Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 2 - Tiết 6:
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH

(Gác-Xia Mác-Ket)​

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức


- Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.

Hệ thống luận điểm, luận cứ , cách lập luận trong văn bản.

Nội dung và cách lập luận của nhà văn ở 2 luận điểm đầu của Văn bản

2. Kỹ năng

Đọc - hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hoà bình của nhân loại.

3. Thái độ

Giáo dục lòng yêu chuộng hoà bình đấu tranh ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

4. Năng lực

Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự học, hợp tác, cảm thụ TP văn học

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên


Nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị KHDH, MC, bảng phụ, bút dạ...

2. Học sinh

- Đọc văn bản “ Đấu tranh cho 1 thế giới hòa bình” và tìm hiểu các vấn đề sau:

+ Nhà văn Mác-két

+ Xuất xứ, bố cục, nội dung, PTBĐ của văn bản

+ Trả lời câu hỏi 1,2,3 trong SGK/20

- Tìm hiểu về tình hình chiến tranh và vũ khí hạt nhân trên thế giới hiện nay bằng ST tranh ảnh hoặc các tư liệu viết....

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Tổ chức (1’)


Lớp​
Tổng số​
Học sinh vắng​
Ngày giảng​
Điều chỉnh​
9A1
42​
9A2
42​
9A3
42​

2. Kiểm tra kiến thức cũ
(2’)

? Vốn tri thức văn hoá của Bác Hồ có từ đâu? Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là gì?

? Để học tập và rèn luyện theo phong cách của Bác Hồ mỗi chúng ta cần làm gì?

3. Bài mới

Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Khởi động (2 phút):
GV cho HS xem một số hình ảnh về chiến tranh hạt nhân và vũ khí hạt nhân trên thế giới…. giới thiệu về văn bản được học trong 2 tiết của nhà văn Mác-két.

Hoạt động chung
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (34’)
1. (11’): Tổ chức cho học sinh tìm hiểu chung về văn bản: tác giả, tác phẩm (xuất xứ, bố cục, các thuật ngữ, ...); GV Giao nhiệm vụ:
a, Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, em tự giới thiệu 1 bài nét về tác giả Mác-két và Văn bản“Đấu tranh cho..”.
- Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân trong 1’
GV cho HS trình bày (2 HS)
GV chốt các nét chính và cho HS quan sát ảnh chân dung nhà văn trên MC
b, Văn bản “ĐT...” nhằm thể hiện một tư tưởng nổi bật. Theo em đó là tư tưởng nào?
Tư tưởng kiên quyết chống đối CTHN vì hòa bình trên TĐ của chúng ta...
c, Tư tưởng ấy thể hiện trong hệ thống luận điểm ntn? Hãy tách các đoạn VB tương ứng với mỗi luận điểm đó?
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân (đầu... thế giới)
- Cuộc sống tốt đẹp của con người bị chiến tranh hạt nhân đe doạ (tiếp ... toàn thế giới)
- Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí con người (Tiếp ... điểm xuất pát của nó)
- Nhiệm vụ đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình (còn lại)

d, Từ đó em hãy xác định:
+ PTBĐ chính của văn bản, kiểu văn bản
+ Xuất xứ của văn bản
+ Có yếu tố BĐ nào khác trong VB không? Nêu d/c.
+ Em có nhận xét gì về hệ thống luận cứ trong VB với luận điểm?
Hệ thống luận cứ chặt chẽ, luận cứ hướng về luận điểm và làm sáng tỏ luận điểm.
-Tổ chức cho HS hoạtđộng nhóm theo bàn trong 2’ và cho trình bày, nhận xét
GV chốt các nét chính và cho HS quan sát phần minh họa, lí giải trên MC
2. GV hướng dẫn h/s đọc
*
GV đọc mẫu : Từ đầu -> nhiều nghề , gọi HS đọc tiếp - > nhận xét, kiểm tra 1 vài chú thích...
3. (25’): Tổ chức cho học sinh tìm hiểu luận điểm 1, 2 của văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và Chạy đua CTHN là cực kì tốn kém
GV Giao nhiệm vụ:

Cho h/s đọc thầm phần 1 của VB và cho biết:
a, Bằng những lí lẽ và chứng cớ nào, tác giả đã làm rõ nguy cơ CTHN?
- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân trong 1’ và gọi trình bày, nhận xét, bổ sung
GV cho HS quan sát MC
* Lí lẽ: + CTHN là sự tàn phá hủy diêt ...
+ Phát minh HN quyết định sự sống còn của TG...
* Chứng cớ: + Ngày 8/8...
+ Tất cả mọi người...
+ Tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến mất...
b, Chứng cớ nào làm em ngạc nhiên nhất? (HS tự bộc lộ)
c, Theo em, cách đưa lí lẽ và chứng cớ trong đoạn văn bản này có gì đặc biệt?
Lí lẽ kết hợp với chứng cớ; đều dựa trên sự tính toán khoa học; kết hợp với sự bộc lộ trực tiếp thái đọ của tác giả...
d, Những điều đó khiến đoạn văn mở đầu có sức tác động ntn đến ng đọc, ng nghe?
Tác động vào nhận thức ng đọc về sức mạnh ghê gớm của vũ khí HN; khơi gợi sự đồng tình với TG
- Tổ chức cho HS hoạt động theo bàn trong 3’ rồi trình bày, cho nhận xét, bổ sung
GV điều chỉnh thông tin và cảm nhận của HS...
1. GV nêu câu hỏi liên hệ kiến thức hs tự tìm hiểu qua phần chuẩn bị ở nhà:
Qua các phương tiện thông tin đại chúng (đài, báo), em có thêm chứng cớ nào về nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn đe dọa cuộc sống trái đất?

HS nêu các ví dụ tự tìm hiểu: các cuộc thử bom nguyên tử, các lò phản ứng HN, tên lửa đạn đạo trên TG đang diễn ra trong thời gian qua…
GV cho HS quan sát một số tư liệu trên MC về nguy cơ CTHN mà GV sưu tầm…
4.GV Giao nhiệm vụ:
Theo dõi phần 2 của văn bản và cho biết :
a, Những chứng cớ nào được đưa ra để nói về cuộc chạy đua CTHN trong lĩnh vực quân sự ?
Chi phí hàng trăm tỉ đô la để tạo máy bay ném bom chiến lược, tên lửa vượt đại châu…
b, Ở đây cách lập luận của TG có gì đặc biệt ?
+ Chứng cớ cụ thể, xác thực : 100 tỉ đô la …
+ Dùng so sánh đối lập : …
c, Em nghĩ gì về cách lập luận này của Tg ?
+ Làm nổi bật sự tốn kém ghê gớm của …
+ Nổi bật sự vô nhân đạo…
+ Gợi cảm xúc mỉa mai, châm biếm …
-Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và trình bày, cho HS tự nhận xét
* Gọi HS đọc phần 2
? Vấn đề được tác giả đặt ra ở đây là gì ?
HS chú ý theo dõi các con số
* GV đưa ra bảng so sánh các lĩnh vực đời sống xã hội và những chi phí chuẩn bị cho c/tranh hạt nhân (SGK-16) Qua bảng SS này em có thể rút ra kết luận gì ?
? Cách đưa d/c và so sánh của t/giả ntn?
* Cho h/s thảo luận, phát biểu
- Cách đưa d/chứng và so sánh của t/g toàn diện, cụ thể và đáng tin cậy. Nhiều lĩnh vực thiết yếu và bình thường của đời sống được đối sánh với sự tốn kém của chi phí cho cuộc chạy đua vũ trang, chuẩn bị c/tranh hạt nhân. Đó là sự thật hiển nhiên mà vô cùng phi lí ® chạy đua và chuẩn bị cho c/tranh hạt nhân là 1 việc làm điên rồ, phản nhân đạo. Nó tước đi khả năng làm cho đời sống con người có thể tốt đẹp hơn nhất là với những người nghèo, với trẻ em . ® Đó là việc đi ngược lại với lí trí lành mạnh của con người.
? T/g đã triển khai luận điểm bằng cánh nào?CM
? Cách lập luận của t/g có gì đáng chú ý ?
- Lập luận đơn giản mà có sức thuyết phục cao,cách đưa v/dụ so sánh nhiều lĩnh vực ® Đó là những con số biết nói “Hai chiếc tàu ngầm ® đủ tiền xoá mù chữ.”
? Từ những p/tích,c/minh của t/g, em có nhận xét hoặc hiểu gì thêm về cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân trong hiện tại?
GV chốt kiến thức, định hướng đúng cho HS…
5. Đoạn văn này gợi cho em cảm nghĩ sâu sắc nào về CTHN? Qua các phương tiện thông tin đại chúng, em biết nhân loại đã tìm cách nào để hạn chế chạy đua CTHN?
-Tổ chức cho HS hoạt động theo bàn trong 2’ và trình bày, cho HS tự nhận xét
GV chốt kiến thức, bình luận và cho HS xem 1 đoạn video tư liệu về chống CTHN: chạy đua và chuẩn bị cho c/tranh hạt nhân là 1 việc làm điên rồ, phản nhân đạo. Nó tước đi khả năng làm cho đời sống con người có thể tốt đẹp hơn nhất là với những người nghèo, với trẻ em . ® Đó là việc đi ngược lại với lí trí lành mạnh của con người.




Hoạt động cá nhân


Trả lời
Nghe, QS, ghi chép






Quan sát
Hoạt động nhóm theo bàn




Trình bày, nhận xét, bổ sung



Nghe, QS, ghi chép









Đọc thầm, làm việc CN
Trả lời




Trao đổi theo bàn, trả lời









Trình bày



Nghe, ghi chép

Hs trả lời




Thảo luận




Làm việc cá nhân



Trả lời câu hỏi



HS trả lời


HS trả lời
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả Mác-két

- Là nhà văn Cô-lôm-bi-a.
- Chuyên viết TT với KH hiện thực
- Được nhận giải thưởng Nô-ben về VH năm 1982.

2.Tác phẩm



- Viết 8/1986 khi tg tham dự cuộc gặp mặt nguyên thủ 6 nước tại Mê-hi-cô bàn về CTHN

- Đoạn trích học là 1 phần bản tham luận của Mác-két.


– Là văn bản NL có dùng TM và BC

- Bố cục: 4 luận điểm








II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân























-
Đang đe dọa trực tiếp sự sống loài người
- Là một tai họa khủng khiếp hủy diệt sự sống












2. Tác hại của việc chạy đua chiến tranh và vũ khí hạt nhân






- Chạy đua CTHN là cực kì vô lí vì tốn kém nhất, đắt đỏ nhất và vô nhân đạo nhất.

=>Làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn
Hoạt động 3: Luyện tập (2 phút)
GV cho HS làm 1 BTTN trên MC: bài số 3 trang 13, Sách ETĐGKTNV 9Hoạt động CNIII. LUYỆN TẬP
Bài 2 (13): C
Bài 3 (13): A, B, E, F
Hoạt động 4: Vận dụng (1’)
HS làm 1 BTTN trên MC: bài 2
Ý nào nêu luận điểm của văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình?
Bài 2 (13): C
HĐ cá nhân
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (HS thực hiện ở nhà – 1’)
Hướng dẫn HS học bài ở nhà:
*Bài cũ:
- Học phần giới thiệu về tác giả và TP.
- Nắm được nội dung và cách lập luận của tác giả ở phần 1 VB.
*Bài mới:
- Đọc văn bản “Đấu tranh cho 1 thế giới hòa bình” và tìm hiểu các vấn đề sau:
+ Tác hại của chạy đua CTHN ở phần 3.
+ Lời kêu gọi của tác giả.
+ Trả lời câu hỏi 4,5 trong SGK/20.
- Viết 1 bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về CTHN.
HĐ cá nhân
RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………
............................................................................................................
 

Đính kèm

  • ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH.docx
    24.2 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top