Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh, ngữ văn 8

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 13, Tiết 51, TLV:

ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
.
- Đề văn thuyết minh.
- Yêu cầu cần đạt khi làm bài văn thuyết minh.
- Cách quan sát, tích luỹ tri thức và vận dụng các phương pháp làm bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng:

- Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh.
- Quan sát đặc điểm, cấu tạo, nguyên lí vận hành, công dụng,…của đối tượng cần thuyết minh.
- tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh.
3. Thái độ: Có ý thức trau dồi, vận dụng tốt trong học tập, khi viết văn.
4. Năng lực: giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp bằng Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
Giáo án, tư liệu tham khảo,
2. Học sinh: Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1/ ổn định tổ chức
: 1’
Lớp
Sĩ số
Ngày giảng
Điều chỉnh
8A1​
8A2​
8A3​
2/ Kiểm tra kiến thức cũ : 5’

? Nêu các phương pháp thuyết minh, yêu cầu cần thiết để làm bài thuyết minh.

3/Bài mới :

* Hoạt động 1: Khởi động: Thời gian: 1 phút

Từ bài cũ giáo viên nhắc lại, nhấn mạnh kiến thức -> giới thiệu bài mới.

* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. Thời gian: 24p’.

HĐ của GV (Giao nhiệm vụ)
HĐ của HS
Nội dung
GV: gọi HS đọc 12 đề văn thuyết minh (sgk)
? Đề nêu lên những yêu cầu gì?
? Đối tượng cần thuyết minh gồm những loại nào?

a -> con người. b, c,d,e,g,n -> đồ vật.
h -> di tích; i -> con vật; k -> thực vật; l -> món ăn.
? Dựa vào cơ sở nào để ta xác định đó là đề thuyết minh?
- vì không yêu cầu kể, tả, biểu cảm mà yêu cầu giải thích, thuyết minh, giới thiệu….
? Theo em, với mỗi đối tượng trên, ta cần thuyết minh trong những phạm vi tri thức nào?
* Gợi ý:

- Với đối tượng là con người, những phạm vi tri thức nào cần thuyết minh?
- Họ tên, môi trường sống, biểu hiện, năng khiếu, học tập, rèn luyện, thành tích…?
- Đối với đối tượng là vật phạm vi tri thức cần để thuyết minh là những gì?
- Nguồn gốc, chất liệu, đặc điểm bên ngoài, cấu tạo bên trong, công dụng, vai trò đối với đời sống.
- Đối tượng là món ăn tri thức để thuyết minh bao gồm những gì?
- Vật liệu, cách chế biến, thành phần, giá trị đối với đời sống
- Thuyết minh cho thực vật thì cần những tri thức nào?
- Nguồn gốc, quá trình sinh trưởng, phát triển, cách chăm sóc, thu hoạch, giá trị đời sống.
? Qua tìm hiểu các đề văn trên ta thấy đề văn thuyết minh thường nêu ra điều gì?Nêu ra như vậy để làm gì?
GV nhấn mạnh một vài tri thức cần thuyết minh cho đối tượng ở đề b,c,d ( sgk)
Chuyển ý:
* Yêu cầu học sinh đọc bài văn xe đạp (sgk)
? Nêu đối tượng cần thuyết minh? Phương pháp thuyết minh?

HS: - Đối tượng: Xe đạp.
- Phương pháp: Phân tích phân loại.
? Xác định bố cục của văn bản?Nội dung của từng phần? - Bố cục: 3 phần.
+ Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc xe đạp.
+ Thân bài: Trình bày cấu tạo? Nguyên lí hoạt động của xe đạp.
+ Kết bài: Vị trí của xe đạp trong đời sống của người Việt Nam trong tương lai.
? Để trình bày cấu tạo của chiếc xe đạp, bài viết đã chia cấu tạo của chiếc xe đạp ra làm mấy bộ phận. Các bộ phận đó là gì? Các bộ phận được giới thiệu theo trình tự nào? Có hợp lí không? Vì sao?
HT truyền động
3 bộ phận HT điều khiển
HT chuyên chở
-> Giới thiệu, trình bày theo thứ tự hợp lí.
? Qua tìm hiểu bài văn ta thấy để làm bài văn thuyết minh, em cần phải làm gì?
? Phương pháp thuyết minh phải như thế nào?
? Bố cục của bài văn thuyết minh?



GV nhấn mạnh
: thuyết minh là trình bày tri thức, hiểu biết về con người và sự vật.

Đọc ví dụ

Phát hiện


Xác định



Thảo luận cặp đôi (2p)
Trình bày từng khía cạnh












Khái quát




Đọc văn bản
Phát hiện



Xác định






Thảo luận cặp đôi (2p)





Khái quát

I. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
1. Đề văn thuyết minh.














Thường nêu ra đối tượng thuyết minh để người làm trình bày tri thức về chúng.
2. Cách làm bài văn thuyết minh.





- Để làm bài văn TM cần tìm hiểu kĩ đối tượng TM, xác định phạm vi tri thức về đối tượng, sử dụng PPTM phù hợp, ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu.
- Bài văn TM gồm có 3 phần:
+ MB: Gíới thiệu đựơc đối tượng TM.
+ TB: Trình bày chính xác ,dễ hiểu những tri thức khách quan về đ/tượng như cấu tạo,đặc điểm,lợi ích … bằng các PPTM phù hợp.
+ KB: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
* Hoạt động 3 : Luyện tập:Thời gian : 10 phút

Hướng dẫn học sinh thảo luận -> Lập dàn ý cho đề bài(sgk)
GV nhận xét –củng cố.
Hoạt động cặp đôi
(5p)
Trình bày
II/ Luyện tập
BT1

+ Mở bài: Nón là 1 vật dụng cần thiết đối với người Việt Nam.
+ Thân bài :
Hình dáng, nhiên liệu, cách làm nón, màu sắc.
Nơi sản xuất, vùng nổi tiếng về nghề làm nón.
Tác dụng của nón trong đời sống.
+ Kết bài : Cảm nghĩ về chiến nón lá. Vai trò, giá trị của nó trong đời sống người Việt Nam.
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Thới gian: 4p
H: Viết đoạn văn ngắn thuyết minh về một thứ đồ dùng trong nhà em mà em thích
- hs viết đoạn văn, trình bày
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, sửa chữa (nếu cần)
* Hoạt động 5: Tìm tòi, sáng tạo
H: Sưu tầm các văn bản thuyết minh mà em đã học hoặc đọc thêm ở các tài liệu về các đối tượng khác nhau (Con người, con vật, đồ vật, thực vật, di tích, món ăn…)
HS hoàn thiện ở nhà
- GV kiểm tra chuẩn bị của HS trong giờ sau.
Học, soạn bài Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng


IV. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………
 

Đính kèm

  • Đề văn thuyết minh.docx
    26.4 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Top