giáo án Dạy thêm: Một số biện pháp nghệ thuật trong ca dao - dân ca

Trần Ngọc

S.Moderator
Một số biện pháp nghệ thuật là bài dạy thêm nằm trong chương trình Ngữ Văn 7. Bài này chia thành 3 tiết bao gồm cả lý thuyết và bài tập vận dụng. Các thầy cô tham khảo bài soạn này sẽ thấy được người soạn chia từng tiết dạy và cách soạn cũng rất dễ hiểu, chi tiết.
7059



MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG CA DAO- DÂN CA


A. Mức độ cần đạt:


1. Kiến thức:

Giúp học sinh:

- Thấy được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng chủ yếu trong ca dao - dân ca

- Thấy được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó ở một số bài ca dao- dân ca.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích ca dao, dân ca trữ tình.

- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ là những mô típ quen thuộc

trong các bài ca dao trữ tình

3. Thái độ:

- Giáo dục tư tưởng, tình cảm: Học sinh biết quí trọng, vun đắp, giữ gìn tình cảm, hạnh phúc gia đình.

=> Năng lực cần hướng tới: Tự học; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp; hợp tác; sử dụng ngôn ngữ; năng lực thẩm mĩ .


B. Chuẩn bị

- GV : Nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án.

- HS: Đọc trước bài học liên quan ở nhà

C. Tiến trình dạy học:

* Kiểm tra bài cũ

*Giới thiệu bài

Hoạt động của GV và HS​
Nội dung cần đạt​
Tiết 1
Thế nào là ca dao, dân ca?





Thể thơ thường sử dụng trong ca dao là thể thơ nào?

? Phương thức biểu đạt chủ yếu trong ca dao là gì?

Em đã học những chủ đề nào của ca dao?




GV gọi HS đọc một số bài ca dao theo chủ đề cả ở trong và ngoài SGK

Tiết 2


Em hãy nêu một số biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong một số bài ca dao – dân ca mà em đã học?







HS đọc bài 1


Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong câu thơ này? Tác dụng?






Hai câu cuối của bài ca dao còn nhấn mạnh về công lao cha mẹ thông qua biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của B/PNT đó?


- HS đọc bài 2.
Thời điểm mà người con gái ấy bộc lộ tình cảm của mình có gì đặc biệt?
Nhận xét về biện pháp NT trong câu ca dao này?
( cách sử dụng từ chỉ thời gian)





Tiết 3
- HS đọc bài 3.




Tình cảm đó được diễn tả như thế nào? ở đây, câu ca dao đã sử dụng b/p NT gì?



HS đọc bài 1



Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong câu thơ này? Tác dụng?

- HS đọc bài 2.

Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong câu thơ này? Tác dụng?



- HS đọc bài 3.
Em có nhận xét gì về cách diễn đạt trong câu ca dao này? Tác dụng
Tình cảm đó được diễn tả như thế nào? ở đây, câu ca dao đã sử dụng b/p NT gì?
I. Khái quát ca dao- dân ca
1. Khái niệm:
- Ca dao - dân ca là những khái niệm tương đương chỉ các thể loại trữ tình dân gian, dùng để thể hiện đời sống nội tâm của con người
+ Dân ca: Là sự kết hợp cả lời và nhạc
+ Ca dao: Là lời thơ của dân ca
2. Thể thơ
- Thường sử dụng thể thơ Lục bát và Lục bát biến thể
3. Phương thức biểu đạt:
- Chủ yếu là biểu cảm
4. Các chủ đề:
- Những câu hát về tình cảm gia đình
- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- Những câu hát than thân
- Những câu hát châm biếm
5. Đọc một số bài ca dao theo chủ đề
(HS đọc)

II. Một số biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao- dân ca

So sánh
Ẩn dụ
Đối lâp, tương phản
Thành ngữ
Phép lặp
Điệp từ, điệp ngữ
Phép tăng tiến
III. Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu
1. So sánh và phép lặp:
Công cha như núi ngất trơi
Nghĩa Mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi
- Công cha// núi ngất trời.
- Nghĩa mẹ // nước biển Đông.
* NT :- so sánh.(như)
-> Nhấn mạnh sự to lớn của công cha và nghĩa mẹ như những thực thể không đo đếm được.
- Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ...
NT: + lặp hình ảnh (núi, nước biển )
+ ẩn dụ: núi cao ->(công cha)


2. Điệp từ điệp ngữ:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
-> Lời của người con gái lấy chồng xa nhớ về mẹ ở quê nhà.
- Chiều chiều... ngõ sau.
* NT: Điệp từ : Chiều chiều:
-> Lúc ngày tàn, gợi buồn nhớ... Hai tiếng chiều chiều được điệp lại hai lần gợi lên quãng thời gian và nỗi nhớ kéo dài triền miên của đứa con xa quê
3. Phép tăng tiến:
Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấynhiêu
- Ngó lên nuộc lạt
- Bao nhiêu.... bấy nhiêu.

* NT
:-> So sánh, phép tăng tiến.

4. Ẩn dụ:
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh viết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời
vv…
* NT :- Ẩn dụ. Hạc, cuốc => chỉ những người LĐ trong XHPK khi xưa -> Sự bất công trong XHPK khi xưa
5. Phép đối:
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con.

=> NT: Bể đầy > < Ao cạn
Tạo ra sự tương phản giàu – nghèo } Sự bất công của XHPK
Chị Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.

6. Thành ngữ
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay


* NT
: thành ngữ: lên thác xuống ghềnh => Cách diễn đạt hàm súc, thể hiện cuộc đời lận đận chuân chuyên của người lao động trong XHPK .

Sưu tầm ca dao

Ở đâu năm cửa, nàng ơi

Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?

Sông nào bên đục bên trong?

Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?

Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?

Ở đâu mà lại có thành tiên xây?

Ở đâu là chín tầng mây?

Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng?

Chùa nào mà lại có hang?

Ở đâu lắm gỗ thời nàng biết không?

Ai mà xin lấy túi đồng?

Ở đâu lại có con sông Ngân Hà?

Nước nào dệt gấm thêu hoa?

Ai mà sinh ra cửa, sinh nhà, nàng ơi?

Kìa ai đội đá vá trời?

Kìa ai trị thủy cho đời bình yên

Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời?

Xin em giảng rõ từng nơi từng người.

Thành Hà nội năm cửa, chàng ơi!

Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.

Nước sông Thương bên đục bên trong,

Núi đức thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,

Ở trên tỉnh Lạng, có thành tiên xây.

Trên trời có chín từng mây,

Dưới sông lắm nước, núi nay lắm vàng.

Chùa Hương Tích mà lại ở hang;

Trên rừng lắm gỗ thời chàng biết không?

Ông Nguyễn Minh Không xin được túi đồng,

Trên trời lại có con sông Ngân Hà.

Nước Tàu dệt gấm thêu hoa;

Ông Hữu Sào sinh ra cửa, ra nhà, chồng ơi!

Bà Nữ-Oa đội đá vá trời;

Vua Đại Vũ trị thủy cho đời bình yên

Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời,

Em xin giảng rõ từng nơi nhiều người

Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười

*Hướng dẫn HS tự học ở nhà


- Cần nắm được đặc điểm thể loại của ca dao; các b/p NT thường được sử dụng và nội dung được biểu đạt qua mỗi bài ca dao.

- Thông kê các biện pháp NT đã được sử dụng ở các bài ca dao

- Tiếp tục tìm hiểu về các biện pháp nghệ thuật trong ca dao- dân ca

- Học thuộc lòng các bài ca dao đã phân tích.

- Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao.

- Buổi sau tìm hiểu về tiếng Việt

RÚT KINH NGHIỆM
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top