Giáo án Lịch sử 10 bài 4 Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hy Lạp và Rôma

Huyền Trang

Thành Viên
Điểm
0
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần nắm được những vấn đề sau :

1. Kiến thức

- Điều kiện tự nhiên của vùng Địa Trung Hải với sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp đường biển và với chế độ chiếm nô.

- Từ cơ sở kinh tế xã hội đã dẫn đến việc hình thành thể chế Nhà nước dân chủ cộng hòa.

2. Tư tưởng

Giáo dục cho HS thấy được mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp mà tiêu biểu là những cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo trong xã hội chiếm nô. Từ đó giúp các em thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử.

3. Kỹ năng

- Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng bản đồ để phân tích được những thuận lợi, khó khăn và vai trò của điều kiện địa lý đối với sự phát triển mọi mặt của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải.

- Biết khai thác nội dung tranh ảnh.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Bản đồ các quốc gia cổ đại.

- Tranh ảnh về một số công trình nghệ thuật thế giới cổ đại.

- Phần mềm Encarta năm 2005 - phần Lịch sử thế giới cổ đại.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

- Bài này dạy trong 2 tiết: Tiết 1 giảng mục 1 và mục 2; Tiết 2 giảng mục 3.

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1 : Cho HS làm nhanh câu hỏi trắc nghiệm:

Hãy điền vào chỗ trống:

Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành ở

Thời gian hình thành Nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Đông

Đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông

Gia cấp chính trị trong xã hội

Thể chế chính trị

(Câu hỏi này có thể chuẩn bị ra khổ giấy A0 treo lên bảng cho HS điền vào hoặc in ra giấy A4 kiểm tra cùng một lúc được nhiều HS).

Câu hỏi 2 :

Cư dân phương Đông thời cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn hoá cho nhân loại?.

Câu hỏi kiểm tra ở tiết 2

Tại sao Hy Lạp, Rô-ma có một nền kinh tế phát triển? Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô-ma là gì?.

2. Dẫn dắt vào bài mới

- GV khái quát nội dung phần kiểm tra bài cũ (phần kiểm tra ở tiết 1) dẫn dắt HS vào bài mới và nêu nhiệm vụ nhận thức về bài mới cho HS như sau:

Hy Lạp và Rô ma bao gồm nhiều đảo và bán đảo nhỏ, nằm trên bờ bắc Địa Trung Hải. Địa Trung Hải giống như một cái hồ lớn, tạo nên sự giao thông thuận lợi giữa các nước với nhau, do đó từ rất sớm đã có những hoạt động hàng hải, ngư nghiệp và thương nghiệp biển. Trên cơ sở đó, Hy Lạp và Rô-ma đã phát triển rất cao về kinh tế và xã hội làm cơ sở cho nền văn hoá rất rực rỡ. Để hiểu được điều kiện tự nhiên đã chi phối sự phát triển kinh tế và xã hội của các quốc gia cổ đại Hy Lạp, Rô-ma như thế nào? Thế nào là thị quốc? Sự hình thành thể chế Nhà nước dân chủ cộng hòa ra sao? Những thành tựu văn hoá tiêu biểu của cư dân cổ đại Hy Lạp, Rô-ma để lại cho loài người? So sánh nó với các quốc gia cổ đại phương Đông? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay để trả lời cho những vấn đề trên.

3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp


Các hoạt động của thầy và trònội dung Kiến thức
Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân
GV gợi lại bài học ở các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành sớm nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi. Còn điều kiện tự nhiên ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải có những thuận lợi và khó khăn gì?
1. Điều kiện tự nhiên và đời sống của con người
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi, HS khác có thể bổ sung cho bạn.
GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:- Hy Lạp, Rô-ma nằm ở ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng, đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn:
+ Thuận lợi: Có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển.
+ Khó khăn: đất ít và xấu, nên chỉ thích hợp loại cây lưu niên, do đó thiếu lương thực, luôn phải nhập.
GV phân tích cho HS thấy được: Với công cụ bằng đồng trong điều kiện tự nhiên như vậy thì chưa thể hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước.
- GV nêu câu hỏi: Ý nghĩa của công cụ bằng sắt đối với vùng Địa Trung Hải?
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
GV nhận xét và kết luận:
- Việc công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa: Diện tích trồng trọt tăng, sản xuất thủ công và kinh tế hàng hoá tiền tệ phát triển.
- Việc công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa không chỉ tác dụng trong canh tác cày sâu, cuốc bẫm, mở rộng diện tích trồng trọt mà còn mở ra một trình độ kỹ thuật cao hơn và tòan diện (sản xuất thủ công và kinh tế hàng hoá tiền tệ).Như vậy cuộc sống ban đầu của cư dân Địa Trung Hải là: Sớm biết buôn bán, đi biển và trồng trọt.
Hoạt động 1: Cá nhân và cả lớp2. Chế độ chiếm nô
- GV nêu câu hỏi: Sự phát triển kinh tế công thương nghiệp đặt ra yêu cầu về nguồn lao động nhiều hay ít? Tại sao?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Nền kinh tế công thương nghiệp phát triển đòi hỏi một số lượng lớn những người lao động. Bởi vì, trong những ngành sản xuất như đúc sắt, mỏ bạc, xưởng làm gồm, xưởng thuộc da, các thuyền buôn lớn đều cần số lượng lớn những người lao động.- Nền kinh tế công thương phát triển cần số lượng lớn người lao động, họ làm việc trong mỏ bạc, xưởng làm gốm, thuộc da, thuyền buôn.
- GV hỏi: Do đâu mà các chủ có số lượng lớn nô lệ như vậy? Họ là những ai?
- HS đọc SGK tự suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét, trình bày và phân tích:
Người lao động đều là nô lệ, do chủ mua về. Việc sản xuất và buôn bán càng mở rộng thì nhu cầu nô lệ càng lớn, các đạo quân đi xâm lược nước ngoài bắt tù binh mang ra chợ bán, cướp biển tấn công các thuyền, cướp của, bắt người đem bán.- Nguồn gốc nô lệ: Tù binh trong chiến tranh, tù nhân cướp biển, đều do chủ mua về
GV nhấn mạnh thời đó có cả chợ mua bán nô lệ như chợ A-ten có ngày bán tới hàng vạn nô lệ.
GV nêu câu hỏi: Ngoài công thương nghiệp, nô lệ còn được sử dụng trong những việc gì?
- HS suy nghĩ tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Nô lệ còn được sử dụng rộng rãi trong những công việc của trang trại, có những trang trại có tới hàng trăm nô lệ.- Nô lệ còn được sử dụng trong các trang trại trồng nho, ô lưu.
+ Những nô lệ khỏe mạnh còn làm đấu sĩ mua vui trong những ngày lễ hội cho các chủ nô.
+ Những nhà thơ, triết gia, vũ nữ... có khi cũng bị bắt làm nô lệ, họ phục vụ theo yêu cầu của chủ.
GV nhấn mạnh: Thời bấy giờ việc bắt, mua bán nô lệ trở nên bừa bãi, rất nhiều người không phải nô lệ cũng trở thành nạn nhân và trở thành nô lệ.
- Ngoài ra nô lệ còn làm đấu sĩ mua vui, nhà thơ, triết gia, vũ nữ cho các chủ.
- GV giải thích rõ khái niệm nô lệ: Một tầng lớp đông đảo những người lao động sản xuất chủ yếu và phục vụ các yêu cầu khác nhau của đời sống, nhưng lại hoàn toàn lệ thuộc người chủ mua, không có chút quyền nào, kể cả quyền con người, gọi là nô lệ.
Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân
GV nêu câu hỏi: Ngoài nô lệ, xã hội cổ đại Hy Lạp và Rô-ma còn có những giai cấp nào? Địa vị của họ ra sao?
- HS dựa vào SGK tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, trình bày và phân tích.
* Ở xã hội cổ Hi Lạp, Rô-ma, ngoài nô lệ còn có:
+ Bình dân, tức là những người dân tự do, có nghề nghiệp và chút ít tài sản sinh sống bằng lao động của bản thân mình. Họ làm đủ các việc như sản xuất mĩ nghệ...- Bình dân: Những người dân tự do, có chút ít tài sản, sống bằng lao động bản thân.
+ Chủ nô chính là các chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền rất giàu có, có nhiều nô lệ, họ có thế lực cả chính trị và kinh tế.- Chủ nô: Chủ xưởng, chủ thuyền, có thế lực kinh tế và chính trị, có rất nhiều nô lệ.
- GV nêu câu hỏi: Em hiểu thế nào là chế độ chiếm nô?
- HS trả lời.
- GV kết luận: Một nền kinh tế xã hội dựa chủ yếu trên lao động của nô lệ, bóc lột, được gọi là chế độ chiếm nô.Một nền kinh tế xã hội dựa chủ yếu trên lao động nô lệ, bóc lột nô lệ, được gọi là chế độ chiếm nô.
Hoạt động 1: HS làm việc theo nhóm3. Thị quốc Địa Trung Hải
GV đặt câu hỏi:
Nhóm 1: Nguyên nhân ra đời của thị quốc? Nghề chính của thị quốc?
Nhóm 2: Tổ chức của thị quốc?
- Cho các nhóm đọc SGK và thảo luận với nhau sau đó gọi các nhóm lên trình bày và bổ sung cho nhau.
- Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý.
Nhóm 1: - Do địa hình chia cắt, đất đai chia thành nhiều vùng nhỏ, không có điều kiện tập trung đông dân cư ở một nơi. Hơn nữa nghề buôn bán và làm nghề thủ công
- Nguyên nhân ra đời của thị quốc: tình trạng đất đai phân tán nhỏ và đặc điểm của cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp nên đã hình thành các thị quốc.
là chính nên mỗi bộ lạc sống ở từng mỏm bán đảo, khi xã hội có giai cấp hình thành thì đây cũng hình thành nhà nước (thị quốc).
- Nhóm 2: - Tổ chức của thị quốc: Chủ yếu là thành thị với vùng đất đai trồng trọt bao quanh. Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng là có bến cảng.
- Tổ chức của thị quốc: Về đơn vị hành chính là một nước, trong nước thành thị là chủ yếu. Thành thị có lâu đài, phố xá, sân vận động và bến cảng.
GV cho HS tìm hiểu về thành thị A-ten để minh họa.
Hoạt động 2: Hoạt động tập thể
GV đặt câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ và gọi một số HS trả lời:
Thể chế dân chủ cổ đại biểu hiện ở điểm nào? So với phương Đông?
HS đọc SGK và trả lời, cá nhân bổ sung cho nhau.
- Không chấp nhận có vua, có Đại hội công dân, Hội đồng 500 như ở A-ten,... Tiến độ hơn ở phương Đông (phương Đông quyền lực nằm trong tay quí tộc mà cao nhất là vua).
- Tính chất dân chủ của thị quốc: Quyền lực không nằm trong tay quí tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân, Hội đồng 500,... mọi công dân đều được phát biểu và biểu quyết những công việc lớn của quốc gia.
GV bổ sung cho HS và phân tích thêm, lấy ví dụ ở A-ten.
GV đặt câu hỏi để HS suy nghĩ tiếp: Có phải ai cũng có quyền công dân hay không? Vậy bản chất của nền dân chủ ở đây là gì?Bản chất của nền dân chủ cổ đại Hy Lạp, Rô-ma: Đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ chủ nô đối với nô lệ.
HS suy nghĩ trả lời, GV bổ sung phân tích và chốt ý: Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô-ma: Đó là nền dân chủ chủ nô (phụ nữ và nô lệ không có quyền công dân), vai trò của chủ nô rất lớn trong xã hội vừa có quỳên lực chính trị, vừa giàu có dựa trên sự bóc lột nô lệ (là các ông chủ, sở hữu nhiều nô lệ).
- GV có thể cho HS tự đọc thêm SGK để hiểu thêm về kinh tế của các thị quốc, mối quan hệ giữa các thị quốc.
Ngòai ra gợi ý cho HS xem tượng Pê-ri-clet: Ông là ai? Là người thế nào? Tại sao người ta lại tạc tượng ông? (Ông là người anh hùng chỉ huy đánh thắng Ba Tư, có công xây dựng A-ten thịnh vượng đẹp đẽ. Trong xã hội dân chủ cổ đại, hình tượng cao quý nhất là người chiến sĩ bình thường, gần gũi, thân mật, được đặt ở quảng trường để tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ).
GV khai thác kênh hình 26 trong SGK và đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ: Tại sao nô lệ lại đấu tranh? Hậu quả của các cuộc đấu tranh đó? (Câu hỏi này nếu còn thời gian thì cho HS thảo luận trên lớp, nếu không còn thời gian, GV cho HS về nhà suy nghĩ).
Tiết 2 (Dành cho mục văn hoá cổ đại Hy Lạp và Rô-ma)
- Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi ở mục trên
GV dẫn dắt HS vào bài mới: Một chế độ dựa trên sự bóc lột của chủ nô đối với nô lệ người ta gọi đó là chế độ chiếm nô, nô lệ bị bóc lột và đã đấu tranh làm cho thời cổ đại và chế độ chiếm nô chấm dứt. Nhưng cũng ở thời kỳ đó, dựa vào trình độ phát triển cao về kinh tế công thương và thể chế dân chủ, cư dân cổ đại Địa Trung Hải đã để lại cho nhân loại một nền văn hoá rực rỡ. Những thành tựu đó là gì, tiết học này sẽ giúp các em thấy được những giá trị văn hoá đó.
Hoạt động: Cả lớp và cá nhân
Trước hết, GV trình bày và phân tích:
4. Từ thị quốc đến đế quốc cổ đại
Đặc trưng cơ bản của thị quốc cổ đại là dân cư chủ yếu sống ở thành thị và làm nghề buôn bán và thủ công, sinh hoạt dân chủ, ở đó người ta bàn và quyết định nên buôn bán với nước nào và loại hàng gì, có biện pháp gì để duy trì chế độ dân chủ, đặc biệt là có chấp nhận tiến hành chiến tranh hay không.- Đặc điểm nổi bật của thị quốc là các đô thị buôn bán, làm nghề thủ công và sinh hoạt dân chủ.
- GV nêu câu hỏi: Mối quan hệ giữa các thị quốc như thế nào?
- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Thị quốc luôn giữ mối quan hệ buôn bán với nhau và cả các vùng xa.- Các thị quốc thường xuyên có quan hệ buôn bán với nhau
- GV hỏi: Kết quả của sự giao lưu buôn bán và phát triển thủ công như thế nào?
- HS tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét trình bày và phân tích:
Nhờ buôn bán, các chủ nô trở nên giàu có đặc biệt ở A-ten được thể hiện ở việc miễn thuế cho mọi công dân và trợ cấp cho công dân nghèo đủ sống.- Nhờ buôn bán, các thị quốc trở nên giàu có: A-ten đã miễn thuế, trợ cấp cho công dân của mình.
- GV trình bày cho HS thấy rõ: Đến thế kỷ III TCN thành thị Rô-ma lớn mạnh xâm nhập các nước và thành thị trên bán đảo Ý, Hi Lạp, các nước ven Địa Trung Hải trở thành một đề quốc cổ đại.- Thế kỷ III TCN, Rô-ma chinh phục bán đảo Ý, ven Địa Trung Hải trở thành đế quốc Rô-ma.
- Đế quốc Rô-ma, chế độ dân chủ bị bóp chết, thay vào đó là một ông hoàng đầy quyền lực.
Hoạt động: Cả lớp và cá nhân5. Cuộc đấu tranh của nô lệ
GV trình bày và phân tích: Trong giai đoạn đầu khi các thị quốc vẫn còn riêng rẽ và thể chế dân chủ vẫn còn tồn tại, thì cũng chỉ có công dân mới được hưởng quyền dân chủ. Chẳng hạn ở A-ten cũng chỉ có khoảng 30.000 công dân, còn 15.000 ngoại kiều không được tham sự sinh hoạt chính trị.
- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân dẫn đến cuộc đấu tranh của nô lệ.
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.- Nguyên nhân
- GV nhận xét, chốt ý: Nô lệ bị khinh rẻ và loại trừ khỏi đời sống xã hội, chính vì vậy, họ vùng dậy đấu tranh.+ Nô lệ ở thị quốc bị khinh rẻ và loại trừ ra khỏi đời sống xã hội.
- GV nhấn mạnh và nói rõ: Rô-ma xâm chiếm nhiều lãnh đạo ở Tây Âu, Trung Cận Đông, Bắc Phi, cai trị và bóc lột vô cùng hà khắc và đối xử tệ hại: Những đấu sĩ phải mua vui cho chủ bằng chính tính mạng của họ.+ Ở các thuộc địa của đế quốc Rô-ma: Do chính sách cai trị và bóc lột hà khắc, đối xử tệ hại, tính mạng đe dọa.
- GV trình bày: Năm 73 TCN nô lệ đấu sĩ ở đấu trường gần Rô-ma khởi nghĩa do Xpac-ta-cút lãnh đạo đã thu hút hàng vạn nô lệ và nhân dân nghèo ở I-ta-li-a tham gia, chinh chiến từ Nam đến Bắc trong 2 năm, gây khiếp sợ cho chủ nô.- Diễn biến:
+ Khởi nghĩa năm 73 TCN của nô lệ do Xpac-ta-cút lãnh đạo ở Rô-ma gây cho chủ nhiều thiệt hại.
Tiếp theo, GV cho HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK nói về sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa của nô lệ.
- GV nêu câu hỏi: Ngoài hình thức khởi nghĩa nô lệ còn có hình thức đấu tranh nào?
+ Nô lệ đấu tranh bằng hình thức chây lười, bỏ trốn việc, đập phá công cụ...
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Nô lệ đấu tranh bằng cách chây lười, bỏ trốn việc, đập phá công cụ, phá hoại sản phẩm hay làm ra những sản phẩm kém chất lượng.
- GV truyền đạt và phân tích: Đạo Thiên Chúa xuất hiện và được truyền bá vào toàn đế quốc, chống lại chính quyền Rô-ma cũng là một hình thức thể hiện cuộc đấu tranh của dân chúng thuộc địa và nô lệ.+ Đạo Thiên Chúa truyền bá chống đối lại chính quyền Rô-ma.
- GV nêu câu hỏi: Hậu quả cuộc đấu tranh nô lệ?
- HS tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, kết luận.
Sản xuất giảm sút, đình đốn, xã hội chiếm nô khủng hoảng, đế quốc Rô-ma sụp đổ năm 476.- Kết cục: Xã hội nô lệ khủng hoảng, sụp đổ năm 476.
Hoạt động theo nhóm
GV nên cho cho HS bài tập sưu tầm về văn hoá cổ đại Hy Lạp, Rô-ma từ nhà trước, tiết này HS trình bày theo nhóm theo yêu cầu đặt ra của GV.
6. Văn hoá cổ đại Hy Lạp và Rô-ma
GV đặt câu hỏi: Những hiểu biết của cư dân Địa Trung Hải về lịch sử và chữ viết? So với cư dân cổ đại phương Đông có gì tiến bộ hơn? Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết?
Đại diện nhóm 1 lên trình bày, các nhóm khác bổ sung, sau đó GV chốt lại và cho điểm (điều này sẽ động viên được HS). GV nên có các câu hỏi gợi mở cho các nhóm thảo luận và trả lời như: Quan niệm của cư dân Địa Trung Hải về trái đất, mặt trời? Chữ viết của cư dân Địa Trung Hải có dễ đọc, dễ viết hơn phương Đông không? Những chữ trên Khải hoàn môn Trai-an có gì giống với chữ viết chúng ta đang sử dụng bây giờ?a. Lịch sử và chữ viết
- Lịch: cư dân cổ đại Địa Trung Hải đã tính được lịch một năm có 365 ngày và 1/4 nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày. Dù chưa thật chính xác nhưng cũng rất gần với hiểu biết ngày nay.
- Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,... lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.
- Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết: Đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.
b. Sự ra đời của khoa học
GV đặt câu hỏi: Hãy trình bày những hiểu biết của nhóm em về các lĩnh vực khoa học của cư dân cổ đại Địa Trung Hải? Tại sao nói: “Khoa học đã có từ lâu nhưng đến Hy Lạp Rô-ma khoa học mới thực sự trở thành khoa học”?Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa.
- Khoa học đến Hy Lạp, Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học,
Cho đại diện nhóm 2 lên trình bày về các lĩnh vực toán, lý, sử, địa, về các định lý Ta-lét, Pi-ta-go hay Ac-si-met (câu chuyện về nhà bác học Ac-si-met), có thể ghi lên bảng giới thiệu cho các lớp một định lý. Các nhóm khác bổ sung cho nhóm bạn.đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết, và nó thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.
GV nhận xét, chốt ý và cho điểm nhóm trình bày.c. Văn học
- GV đặt câu hỏi: Những thành tựu về văn học, nghệ thuật của cư dân Địa Trung Hải?- Chủ yếu là kịch (kịch kèm theo hát)
Nhóm 3 lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Văn học: Có các anh hùng ca nổi tiếng của Hô-me-rơ là I-li-at và Ô-đi-xê; Kịch có nhà viết kịch Xô-phốc-cơ-lơ với vở Ơ-đíp làm vua, Ê-sin viết vở Ô-re-xti.
- Một số nhà viết kịch tiêu biểu như Xô-phốc-cơ, Ê-sin,...
- Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.
- GV có thể kể cho HS nghe cụ thể một câu chuyện và cho HS nhận xét về nội dung? (mang tính nhân đạo, đề cao cái thiện, cái đẹp, phản ánh các quan hệ trong xã hội).
- Nghệ thuật: Cho các em giới thiệu về các tác phẩm nghệ thuật mà các em sưu tầm được, miêu tả đền Pác-tê-nông, đấu trường ở Rô-ma trong SGK, ngoài ra cho HS quan sát tranh: Người lực sĩ ném đĩa, tranh tượng nữ thần A-tê-na,...d. Nghệ thuật
- Nghệ thuật tạc tượng thần và xây đền thời đạt đến đỉnh cao.
- GV đặt câu hỏi: Hãy nhận xét về nghệ thuật của Hy Lạp, Rô-ma?
- GV gọi HS trả lời và các nhóm bổ sung cho nhau, sau đó GV chốt ý:
Chủ yếu là nghệ thuật tạc tượng thần và nghệ thuật xây dựng các đền thờ thần. Tượng mà rất “người”, rất sinh động, thanh khiết. Các công trình nghệ thuật chủ yếu làm bằng đá cẩm thạch trắng: “Thanh thoát... làm say mê lòng người là kiệt tác của muôn đời”.

4. Sơ kết bài học

GV kiểm tra hoạt động nhận thức của HS, yêu cầu HS nhắc lại đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, thể chế chính trị, xã hội và những thành tựu văn hoá tiêu biểu của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải.

5. Dặn dò, ra bài tập về nhà

- Học bài cũ, làm bài tập trong SGK và lập bảng so sánh hai mô hình xã hội cổ đại (về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội).

Tải đầy đủ nội dung giáo án lịch sử 10 bài 4 tại file đính kèm
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Huyền Trang,
Trả lời
0
Lượt xem
504

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top