Trong Thông tư số: 55/2011/TT-BGDĐT đã ban hành không hề có khái niệm nào gọi là “quỹ lớp”, “quỹ trường” , “quỹ cha mẹ học sinh”, hay “quỹ xã hội hóa”…
Thông tư chỉ có một quy định đó là khoản kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Kinh phí này được thống nhất trong hội phụ huynh đầu năm học.
Thế mà nhiều trường học hiện nay lại “đẻ” thêm vô vàn các loại quỹ đang đè gánh nặng lên vai nhiều phụ huynh đặc biệt là những phụ huynh nghèo.
Đủ loại quỹ bủa vây
Có thể kể đến quỹ Đội, quỹ lớp, quỹ xã hội hóa, quỹ hoạt động Ban đại diện cha mẹ học sinh, quỹ trường…
Không ít trường, tiền đóng các khoản như bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, ấn phẩm chưa tới 1 triệu đồng nhưng tiền các loại quỹ lại chiếm đến hơn triệu đồng.
Một phụ huynh có con học lớp 2 Trường tiểu học Kim Đồng (thành phố Bạc Liêu) bức xúc cho biết đóng tiền học năm học mới chỉ hơn 600.000 đồng nhưng phải đóng các khoản quỹ xã hội hóa, tiền học chéo buổi, quỹ lớp, quỹ hoạt động Ban đại diện cha mẹ học sinh… hơn 1 triệu đồng/em.
Một số khối như lớp 1, lớp 2 tuy chưa tham gia hoạt động Đội nhưng đã thu quỹ Đội 45.000 đồng/năm; tiền quỹ xã hội hóa 200.000 đồng...{1}
Mức thu quỹ lớp của nhiều trường không hề ít, trường ít nhất cũng thu 100 ngàn đồng/học sinh.
Trường nhiều thu tới vài ba trăm ngàn đồng. Tiền quỹ trường lại nhiều hơn quỹ lớp.
Nhiều trường đang lợi dụng kẽ hở của Thông tư 55 để tận thu phụ huynh.
Thông tư 55 không cấm các khoản thu tự nguyện đóng góp từ phía cha mẹ học sinh. Vì thế, không ít trường kêu gọi phụ huynh đóng góp quỹ mang danh tự nguyện cho hợp pháp.
Để thu được nhiều, họ tách ra làm nhiều loại quỹ với các tên gọi khác nhau và không thu cùng một lần.
Ví như quỹ lớp có thể thu thành nhiều đợt trong năm, mỗi lần thu chừng dăm chục ngàn đồng.
Quỹ hội phụ huynh cũng chia làm 2 đợt học kỳ 1 và học kỳ 2. Quỹ Đội lại thu vào các dịp Tết khi học sinh có tiền mừng tuổi.
Nếu chịu khó ngồi cộng lại số tiền mà cha mẹ học sinh phải bỏ ra nộp quỹ cho con trong một năm học cũng ngót nghét bạc triệu (nơi nhiều), nơi ít cũng lên đến dăm trăm ngàn đồng/em.
Với những gia đình khốn khó lại đông con đi học quả là một gánh nặng không hề nhỏ.
Tăng cường công tác thanh kiểm tra tài chính nhà trường
Món lợi từ việc thu tiền phụ huynh là không hề nhỏ, kêu gọi hiệu trưởng đừng thu e rằng khó.
Muốn chấm dứt tình trạng này chỉ còn cách các cơ quan chức năng địa phương tăng cường công tác thanh tra tài chính trường học trong năm học.
Kiên quyết trả lại những khoản thu sai, xử lý mạnh tay những hiệu trưởng vi phạm. Nhẹ cho xuống làm giáo viên, nặng thì truy tố trước pháp luật.
Nếu làm rắn, làm nghiêm chắc chắn chẳng có hiệu trưởng nào dám “liều mình” như thế.
Chỉ sợ, những thành viên trong đoàn thanh tra không nghiêm, chưa về thanh tra đã báo trước thời điểm để nhà trường tạo chứng cứ bảo vệ hợp pháp.
Hoặc thanh tra không liêm chính sẽ mờ mắt vì những chiếc phong bì to, và như thế lạm thu vẫn được núp trong bóng đêm đầy an toàn.
Thảo Ly
Thông tư chỉ có một quy định đó là khoản kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Kinh phí này được thống nhất trong hội phụ huynh đầu năm học.
Thế mà nhiều trường học hiện nay lại “đẻ” thêm vô vàn các loại quỹ đang đè gánh nặng lên vai nhiều phụ huynh đặc biệt là những phụ huynh nghèo.
Đủ loại quỹ bủa vây
Có thể kể đến quỹ Đội, quỹ lớp, quỹ xã hội hóa, quỹ hoạt động Ban đại diện cha mẹ học sinh, quỹ trường…
Không ít trường, tiền đóng các khoản như bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, ấn phẩm chưa tới 1 triệu đồng nhưng tiền các loại quỹ lại chiếm đến hơn triệu đồng.
Một phụ huynh có con học lớp 2 Trường tiểu học Kim Đồng (thành phố Bạc Liêu) bức xúc cho biết đóng tiền học năm học mới chỉ hơn 600.000 đồng nhưng phải đóng các khoản quỹ xã hội hóa, tiền học chéo buổi, quỹ lớp, quỹ hoạt động Ban đại diện cha mẹ học sinh… hơn 1 triệu đồng/em.
Một số khối như lớp 1, lớp 2 tuy chưa tham gia hoạt động Đội nhưng đã thu quỹ Đội 45.000 đồng/năm; tiền quỹ xã hội hóa 200.000 đồng...{1}
Mức thu quỹ lớp của nhiều trường không hề ít, trường ít nhất cũng thu 100 ngàn đồng/học sinh.
Trường nhiều thu tới vài ba trăm ngàn đồng. Tiền quỹ trường lại nhiều hơn quỹ lớp.
Nhiều trường đang lợi dụng kẽ hở của Thông tư 55 để tận thu phụ huynh.
Thông tư 55 không cấm các khoản thu tự nguyện đóng góp từ phía cha mẹ học sinh. Vì thế, không ít trường kêu gọi phụ huynh đóng góp quỹ mang danh tự nguyện cho hợp pháp.
Để thu được nhiều, họ tách ra làm nhiều loại quỹ với các tên gọi khác nhau và không thu cùng một lần.
Ví như quỹ lớp có thể thu thành nhiều đợt trong năm, mỗi lần thu chừng dăm chục ngàn đồng.
Quỹ hội phụ huynh cũng chia làm 2 đợt học kỳ 1 và học kỳ 2. Quỹ Đội lại thu vào các dịp Tết khi học sinh có tiền mừng tuổi.
Nếu chịu khó ngồi cộng lại số tiền mà cha mẹ học sinh phải bỏ ra nộp quỹ cho con trong một năm học cũng ngót nghét bạc triệu (nơi nhiều), nơi ít cũng lên đến dăm trăm ngàn đồng/em.
Với những gia đình khốn khó lại đông con đi học quả là một gánh nặng không hề nhỏ.
Tăng cường công tác thanh kiểm tra tài chính nhà trường
Món lợi từ việc thu tiền phụ huynh là không hề nhỏ, kêu gọi hiệu trưởng đừng thu e rằng khó.
Muốn chấm dứt tình trạng này chỉ còn cách các cơ quan chức năng địa phương tăng cường công tác thanh tra tài chính trường học trong năm học.
Kiên quyết trả lại những khoản thu sai, xử lý mạnh tay những hiệu trưởng vi phạm. Nhẹ cho xuống làm giáo viên, nặng thì truy tố trước pháp luật.
Nếu làm rắn, làm nghiêm chắc chắn chẳng có hiệu trưởng nào dám “liều mình” như thế.
Chỉ sợ, những thành viên trong đoàn thanh tra không nghiêm, chưa về thanh tra đã báo trước thời điểm để nhà trường tạo chứng cứ bảo vệ hợp pháp.
Hoặc thanh tra không liêm chính sẽ mờ mắt vì những chiếc phong bì to, và như thế lạm thu vẫn được núp trong bóng đêm đầy an toàn.
Thảo Ly