng chia sẻ và giảng giải các nội dung có liên quan, sử dụng Atlat làm phương tiện

Bước 4: Tổng kết thông tin bằng trò chơi trả lời nhanh

Bước 5: Thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn biến thể, giải quyết câu hỏi

Những giống nhau và khác nhau về đặc điểm tự nhiên của ĐBSH và ĐBSCL

-> HS ghi thông tin cá nhân ra giấy note >>>bổ sung thông tin sau khi các nhóm trình bày và dán vào vở

Bước 6: Thực hiện báo cáo vòng tròn

Bước 7:
GV tổng kết

Phiếu học tập số 1 về đồng bằng:

Tiêu chí
Thông tin
Nguyên nhân hình thành
Diện tích
Địa hình
Đất
funfacts
Phiếu học tập số 2 về so sánh đồng bằng

Tiêu chí
ĐBSH
ĐBSCL
Nguyên nhân hình thành
Diện tích
Địa hình
Đất
funfacts
Giống nhau

HOẠT ĐỘNG 2. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THẾ MẠNH ĐỒNG BẰNG

(10 PHÚT)

1.Mục tiêu

- Phân tích, đánh giá được một số thế mạnh của khu vực đồng bằng

- Vận dụng kiến thức, đề xuất hướng phát triển kinh tế bền vững ở đồng bằng

2. Phương pháp/kĩ thuật

- Ổ bi

- Trò chơi

3. Phương tiện

- Giấy làm việc cá nhân

4. Tiến trình hoạt động

Bước 1:
GV dẫn dắt nêu vấn đề:

+ Trò chơi ai nhanh hơn: Liệt kê vòng tròn các thế mạnh và hạn chế của các đồng bằng

+ Với các thế mạnh nổi bật như thế, anh chị hãy lựa chọn 1 lĩnh vực để đầu tư phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Lí giải nguyên nhân và trình bày hướng đầu tư của anh chị.

Bước 2: HS làm việc cá nhân trong 2p

Bước 3: HS xếp thành 2 hàng, chia sẻ theo cặp trong 2p. Hết giờ di chuyển ngược lại và bắt cặp mới để chia sẻ.

Bước 4: HS rút thăm chọn HS trình bày ngẫu nhiên, HS khác phản biện

Bước 5: GV – HS đánh giá chung.. GV tổng kết

Thế mạnh
Hạn chế
Tài nguyên; Rừng, nước, thủy sản, khoáng sản, đất phù sa, giao thông, du lịch…Mưa ngập, rét đậm ở miền bắc. Qui mô sản xuất nhỏ, manh mún…


C. Hoạt động luyện tập (5 phút)

1. Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng…)

Kiến thức: Củng cố lại kiến thức về Đất nước nhiều đồi núi

Trò chơi trả lời nhanh theo cặp

2. Chuẩn bị

3. Hoạt động

Bước 1:
GV gọi ngẫu nhiên 2 HS gần nhau

Bước 2: GV đọc nhanh câu hỏi, HS phản xạ trả lời nhanh, sai ngồi xuống, ngưới thắng thi đấu tiếp

Bước 3: GV chọn ra HS giành thắng lợi nhiều nhất, khen ngợi

Bước 4: GV kết bài

Một số câu gợi ý:

Đồng bằng nào có diện tích lớn nhất?

Đê là đặc trưng của đb nào?

Kiểu đất đặc trưng của Đb duyên hải là gì?

ĐBSCL do sông nào bồi đắp…


D. Hoạt động nối tiếp/Vận dụng và mở rộng ( 10 phút)

THINK – PAIR - SHARE

1. Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng…)

+ Kiến thức: Đề xuất giải pháp khai thác hiệu quả thế mạnh địa phương hoặc khắc phục khó khăn về tự nhiên.

+ Kĩ năng: Phản biện, thuyết trình

2. Chuẩn bị

3. Hoạt động


Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

- Think: HS làm việc cá nhân, đề xuất 1 giải pháp nhằm khai thác thế mạnh/khắc phục khó khăn trong 1 phút. Nêu lí do

- Pair: HS chia sẻ cặp đôi trong nhóm trong 2 phút

- Share: HS thể hiện vai trò lãnh đạo, tầm nhìn trước lớp, lập luận và trình bày trong 1 phút, có căn cứ khoa học, lập luận.

Bước 2: HS phản biện nhanh thể hiện quan điểm

Bước 3: GV chốt ý và khen ngợi HS

V. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Phụ lục


Đặc điểm
Đồi núi
Đồng bằng
Khoáng sảnĐa dạng: than, sắt, đồng chì, ApatitThan nâu, than bùn, sét, cao lanh
RừngKhá nhiều, cung cấp lâm sảnÍt rừng
ĐấtFeralit-> Ptr cây CN, chăn nuôiPhù sa -> Trồng lúa, thực phẩm
NướcGiàu tiềm năng thủy điệnNước tưới tiêu, thủy sản
Đồng cỏNhiều -> Chăn nuôiÍt hơn
Du lịchNghỉ dưỡng, mạo hiểmSông nước, rừng ngập mặn
Khó khănLũ quét, sạt lởNgập, hạn hán
Nguồn: TH
 

Đính kèm

  • Địa lí 12, Bài 7.docx
    4.3 MB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top