giáo án "Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ" (Bài 5 - Ngữ văn 6 - Cánh Diều)

Trần Ngọc

S.Moderator
Giải phóng Điện Biên
Bộ đội ta tiến quân trở về
Giữa mùa này hoa nở, miền Tây Bắc tưng bừng vui
…​
Đó là những lời ca mở đầu của bài hát Giải phóng Điện Biên một trong những sáng tác bất hủ của cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Ca khúc chất chứa những dấu mốc lịch sử, là khúc khải hoàn, là tiếng reo vui của triệu triệu trái tim con người Việt Nam trước chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu- chiến thắng Điện Biên Phủ.
Để giúp các em phần nào hình dung ra được chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, chúng ta tìm hiểu bài “Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ” (Bài 5 - Ngữ văn 6 - Cánh Diều)

Giáo án diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ - giaoanchuan.png


Đọc hiểu văn bản – Văn bản 2
DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ

(2 tiết)
- Theo Infographics -

1. Mục tiêu

1.1. Về năng lực


- Nhận biết và bước đầu biết phân tích, đánh giá nội dung và đặc điểm nổi bật về hình thức biểu đạt của văn bản thông tin trình bày dưới dạng đồ họa.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Cùng nhau trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập GV giao phó.
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến chiến dịch Điện Biên Phủ: diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch.
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức của văn bản thông tin thuật lại một sự kiện được trình bày dưới dạng đồ họa thông tin: Sa Pô, cách sắp xếp hình ảnh kết hợp với từ ngữ, câu văn.

1.2. Về phẩm chấ

- Yêu nước; tự hào dân tộc; trân trọng giá trị độc lập tự do của dân tộc, có ý thức bảo vệ và xây dựng đất nước
- Biết ơn thế hệ cha anh đã anh dũng chiến đấu, giành độc lập tự do cho dân tộc.

2. Thiết bị dạy học và học liệu

- SGK, SGV, tranh ảnh ,video tư liệu liên quan đến chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Máy chiếu, máy tính
- Bảng phụ, phiếu học tập.

3. Tiến trình dạy học
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Đọc - hiểu văn bản
a) Mục tiêu:
+ Gv hướng dẫn Hs đọc và tìm hiểu cụ thể nội dung, nghệ thuật của văn bản.
+ Hs nắm được nội dung và nghệ thuật của từng phần trong văn bản.
b) Nội dung: Hướng dẫn học sinh khám phá nội dung, nghệ thuật của văn bản bằng hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập.
c, Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, sản phẩm hoạt động nhóm
d) Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV yêu cầu HS đọc SGK và đặt câu hỏi:
? Qua phần soạn bài ở nhà, các em hãy cho biết cách đọc VB này?
GV yêu cầu HS đọc các chú thích dấu (*) trong SGK
HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ (HS)
- HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi, đọc bài, giải thích từ khó.
Bước 3: Báo cáo kết quả
- HS trả lời.
* Dự kiến sản phẩm:
-
HS cần đọc lưu loát, diễn cảm và sáng tạo, chú ý chuyển đổi ngữ điệu giọng đọc phù hợp; cần nhấn giọng các thông tin về ngày tháng, địa điểm để làm nổi bật sự kiện được nói đến trong bài. HS thay nhau đọc từng đoạn cho đến hết VB.
- HS đọc chú thích và giải thích từ khó (chiến dịch, diễn biến…)
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, sau đó gọi HS nhận xét cho bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv nhận xét, rút kinh nghiệm
II. Đọc hiểu VB
1. Đọc – chú thích










Nhiệm vụ 2
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV cho HS thảo luận theo nhóm cặp đôi và đặt câu hỏi:
? Em hãy xác định bố cục của văn bản này?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:

- 2 phút hoạt động cặp đôi chia sẻ
GV:
- Theo dõi, quan sát HS hoạt động của HS
- Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho HS nếu cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận (GV & HS)
GV
:
- Yêu cầu HS trả lời, báo cáo sản phẩm của nhóm cặp đôi
- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá cặp đôi bạn
HS:
- Báo cáo sản phẩm nhóm;
* Dự kiến sản phẩm:
Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: Đợt 1 (13 đến 17/3)
+ Phần 2: Đợt 2 (30/3 đến 30/4)
+ Phần 3: Đợt 3 (1 đến 7/5)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét thái độ làm việc nhóm của HS
- Đánh giá sản phẩm nhóm của HS
1. Bố cục
+ Phần 1: Đợt 1 (13 đến 17/3)
+ Phần 2: Đợt 2 (30/3 đến 30/4)
+ Phần 3: Đợt 3 (1 đến 7/5)
Nhiệm vụ 3
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi:
1.Nhan đề cung cấp thông tin chính là gì? Nhan đề văn bản được trình bày như thế nào?
2.Từ “diễn biến” trong nhan đề cho thấy thông tin trong bài viết sẽ được triển khai theo trình tự nào?
3.Hãy xác định vị trí sapo của bài viết?
4.Nêu nội dung sapo của bài viết? Nội dung sapo có liên quan gì đến nhan đề của văn bản?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
-
Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi
1.Nhan đề nêu lên sự kiện thông tin: diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ.
Cách trình bày: được in lớn, có màu ở ngay đầu của văn bản.
2.Từ “diễn biến” trong nhan đề cho thấy thông tin trong bài viết sẽ được triển khai theo trình tự thời gian.
3.Vị trí: Nằm ngay dưới nhan đề, được in đậm để thu hút người đọc.
4.Nội dung: Khái quát về chiến dịch Điện Biên Phủ, nội dung sa pô chính là nhan đề văn bản, tóm tắt vấn đề nêu ra trong bài.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
Phân tích
Nhan đề và sapo
Nhan đề:

Nêu lên sự kiện thông tin: diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ.
Sapo:
Khái quát về chiến dịch Điện Biên Phủ, nội dung sapô chính là nhan đề văn bản, tóm tắt vấn đề nêu ra trong bài.

Nhiệm vụ 4
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
-
GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi, phiếu bài tập.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm điền nội dung vào phiếu học tập:
? Nêu các mốc thời gian và thông tin chính được nhắc đến trong 3 đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm suy nghĩ, trả lời.
- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi thảo luận nhóm
- Học sinh hoàn thành phiếu bài tập:
Ba đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
+ Đợt 1 (13 đến 17/3):
Tiêu diệt 2 cứ điểm Him Lam, Độc lập, mở toang cử phía Bắc và Đông Bắc
+ Đợt 2 (30/3 đến 30/4):
Kiểm soát các điểm cao, các khu trung tâm khiến địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần
+ Đợt 3 (1 đến 7/5):
Tổng công kích, 7/5 toàn thắng.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 5
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV chia lớp thành 4 nhóm HS:
+ Thảo luận nhóm bằng kĩ thuật khăn trải bàn: Mỗi cá nhân sẽ làm việc độc lập và trả lời của vào phần giấy riêng của mình, sau đó cả nhóm thảo luận, thống nhất câu trả lời, treo sản phẩm lên bảng.



- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi và phiếu bài tập:
1. Cách trình bày các thông tin chính về từng đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ giống nhau ở chỗ nào? Em có nhận xét gì về cách trình bày ấy (màu sắc, hình ảnh, cỡ chữ, các kí hiệu...)?

2. Vì sao thông tin cụ thể về Đợt 3 lại được in đậm?
3. Cách trình bày thông tin của văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ có gì khác so với văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”?
4. Sự kiện này có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, hoạt động nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
-
Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi:
1. - Cung cấp diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ theo trình tự thời gian. Cách trình bày thời gian được chia làm từng đợt và ghi rõ thời gian mỗi đợt trước đoạn.
- Hình thức của văn bản được trình bày giống như một bài báo: một sự kiện kèm theo một hình ảnh minh họa
Hình chụp trắng đen nhằm mô tả chân thực nhất có thể tình hình trận chiến cho người đọc dễ dàng hình dung.
- Cách trình bày ngắn gọn, dễ theo dõi, với màu sắc dễ dàng phân biệt, kí hiệu đồng nhất, hình ảnh phù hợp với nội dung của từng đợt tiến công, cỡ chữ in đậm vào những câu có nội dung quan trọng thu hút người đọc, khiến người đọc dễ nắm bắt được thông tin và các sự kiện chính, không thấy khô khan, nhàm chán.

2. Thông tin cụ thể về Đợt 3 lại được in đậm vì đây là đợt tiến quân cuối cùng, là kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ.
-> nhằm mục đích giúp nội dung được in đậm sẽ ghi sâu vào tâm trí của bạn đọc hơn.

3. Cả hai văn bản đều là văn bản thông tin thuật lại một sự kiện lịch sử. Tuy nhiên hai văn bản trên có hình thức và mục đích truyền tải khác nhau.
+ Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập: nội dung chính được nhấn mạnh là quá trình ra đời của bản tuyên ngôn độc lập. Mốc thời gian chi tiết đến từng ngày được thể hiện qua phần 2 (phần chính) của văn bản.
+ Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ: nội dung chính là chiến thắng vang dội của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Phần quá trình chiến đấu không được nêu quá chi tiết mà thay vào đó là nhấn mạnh kết quả.
4. Ý nghĩa: Chiến thắng Điện Biên Phủ là dấu mốc vàng son, là niềm tự hào của toàn dân tộc Việt Nam. Sự kiện khẳng định tinh thần anh dũng, quả cảm, đoàn kết, yêu nước, quyết chiến quyết thắng của quân và dân ta, là nguồn động lực, cổ vũ to lớn trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam và của các nước trên thế giới.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV trình chiếu và giới thiệu thêm cho HS về một số tư liệu liên quan đến chiến dịch Điện Biên Phủ để HS nâng cao nhận thức, niềm tự hào về lịch sử nước nhà.

GV (mở rộng): Văn bản này đã cho chúng ta hiểu rõ về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954 của quân và dân ta đã đập tan âm mưu xâm lược của thực dân Pháp và có sự can thiệp của Mỹ.
Chiến thắng này đã bắt buộc chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (tháng 7- 1954) công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương (trong đó có Việt Nam). Đồng thời kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ kéo dài của Quân đội và Nhân dân Việt Nam, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp kéo dài hàng thế kỷ.
Chiến thắng lịch sử này đã mở ra một bước ngoặt phát triển mới trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.
Diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ














- Ba đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

+ Đợt 1 (13 đến 17/3):
Tiêu diệt 2 cứ điểm Him Lam, Độc lập, mở toang cử phía Bắc và Đông Bắc
+ Đợt 2 (30/3 đến 30/4):
Kiểm soát các điểm cao, các khu trung tâm khiến địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần
+ Đợt 3 (1 đến 7/5):
Tổng công kích, 7/5 toàn thắng.






















- Cách trình bày các thông tin chính về từng đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ:
































+ Cách trình bày các thông tin theo trình tự thời gian.
+ Cách trình bày này ngắn gọn, dễ theo dõi, dễ dàng nắm bắt được thông tin và các sự kiện chính. Hình ảnh minh họa kèm theo sinh động, chân thực.
=>Sự kiện này khẳng định tinh thần quả cảm, đoàn kết, yêu nước, quyết chiến quyết thắng của quân và dân ta; là nguồn động lực, cổ vũ to lớn trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Xem thêm bài viết: https://gac.giaoanchuan.com/threads...lap-bai-5-ngu-van-6-canh-dieu.3761/#post-7544

Trên đây là một phần trong bài soạn giáo án: Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ (Bài 5 - Ngữ văn 6 - Cánh Diều). Phần tài liệu giáo án đầy đủ, chi tiết ở file bên dưới, thầy cô cùng tải về nhé! Hi vọng, bài soạn này sẽ là phần tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo. Mong rằng thầy cô thường xuyên ghé thăm giaoanchuan để cùng nhau trao đổi, chia sẻ những kiến thức hay.
 

Đính kèm

  • Bài 5 Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.docx
    1.6 MB · Lượt xem: 2

Hà Trang 2021

Thành Viên
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954 của quân và dân ta đã đập tan âm mưu xâm lược của thực dân Pháp và có sự can thiệp của Mỹ. Chiến thắng lịch sử này đã mở ra một bước ngoặt phát triển mới trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top