Đề thi Đề thi thử vào 10 THPT Năm học 2019-2020

PHÒNG GD & ĐT ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT
TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
(I) Mỗi người đều có một ước mơ riêng cho mình. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates. Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo./ Nhưng chỉ mơ thôi thì chưa đủ. Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ... Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực.
(II) [...] Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý nghĩa. Những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần. Ngay cả khi giấc mơ của bạn không bao giờ trọn vẹn, bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó. Như Đôn Ki-hô-tê đã nói: “Việc mơ những giấc mơ diệu kỳ là điều tốt nhất một người có thể làm”.
(III) Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích - nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp. Hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn.

(Trích Quà tặng cuộc sống , NXB TP.HCM, 2016, tr. 56-57)
Câu 1 (0,5 điểm): Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2 (0,5 điểm): Tác giả đã chứng minh những ước mơ riêng của mỗi người bằng dẫn chứng nào trong đoạn (I)?
Câu 3 (1,0 điểm): Gọi tên và nêu dấu hiệu của phép liên kết trong các câu văn sau: Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates.
Câu 4 (1,0 điểm): Em có đồng tình với ý kiến “Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ về vai trò của ước mơ trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của em về tình cảm mà người cha dành cho con trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Từ đó liên hệ với thực tế cuộc sống hoặc với một tác phẩm khác cũng viết về đề tài gia đình để thấy được sức mạnh của tình cảm gia đình.


………..Hết…………….





ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN NGỮ VĂN 9
Câu
Nội dung yêu cầu
Điểm
I.
ĐỌC - HIỂU
3,0
1​
Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
0,5​
2​
Tác giả đã chứng minh những ước mơ riêng của mỗi người bằng dẫn chứng nào trong đoạn (I): Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates.
(Hoặc học sinh chỉ nêu vẫn cho điểm tối đa: Giấc mơ của cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen
ước mơ của tỷ phú Bill Gates.)
0,5​
3​
Phép nối: Cũng
Phép lặp: ước mơ
0,5
0,5​
4​
- Bày tỏ rõ quan điểm: có thể đồng tình hoặc không đồng tình một phần
- Lí giải phải thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0,25
07,5​
II.
LÀM VĂN
7,0
1.
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày về vai trò của ước mơ trong cuộc sống.
2,0
  • Đảm bảo cấu trúc đoạn văn:
  • Có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
0,25
  • b. Xác định đúng vấn đề nghị luận : Vai trò của ước mơ trong cuộc sống.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành một đoạn văn theo những cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ vai trò của ước mơ trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
- Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới, đạt được.
- Ước mơ có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong cuộc đời mỗi người: là ngọn đèn thắp lên niềm hi vọng về một tương lai hạnh phúc, là động lực để cong người cố gắng phấn đấu vươn lên đạt được thành công. Người có ước mơ sẽ cảm nhận được ý nghĩa tươi đẹp của cuộc sống, tha thiết tận hưởng và tận hiến, sống có ích….
- Nếu không có ước mơ, con người sẽ sống không có mục đích, không có lý tưởng, sống an phận buông xuôi, thậm chí chán nản, bế tắc. Nếu ước mơ quá nhỏ bé, tầm thường thì cuộc sống trở nên nhạt nhẽo, vô vị….
- Tuy vậy, theo đuổi ước mơ không có nghĩa là bất chấp tất cả, xa rời thực tế, hướng tới những điều viển vông hão huyền, có hại và nguy hiểm. Ước mơ đẹp phải gắn liền với những điều thiết thực, có ý nghĩa. Để thực hiện ước mơ phải không ngừng nỗ lực vươn lên từng ngày, gắn với hành động thiết thực,…
Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày những suy nghĩ khác miễn là hợp lí, có sức thuyết phục, không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
1,0​
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt
0,25
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
2.Cảm nhận của em về tình cảm mà người cha dành cho con trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Từ đó liên hệ với thực tế cuộc sống hoặc với một tác phẩm khác cũng viết về đề tài gia đình để thấy được sức mạnh của tình cảm gia đình.5,0
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận:
Có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề.
0,25​
  • Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tình cảm sâu nặng của ông Sáu dành cho con.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; biết vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
* Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm:
- Nguyễn Quang Sáng là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam thời kì chống Mĩ. Tác phẩm của ông tập trung thể hiện cuộc sống của con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.
- Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966, in trong tập truyện cùng tên. Tác phẩm thể hiện cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
* Phân tích tình cảm sâu nặng của ông Sáu dành cho con:
- Hoàn cảnh nhân vật:
+ Vì chiến tranh, ông Sáu phải xa con đi kháng chiến suốt 8 năm. Khi có dịp về thăm con thì con lại không nhận cha. Đến lúc con cất tiếng gọi ba, ông Sáu phải lên đường trở về căn cứ. và người cha ấy đã hi sinh mà chưa kịp trao lại chiếc lược ngà – kỉ vật thiêng liêng cho con.
+ Đặt nhân vật trong cảnh ngộ éo le của cuộc chiến tranh, tác giả đã thể hiện cảm động tình cha sâu nặng của ông Sáu.
  • - Tình cảm sâu nặng của ông Sáu dành cho con:
+ Lúc xa con đi kháng chiến: mong nhớ con, trông chờ được gặp con.
+ Trong những ngày nghỉ phép:
֍ Cuống quýt, xúc động lúc mới gặp con để rồi hụt hẫng, thất vọng khi con bỏ chạy.
֍ Mong con gọi tiếng ba nhưng con bị tổn thương khiến bé chẳng bao giờ gọi; càng vỗ về, quan tâm càng bị con xa lánh, lạnh lùng. Tình cảm yêu con bị tổn thương khiến ông Sáu buồn bã, khổ tâm, giận quá lỡ tay đánh con.
֍ Hạnh phúc, yêu thương xen lẫn xót xa khi con cất tiếng gọi ba trong giờ phút chia tay.
+ Khi trở lại căn cứ:
֍ Ân hận, khổ tâm vì đã đánh con.
֍ Dồn tất cả yêu thương, mong nhớ làm cây lược ngà cho con.
֍ Vẫn đau đáu nghĩ đến con, dành trọn vẹn tình cảm cho con đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời.
*. Đánh giá chung:
- Tình cảm sâu nặng của ông Sáu dành cho con được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật độc đáo: Nhân vật hiện lên qua lời kể mộc mạc, chân thật của người kể chuyện là ông Ba (bạn thân của ông Sáu); đặt nhân vật vào tình huống bất ngờ nhưng tự nhiên, hợp lí; miêu tả tâm lí, tình cảm nhân vật sâu sắc; sáng tạo hình ảnh chiếc lược ngà mnag nhiều ý nghĩa.
- Tình cảm ông Sáu dành cho con luôn thường trực đau đáu và được bộc lộ trong nhiều hoàn cảnh với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Đó là tình cha con sâu nặng và cảm động, cao đẹp và bất diệt trong cảnh ngộ éo le của cuộc chiến tranh.
- Qua việc thể hiện tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu dành cho con, nhà văn đã khẳng định và ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy góp phần tạo nên sức mạnh đưa dân tộc ta vượt lên sự hủy diệt tàn bạo của chiến tranh, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
*. Liên hệ:
Học sinh có thể liên hệ với thực tế đời sống (nêu ra những câu chuyện, hiện tượng có thực trong đời sống) hoặc liên hệ với một tác phẩm khác cũng viết về đề tài tình cảm gia đình (trong hoặc ngoài SGK). Trên cơ sở đó khẳng định sức mạnh của tình cảm gia đình: gia đình là nơi dựa yêu thương, là điểm tựa tinh thần giúp con người vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống,…



0,5






0,5




0,25
0,75







0,5



0,5












0,5​
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc về chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo có suy nghĩ riêng, sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
Điểm tổng cộng: 10,0 điểm
------------ HẾT ------------
 

Đính kèm

  • 1-DE THI THU VAO 10_giaoanchuan13.2.21.pdf
    431.5 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Top