GDÂN
DVĐ: CHÁU YÊU BÀ (Xuân Giao).
NH: Đi học về (Hoàng Long).
TC: Ai đoán giỏi.
1. Mục tiêu.
- Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài hát, thuộc bài hát. Biết vận động nhịp nhàng theo bài hát “Cháu yêu bà”. Biết bài hát “Đi học về” nói về điều gì.
- Kỹ năng: Rèn trẻ vận động đúng theo lời bài hát, chơi trò chơi đúng luật.
- Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia tiết học.
2. Chuẩn bị.
- Máy tính, máy chiếu.
- Video hình ảnh bà đang chăm cháu.
- Nhạc bài hát: Cháu yêu bà, Đi học về.
- Câu hỏi đàm thoại.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | Dự kiến hoạt động của trẻ |
1. HĐ1: Gây hứng thú:
- Cô cho trẻ quan sát video có hình ảnh bà và trò chuyện với trẻ về hình ảnh.
- Cô hướng trẻ vào bài.
2. HĐ2: Dạy VĐ “Cháu yêu bà”.
* Cô vận động mẫu:
- Lần 1: Cô vận động cho trẻ quan sát.
- Lần 2: Cô phân tích các động tác:
+ Câu 1: “Bà ơi bà cháu yêu bà lắm”: Tay trái chống nạnh, tay phải đưa ra trước vẫy lên vẫy xuống và hai tay đan chéo đặt lên trước ngực.
+ Câu 2: “Tóc bà trắng màu trắng như mây”: Hai tay đưa lên vuốt tóc và đưa tay lên cao mở tay sang hai bên.
+ Câu 3: “Cháu yêu bà ... bàn tay”: Hai tay đan chéo đưa lên trước ngực và nắm tay lại với nhau.
+ Câu 4: “Khi cháu…bà vui”: Hai tay đan chéo trước ngực và sau đó vỗ đều hai tay.
- Lần 3: Cô vận động lại cho trẻ quan sát.
* Dạy trẻ vận động:
- Cô cho trẻ đứng lên và vận động theo bài hát?
- Tổ vận động: 3 lần.
- Nhóm vận động: 2-3 nhóm.
- Cá nhân trẻ vận động: 10-12 trẻ.
- Cả lớp vận động.
* Nghe hát: Đi học về.
- Cô giới thiệu tên bài hát và tác giả bài hát “Đi học về”. (Nhạc sĩ Hoàng Long sáng tác)
- Lần 1: Cô hát diễn cảm, rõ lời.
- Cô vừa hát bài hát gì?
- Bài hát của tác giả nào?
- Lần 2: Cô hát kèm theo điệu bộ minh họa.
- Bài hát nói về điều gì?
=> GD: Lễ phép biết chào cha, mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình.
- Lần 3: Cô hát trẻ hưởng ứng cùng cô.
- Động viên khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia hưởng ứng cùng cô.
* TC: Ai đoán giỏi.
- Cách chơi: Cô mời 1 bạn lên chơi bịt mắt lại. Ở dưới cô chỉ một bạn hát. Khi mở mắt ra trẻ bịt mắt đoán xem bạn nào vừa hát.
- Luật chơi: Nếu đoán đúng thì trẻ vừa hát phải lên bịt mắt, nếu sai trẻ vừa bịt mắt phải chơi tiếp lần nữa.
- Cô cho trẻ chơi: 3- 4 lần
- Sau mỗi lần chơi cô nhận xét động viên trẻ.
3. HĐ3: Kết thúc:
- Cô động viên khen trẻ và ra sân chơi. |
- Trẻ quan sát video trò chuyện cùng cô.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ quan sát, lắng nghe.
- Trẻ quan sát.
- Cả lớp vận động.
- Tổ vận động.
- Nhóm vận động.
- Cá nhân vận động.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Đi học về.
- Nhạc sĩ Hoàng Long.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Nói về 1 bạn nhỏ rất lễ phép.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hưởng ứng cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ chuyển hoạt động. |
II. Hoạt động vui chơi ngoài trời.
- Hoạt động có chủ đích: Quan sát cây đa.
- Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng.
- Trò chơi tĩnh: Nu na nu nống.
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ biết một số đặc điểm cơ bản của cây đa.
- Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, trả lời câu hỏi, rèn ý thức kỷ luật cho trẻ.
- Thái độ: Trẻ đoàn kết vui vẻ.
2. Chuẩn bị:
- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.
- Tranh lô tô về đồ dùng để chơi trò chơi vận động.
3. Tổ chức hoạt động:
* HĐ1: Gây hứng thú.
- Cho trẻ xếp thành 2 hàng.
- Cô cho trẻ hát nghe bài hát : “Ra vườn hoa em chơi” và đi theo hàng ra sân.
- Cho trẻ ngồi thoải mái.
* HĐ2: Quan sát cây đa.
- Cho trẻ đứng dưới gốc đa và yêu cầu trẻ quan sát.
- Cây đa có đặc điểm gì?
+ Cây đa rất to.
+ Cây đa có nhiều cành.
+ Lá đa chưa rụng màu xanh, lá đa rụng xuống màu vàng.
+ Rễ cây đa rất to và dài.
- Các con hãy sờ vào thân cây đa xem nó có đặc điểm gì? (Thân cây đa sần sùi)
- Trồng cây đa dể làm gì nhỉ? (Để lấy bóng mát)
- Đứng dưới gốc đa các con thấy thế nào? (Rất mát ạ)
* GD: Các con ạ, cây đa trong sân trường mình đã được trồng từ rất lâu, cây đa cho các con bóng mát vì vậy các con phải biết chăm sóc bảo vệ cây đa.
* Trò chơi:
+ Trò chơi động: Lộn cầu vồng.
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Cô cho trẻ chơi (3-4 lần).
+ Trò chơi tĩnh: Nu na nu nống.
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi 3-4 lần.
+ Chơi tự do:
- Cô giới thiệu các trò chơi bằng đồ chơi ở ngoài trời cho trẻ lựa chọn và chơi.
- Cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ.
* HĐ3: Kết thúc:
- Hết giờ chơi, cô tập chung trẻ, cho các cháu đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.
III. Hoạt động chiều:
- Hoạt động chính: Làm quen với bài thơ “Lấy tăm cho bà”.
- Chơi các trò chơi dân gian: Nu na nu nống, lộn cầu vồng…
- Trẻ chơi ở các góc.
* Nhận xét trẻ cuối ngày:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..................................................................................................................................