Giáo án "Làm một bài thơ lục bát" (Chân trời sáng tạo - Ngữ văn 6)

Trần Ngọc

S.Moderator
Làm thế nào để có những tiết học hay, học sinh có khả năng sáng tạo và hứng thú trong việc sáng tác một bài thơ lục bát. Mời quý thầy cô cùng tham khảo phần giáo án làm một bài thơ lục bát ở phạm vi bài viết này. Tiết học này nằm trong chương trình Ngữ văn 6, bài 3 vẻ đẹp quê hương thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.

Giáo án làm bài thơ lục bát  (Chân trời sáng tạo - Ngữ văn 6) -  giaoanchuan (1).png


LÀM MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực

- Nhận dạng được một số yếu tố thơ lục bát về số tiếng, số dòng, thanh điệu, vần, nhịp thơ.
- Làm được bài thơ lục bát.

2. Về phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái, trân trọng thành quả của bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.
- Máy chiếu, máy tính.
- Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc, bài trình bày của HS.
- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HĐ 1: Xác định vấn đề


GIỚI THIỆU KIỂU BÀI
Mục tiêu:
- Biết được kiểu bài thơ lục bát.
- Nhận biết được những yếu tố cơ bản trong một bài thơ lục bát.
Nội dung:
- HS trả lời câu hỏi của GV
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV hỏi:

? Trong bốn bài ca dao đã học, em thích bài nào nhất? Vì sao?
? Thể thơ lục bát có những đặc điểm nào về số tiếng, số dòng, thanh điệu, vần, nhịp thơ?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:

- Quan sát lại bốn vb đã học.
- Suy nghĩ cá nhân.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV chỉ định 1 – 2 HS trả lời câu hỏi
- HS trả lời
B4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV nhận xét, nhắc lại những đặc điểm cơ bản của thơ lục bát.
- Kết nối với ý thế nào là bài thơ hay trong mục “Tri thức về kiểu bài”.
Vb: Việt Nam quê hương ta.













HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

2.1 THẾ NÀO LÀ MỘT BÀI THƠ HAY
Mục tiêu: HS biết được các yêu cầu đối với một bài thơ hay:
- Về nội dung.
- Về hình thức.
Nội dung:
- GV chiếu bài thơ Hoa bìm, yêu cầu HS quan sát.
- GV chia nhóm lớp
- Cho HS làm việc nhóm trên phiếu học tập:
Nội dung
Hình thức
Ngôn ngữ
Các biện pháp tu từ
Cách gieo vần
Nhịp thơ
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm lớp & giao nhiệm vụ:
? Xác định nội dung bài thơ? (Bài thơ viết về điều gì?)
? Bài thơ thể hiện tình cảm của tg đối với quê hương ntn?
? Từ nội dung bài thơ trên, em hãy nhận xét về cách viết nội dung và hình thức của một bài thơ lục bát hay?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc lại văn bản “Hoa bìm”.
- Làm việc cá nhân 4’.
- Làm việc nhóm 3’, thống nhất ý kiến chung, hoàn thiện phiếu học tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS trả lời.
- HS trả lời câu hỏi GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức.
- Kết nối với đề mục sau: Sáng tác một bài thơ lục bát.

- Viết về những kỉ niệm tuổi thơ nơi bến quê.
- Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương.
- Về nội dung: Một bài thơ lục bát có nội dung hay là nội dung đó thể hiện được một cách nhìn, cách cảm nhận mới lạ, sâu sắc, thú vị về cuộc sống.
- Về hình thức:
+ Ngôn ngữ: Hàm súc, gợi hình, gợi cảm.
+ Sử dụng hài hoà các BPNT như nhân hoá, so sánh, điệp từ, điệp ngữ…tạo những liên tưởng độc đáo, thú vị.
+ Cách gieo vần, nhịp điệu: Theo quy luật của thơ.


2.2 SÁNG TÁC THƠ LỤC BÁT
Mục tiêu: Bước đầu biết cách bài thơ lục bát.
Nội dung:
- HS đọc SGK
- Thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ GV đưa ra.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV
chiếu bài thơ “Chăn trâu đốt lửa” lên bảng, chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm cụ thể như sau:
1. Cách ngắt nhịp của thơ lục bát thường là nhịp chẵn. Tuy nhiên, cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là 3/3/2. Việc ngắt nhịp như thế có tác dụng gì?
2. Dựa vào hiểu biết về thể thơ lục bát, em hãy chỉ ra sự hiệp vần và sự phối hợp thanh điệu của bài thơ trên bằng cách điền vào bảng sau:

Dòng/tiếng12345678
Lục
Bát
3. Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được miêu tả chi tiết, rõ ràng, tỉ mỉ hay được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu? Việc thể hiện như thế có tác dụng gì?
4. Cảm xúc của tác giả trong bài thơ được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp, thông qua những hình ảnh nào?
5. Theo em, nét độc đáo của bài thơ này là gì?
6. Từ việc tìm hiểu bài thơ trên, em học được điều gì về cách làm thơ lục bát?

B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS
:
- Đọc SGK và trả lời câu hỏi
- Làm việc cá nhân 2’
- Làm việc nhóm 5’ để hoàn thiện nhiệm vụ chung.
GV:
- Hướng dẫn HS trả lời
- Quan sát, theo dõi HS thảo luận.
B3: Báo cáo thảo luận
HS
:
Trình bày sp của nhóm
Quan sát và bổ sung sp các nhóm.
GV: Hướng dẫn HS trình bày sp.
B4: Kết luận, nhận định
GV:
-
Nhận xét
+ Câu trả lời của HS
+ Thái độ làm việc của HS khi làm việc nhóm
+ Sản phẩm của các nhóm
- Chốt kiến thức và kết nối với mục sau.
1. Cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là: “Củ khoai nướng/ để cả chiều/ thành tro” khác với cách ngắt nhịp thông thường trong thơ lục bát đã góp phần diễn tả cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ, khi khoảnh khắc hoàng hôn đang đến.
2.Sự hiệp vần: đồng – đông, nhiều – diều – chiều.
Tiếng
Dòng
12345678
LụcBBTTBB
BátTBBTTBBB
LụcTBTTBB
BátTBTTTBBB
3. Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu: chăn trâu, thả diều, nướng khoai đến những nét tiêu biểu như gió đông hay khoảnh khắc hoàng hôn đến. Việc sử dụng các chi tiết chấm phá, tiêu biểu, ngôn từ giản dị nhưng giàu sức gợi đã tạo nên bức tranh đồng quê thanh bình, yên ả.
4. Cảm xúc của tác giả được thể hiện gián tiếp qua việc kể về buổi chiều chăn trâu, thả diều, nước khoai, cảm nhận ấy còn được thể hiện qua cảm nhận về “gió đông”, về khoảnh khắc hoàng hôn đang dần buông. Tất cả đã hoà quện để cùng diễn tả cảm xúc của tác giả.
5. Bài thơ có nét độc đáo trong nghệ thuật, tác giả sử dụng phép đối giữa ít-nhiều, rạ rơm (hữu hình) với gió đông (vô hình). Đó còn là sự liê tưởng độc đáo: củ khoai nướng bị cháy hồng rực đến cảnh hoàng hôn bao trùm không gian rộng lớn.
6. Từ tìm hiểu bài thơ, em học được cách làm thơ lục bát về vần, nhịp, thanh điệu:
- Số dòng, số tiếng: Bài thơ có các câu lục và câu bát xen kẽ (tạo thành cặp)
- Gieo vần: tiếng thứ sáu của câu lục thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát thứ nhất. Tiếng thứ tám của câu bát thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai.
- Nhịp thơ: Nhịp chẵn
+ Câu lục: 2/2/2
+ Câu bát: 4/4
Từ ngữ: Giản dị, giàu sức gợi cảm kết hợp hài hoà các biện pháp nghệ thuật để thể hiện tình cảm, cảm xúc và ý tưởng của người viết.


2.3 THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC
Mục tiêu: Giúp HS
- Biết viết bài theo các bước.
- Lựa chọn đề tài để viết, tìm ý, lập dàn ý.
- Tập trung vào những sự việc đã xảy ra.
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.
Nội dung:
-
GV sử dụng KT đặt câu hỏi và trình bày 1 phút để hướng dẫn HS.
- HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của GV.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Lựa chọn đề tài sáng tác (GV gợi ý có thể là những sự việc, con người, cảnh sắc thiên nhiên để lại cho em cảm xúc sâu sắc nhất). Hoặc GV giao đề tài cho HS chuẩn bị ở nhà, đến lớp mời một vài em chia sẻ đề tài mình định viết.
- Từ đề tài trên, GV hướng dẫn HS tìm ý tưởng cho đề tài mà em lựa chọn bằng cách yêu cầu mỗi HS hoàn thiện phiếu học tập:
1. Sự việc, con người, cảnh sắc thiên nhiên để lại cho em cảm xúc sâu sắc nhất là……………………………………….
2. Từ ngữ, hình ảnh nảy sinh trong đầu tôi là……………………………………
3. Tôi viết điều này ra để………………

Dựa vào phiếu học tập, HS điền các từ ngữ, hình ảnh, cách gieo vần, các tiếng để viết tối thiểu hai cặp thơ lục bát.
Tiếng/
Câu
12345678
Lục
Bát
Lục
Bát

Dùng bảng kiểm để HS tự kiểm tra bài thơ của mình, sau đó hai HS sẽ kiểm tra chéo và hoàn thiện bài thơ của mình.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV:
- Hướng dẫn HS đọc các gợi ý trong SGK và hoàn thiện phiếu học tập.
HS:
- Đọc những gợi ý trong SGK và lựa chọn đề tài.
- Tìm ý tưởng bằng các hoàn thiện phiếu học tập.
- Dựa vào ý tưởng viết ra nháp đảm bảo đúng luật của thể thơ lục bát.
- Trao đổi với bạn và hoàn thiện sau khi được góp ý.
B3: Báo cáo thảo luận
- GV yêu cầu HS báo cáo sản phẩm.
HS:
- Đọc sản phẩm của mình.
- Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS. Chuyển dẫn sang mục sau.
1. Lựa chọn đề tài
Viết hai câu thơ lục bát về đề tài quê hương.
2. Tìm ý tưởng
1. Sự việc, con người, cảnh sắc thiên nhiên để lại cho em cảm xúc sâu sắc nhất là: Quê hương nơi em sinh ra và lớn lên.
2. Từ ngữ, hình ảnh nảy sinh trong đầu em là hình ảnh về dòng sông, trưa hè, tiếng ve, lời ru của mẹ.
3. Tôi viết điều này ra để bộc lộ tình yêu quê hương, lòng biết ơn mẹ với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, bình yên.

3. Làm thơ lục bát

Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ.
Tiếng/
dòng
12345678
Lụchương
(bằng: thanh huyền)
một
(trắc: thanh nặng)
ve
(bằng: thanh huyền, vần e)
Bátru
(bằng: thanh huyền)
mẹ
(trắc: thanh nặng)

(bằng: thanh huyền, vần e)
ơi
(bằng: thanh huyền, vần ơi)
Lụcsông
(bằng: thanh huyền)
nước
(trắc: thanh sắc)
vơi
(bằng: thanh huyền, vần ơi)
Báthương
(bằng: thanh huyền)
một
(trắc: thanh nặng)
trời
(bằng: thanh huyền, vần ơi)
thơ
(bằng: thanh huyền, vần ơ)

4. Chỉnh sửa và chia sẻ
- Đọc diễn cảm bài thơ theo đúng giọng điệu.
- Dùng bảng kiểm để kiểm tra và sửa lại bài thơ đảm bảo đúng luật của thể thơ lục bát.
Phương diệnNội dung kiểm traĐạt/Chưa đạt





Hình thức
Bài thơ gồm các dòng lục (sáu tiếng) và dòng bát (tám tiếng) xen kẽ.
Các dòng thơ chủ yếu được ngắt nhịp chẵn.
Cách hiệp vần: Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó.
Bài thơ sử dụng một số biện pháp tu từ: So sánh, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ…
Các từ ngữ trong bài thơ thể hiện được chính xác điều người viết muốn nói.
Các hình ảnh sống động, thú vị.
Nội dungBài thơ thể hiện được một trạng thái cảm xúc, một suy nghĩ, một cách nhìn nào đó về cuộc sống.

3. HĐ 3: Luyện tập

a) Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm một bài thơ lục bát.
b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao.
c) Sản phẩm: Bài thơ lục bát của HS.
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
: Giáo viên giao đề tài cho HS lựa chọn hoặc GV ấn định đề tài.
Ví dụ: Viết bài thơ lục bát nói về tình cảm gia đình.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV
hướng dẫn HS lựa chọn đề tài, tìm ý tưởng và viết thơ dựa vào kiến thức đã học về thể thơ lục bát.
HS thực hiện nhiệm vụ.
B3: Báo cáo, thảo luận:
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.

4. HĐ 4: Vận dụng

a) Mục tiêu:
Phát triển năng lực tự học trong học tập.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
: (GV giao nhiệm vụ)
? Viết một bài thơ lục bát về một cảnh đẹp của quê hương em.
- Yêu cầu có hình ảnh minh hoạ hoặc thiết kế dưới dạng thiệp, imforgraphic.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV
hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ.
HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu tham khảo trên mạng internet và hoàn thành nhiệm vụ.
B3: Báo cáo, thảo luận: GV thống nhất thời gian để HS nộp sản phẩm. (Có thể vào giờ học tuần sau và nhận xét vào tiết trả bài).
B4: Kết luận, nhận định (GV): Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học tiếp theo.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau soạn giáo án làm một bài thơ lục bát. Hi vọng phần giáo án này sẽ giúp các thầy cô có thêm được phương pháp và kĩ năng cho tiết dạy này. Mong rằng quý thầy cô thường xuyên ghé thăm giaoanchuan để tìm kiếm thêm các tài liệu hay nhé!
 
Sửa lần cuối:

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top