Giáo án 4 tuổi - phân loại đồ dùng + HĐNT - nhu cầu gia đình

Thần Đồng

Moderator
Điểm
31,484
I. Hoạt động học:

Làm quen với toán.


PHÂN LOẠI ĐỒ DÙNG THEO 1-2 DẤU HIỆU.

1. Mục tiêu:

-Kiến thức: Trẻ biết phân biệt sự khác nhau của 2-3 đồ dùngtheo 1-2 dấu hiệu khác nhau.

-Kỹ năng: Rèn trẻ kĩ năng so sánh sự giống nhau và khác nhau; Trẻ biết chơi trò chơi.

-Giáo dục:Trẻ có ý thức trong giờ học và đoàn kết trong khi chơi trò chơi.

2. Chuẩn bị:

- Đồ dùng của cô: Các đồ chơi đồ dùng gia đình (Phích, ấm, thìa, đĩa..); Đồ dùng gia đình thật (Bát, đĩa, xô, chậu, ghế).

- Đồ dùng của trẻ:Tranh đồ dùng gia đinh, bút chì; Rổ đồ chơi đồ dùng gia đình và 3 bức tranh để trẻ chơi phân loại đồ dùng.

3. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô
DK hoạt động của trẻ
1. HĐ1: Gây hứng thú + Ôn.
- Cô và trẻ trò chuyện về chủ đề Nhu cầu của gia đình.
- Cô cho trẻ quan sát một số đồ chơi đồ dùng trong gia đình.
- Cho trẻ gọi tên và đếm số lượng đồ chơi đồ dùng trong gia đình.
2. HĐ2: NDC: Phân loại đồ dùng gia đình theo 1-2 dấu hiệu.
- Cho trẻ quan sát một số đồ dùng trong gia đình thật: Cáibát, cái đĩa, cái xô, cái chậu, cái ghế, cái, cái bàn.
- Hỏi trẻ về đặc điểm.
+ Màu sắc.
+ Hình dạng.
+ Chất liệu.
+ Một số đặc điểm khác của đồ dùng đó: Các hoa văn in trên từng đồ dùng.
+ Công dụng.
- Sau khi hỏi trẻ về đặc điểm cô sẽ hướng dẫn trẻ phân loại.
Phân loại đồ dùng để ăn.
+ Cô yêu cầu trẻ hãy kể tên những đồ dùng để ăn trong những đồ dùng cô đã cho trẻ quan sát.
+ Những đồ dùng đó có những điểm gì giống nhau?
Phân loại đồ dùng để tắm giặt.
+ Cô yêu cầu trẻ kể tên những đồ dùng dùng để tắm giặt.
+ Những đồ dùng đó có đặc điểm gì giống nhau?
Phân loại đồ dùng dùng để ngồi?
+ Cô cũng cho trẻ kể tên những đồ dùng dùng để nằm ngồi.
+ Yêu cầu trẻ kể ra đặc điểm chung của chúng.
* Trò chơi:
+ Trò chơi 1: Bé trổ tài.
- Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 bức tranh, trong tranh có hình ảnh một số đồ dùng trong nhà, yêu cầu trẻ nối những đồ dùng có cùng công dụng.
- Luật chơi: Nếu bạn nào nối sai phải nối lại nhé.
- Cô tổ chức cho trẻ nối.
* Trò chơi: Phân loại đồ dùng.
- Cách chơi: Cô chuẩn bị sẵn 3 bức tranh, tương ứng với 3 đội (Cô chia lớp mình thành 3 đội). Đội 1 chọn đồ dùng để đựng, đội 2 chon đồ dùng để uống, đội 3 đồ dùng để nấu đứng thành 3 hàng dọc. Phía trên cô có rổ đựng đồ chơi là bát, cốc, đĩa, xoong nồi và 3 bức tranh dán trên bảng. Khi nghe hiệu lệnh của cô, thì 3 bạn đầu hàng chạy lên chọn đồ dùng theo yêu cầu của cô rồi về cuối hàng đứng, bạn tiếp theo mới được lên.
- Luật chơi: Mỗi bạn lên chơi chỉ được chọn một đồ dùng. Đội nào chọn được nhiều là đội thắng cuộc.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Kiểm tra kết quả của 3 đội chơi.
- Cô bao quát, động viên khuyến khích trẻ.
3. HĐ3: Kết thúc.
- Cô mời các con cùng ra sân để chơi tiếp.

Trẻ trò chuyện cùng cô.

Trẻ quan sát.

Trẻ gọi tên và đếm.






Trẻ trả lời về đặc điểm của từng loại đồ dùng.








Trẻ kể tên những đồ dùng để ăn: Bát, đĩa.


Chúng đều làm bằng sứ, đều dùng để ăn.
Trẻ kể tên những đồ dùng để tắm giặt: Xô, chậu.
Chúng đều làm bằng nhựa, đều để tắm giặt.

Trẻ kể tên những đồ dùng để ngồi: Ghế của cô, ghế của trẻ.
Chúng đều để ngồi.



Trẻ lắng nghe.





Trẻ chơi.

Trẻ lắng nghe.












Trẻ chơi.




II. Hoạt động vui chơi ngoài trời:

- Hoạt động có chủ đích: Nhặt lá vàng rơi

- Trò chơi vận động: Người làm vườn.

- Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành.

- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.

1. Mục tiêu:

- Kiến thức: Trẻ biết nhặt lá vàng rơi, biết chơi trò chơi.

- Kỹ năng: Rèn luyện khả năng vận động, phản ứng nhanh nhẹn, rèn ý thức kỷ luật cho trẻ.

- Thái độ: Trẻ đoàn kết vui vẻ.

2. Chuẩn bị:

- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.

- Tranh lô tô về đồ dùng để chơi trò chơi vận động.

3. Tổ chức hoạt động:

* HĐ1: Gây hứng thú:


- Cho trẻ xếp thành 2 hàng.

- Cô cho trẻ hát bài hát : “Cả nhà thương nhau” và đi theo hàng ra sân.

- Cho trẻ ngồi thoải mái.

* HĐ2: Nhặt lá vàng rơi.

- Các con quan sát xem trong sân trường mình có những loại cây nào? (Cây bàng, cây phượng, cây sấu…)

- Những cây này trồng để làm gì? (Để sân trường mát mẻ)

- Khi lá của những cây đó già đi thì điều gì sẽ xảy ra nhỉ? (Lá sẽ rụng xuống) (Cô có thể nhặt một số lá vàng đã rụng cho trẻ quan sát).

- Khi lá rụng sẽ làm cho sân trường mình bị bẩn. Muốn sân trường được sạch sẽ các con phải làm gì? (Nhặt những chiếc lá rụng bỏ vào sọt giác)

- Cô cho trẻ nhặt lá

- Khi nhặt xong cô cho trẻ đi rửa tay.

* Trò chơi:

+ Trò chơi động: Người làm vườn.

- Cách chơi: Cô chia trẻ làm 3 tổ, tổ 1 sẽ nhạt cỏ ở gốc cây sấu, tổ 2 nhặt cỏ ở gốc cây phượng, tổ 3 nhặt cỏ ở gốc cây bằng lăng. Tổ nào nhặt sạch và xong trước là tổ thằng cuộc.

- Luật chơi: Nếu tổ nào nhặt không sạch và chậm sẽ là tổ thua cuộc.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi.

+ Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành.

- Cho trẻ chơi 3-4 lần.

+ Chơi tự do:

- Cô giới thiệu các trò chơi bằng đồ chơi ở ngoài trời và đồ chơi cô mang theo. Trẻ lựa chọn và chơi.

- Cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ.

* HĐ3: Kết thúc.

-Hết giờ chơi, cô tập chung trẻ, cho các cháu đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.

III. Hoạt động chiều:

- Cho trẻ học vở LQCC.

- Chơi trò chơi dân gian đọc ca dao đồng dao.

-Chơi tự do.

- Nêu gương cuối ngày - kiểm tra vệ sinh - điểm danh - trả trẻ.

Nhận xét cuối ngày.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 

Đính kèm

I. Hoạt động vui chơi ngoài trời:

- Hoạt động có chủ đích: Nhặt lá vàng rơi

- Trò chơi vận động: Người làm vườn.

- Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành.

- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.

1. Mục tiêu:

- Kiến thức: Trẻ biết nhặt lá vàng rơi, biết chơi trò chơi.

- Kỹ năng: Rèn luyện khả năng vận động, phản ứng nhanh nhẹn, rèn ý thức kỷ luật cho trẻ.

- Thái độ: Trẻ đoàn kết vui vẻ.

2. Chuẩn bị:

- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.

- Tranh lô tô về đồ dùng để chơi trò chơi vận động.

3. Tổ chức hoạt động:

* HĐ1: Gây hứng thú:


- Cho trẻ xếp thành 2 hàng.

- Cô cho trẻ hát bài hát : “Cả nhà thương nhau” và đi theo hàng ra sân.

- Cho trẻ ngồi thoải mái.

* HĐ2: Nhặt lá vàng rơi.

- Các con quan sát xem trong sân trường mình có những loại cây nào? (Cây bàng, cây phượng, cây sấu…)

- Những cây này trồng để làm gì? (Để sân trường mát mẻ)

- Khi lá của những cây đó già đi thì điều gì sẽ xảy ra nhỉ? (Lá sẽ rụng xuống) (Cô có thể nhặt một số lá vàng đã rụng cho trẻ quan sát).

- Khi lá rụng sẽ làm cho sân trường mình bị bẩn. Muốn sân trường được sạch sẽ các con phải làm gì? (Nhặt những chiếc lá rụng bỏ vào sọt giác)

- Cô cho trẻ nhặt lá

- Khi nhặt xong cô cho trẻ đi rửa tay.

* Trò chơi:

+ Trò chơi động: Người làm vườn.

- Cách chơi: Cô chia trẻ làm 3 tổ, tổ 1 sẽ nhạt cỏ ở gốc cây sấu, tổ 2 nhặt cỏ ở gốc cây phượng, tổ 3 nhặt cỏ ở gốc cây bằng lăng. Tổ nào nhặt sạch và xong trước là tổ thằng cuộc.

- Luật chơi: Nếu tổ nào nhặt không sạch và chậm sẽ là tổ thua cuộc.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi.

+ Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành.

- Cho trẻ chơi 3-4 lần.

+ Chơi tự do:

- Cô giới thiệu các trò chơi bằng đồ chơi ở ngoài trời và đồ chơi cô mang theo. Trẻ lựa chọn và chơi.

- Cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ.

* HĐ3: Kết thúc.

-Hết giờ chơi, cô tập chung trẻ, cho các cháu đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Thần Đồng,
Trả lời lần cuối từ
Thần Đồng,
Trả lời
1
Lượt xem
824

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top