Chủ đề 5: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA DÁNG NGƯỜI
(3 tiết)
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS hiểu và nêu được đặc điểm các bộ phận chính của cơ thể khi đang hoạt động với các động tác khác nhau.
2. Kĩ năng: HS tạo hình bằng dây dép haowjc nặn được một dáng hoạt động của người theo ý thích.
3. Thái độ: HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Phương pháp: Vận dụng quy trình: Tạo hình ba chiều – Tiếp cận chủ đề. Điêu khắc, tạo hình không gian.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên:
- Sách Học Mĩ thuật lớp 4.
- Tranh ảnh, sản phẩm tạo hình một số dáng người phù hợp nội dung chủ đề.
- Những sản phẩm tạo hình của HS các lớp.
2. Học sinh:
- Sách Học Mĩ thuật lớp 4.
- Dây thép mềm, giấy báo, giấy màu, vải, kéo, keo…
- Đất nặn, các vật tìm được như que, ống hút, len, sợi…
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức lớp: Cả lớp hát 1 bài.
2. Kiểm tra đồ dùng học tập.
3. Bài mới:
* Khởi động: Tổ chức trò chơi “Làm tượng”. GV giới thiệu nội dung chủ đề.
NỘI DUNG | HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1, 2 HĐ 1: Tìm hiểu HĐ 2: Thực hiện HĐ 3: Thực hành | - Yêu cầu HS đọc mục tiêu của em. - GV chốt lại mục tiêu bài học. - Yêu cầu HS quan sát hình 5.1, 5.2 để tìm hiểu về một số hoạt động của con người. - Câu hỏi gợi mở: + Từ dáng người đang hoạt động, em nhận ra họ đang làm gì? + Em hãy kể tên các bộ phận chính của cơ thể người? + Khi con người hoạt động, em nhận thấy các bộ phận cơ thể thay đổi như thế nào? + Bằng hành động, em hãy mô phỏng một dáng người đang hoạt động. - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. - GV tóm tắt: Cơ thể con người gồm các bộ phận chính: đầu, thân, tay, chân. Khi người hoạt động, các bộ phận của cơ thể sẽ chuyển động, thay đổi. - Yêu cầu HS quan sát hình 5.3, thảo luận về chất liệu, cách thể hiện của sản phẩm tạo hình dáng người. - Câu hỏi gợi mở: + Em thấy các dáng người mô phỏng hoạt động gì? + Em thích sản phẩm nào nhất? Vì sao? + Sản phẩm em thích được tạo dáng bằng chất liệu gì? Em có hình dung ra được cách thức thực hiện chúng không? - GV tóm tắt: + Khi hoạt động, con người tạo ra các dáng chuyển động khác nhau và tùy theo hoạt động mà các bộ phận thay đổi cho phù hợp… + Có thể tạo hình dáng người bằng dây thép, giấy bồi, đất nặn… - Hướng dẫn HS tạo dáng người bằng đất nặn. - Yêu cầu HS quan sát hình 5.4 và nêu các bước tạo dáng người bằng đất nặn. - GV chốt lại cách tạo dáng người bằng đất nặn. - Hướng dẫn HS tạo dáng người bằng dây thép, giấy cuộn. - Yêu cầu HS quan sát hình 5.5 để nhận biết cách uốn dây thép tạo dáng người. + Lấy lượng dây thép vừa đủ để tạo dáng người. + Uốn dây thép để tạo phần đâu, cổ, tay, chân, mình… - Yêu cầu HS quan sát hình 5.6 để biết cách dùng giấy cuộn quấn bên ngoài dáng người bằng dây dép để tạo khối cho nhân vật và vẽ màu, trang trí thêm trang phục bằng giấy màu, vải sợi. - Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân. - Câu hỏi gợi mở: + Em sẽ tạo hình dáng người đang làm gì? Dáng người đó có gì nổi bật? + Em định chọn vật liệu gì để thể hiện? + Em sẽ chọn hình ảnh có liên quan nào khác để thể hiện sinh động hơn dáng người đó? - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm. | - HS đọc mục tiêu. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS trả lời. + Gánh lúa, kéo co… + Đầu, thân, tay, chân. + Lưng, tay, chân, đầu… - HS đọc ghi nhớ. - HS lắng nghe. - HS quan sát, thảo luận. - HS trả lời. + Múa, vui chơi. + Đất nặn, dây thép… - HS lắng nghe. - HS nêu các bước. + Bước 1: Nặn các bộ phận chính. + Bước 2: Ghép dính các bộ phận thành hình người. + Bước 3: Tạo thêm các chi tiết tóc, mắt mũi… + Bước 4: Tạo dáng phù hợp với hoạt động. + Bước 5: Nặn thêm một số hình ảnh khác. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS quan sát. - HS thực hành. - Suy nghĩ tìm ý tưởng để tạo dáng người đang hoạt động và chất liệu thể hiện. - HS tạo dáng người bằng đất nặn hoặc dây thép. - HS hoạt động nhóm. + Thảo luận để lựa chọn nội dung chủ đề. + Lựa chọn dáng người trong kho hình ảnh. + Chỉnh sửa và sắp xếp dáng người phù hợp với ND chủ đề. + Thêm các chi tiết tạo không gian cho SP. |
TIẾT 3 HĐ 4: Trưng bày, giới thiệu, đánh giá sản phẩm | - Tổ chức cho HS trưng bày SP. - Hướng dẫn HS thuyết trình SP. - Câu hỏi gợi mở: + Em có thấy thú vị khi thực hiện chủ đề này không? Em có cảm nhận gì về sản phẩm của mình? + Em đã lựa chọn các vật liệu với màu sắc như thế nào để thể hiện dáng người trong sản phẩm của mình. + Câu chuyện của nhóm em có nội dung gì? + Em thích sản phẩm nào của các bạn trong lớp? Vì sao? + Em có nhận xét gì và học hỏi được điều gì từ sản phẩm của các bạn. - GV chốt lại. - Nhận định kết quả học tập của học sinh, tuyên dương , rút kinh nghiệm - Hướng dẫn học sinh đánh dấu tích vào vở sau khi nghe nhận xét của giáo viên. - GV đánh dấu tích vào vở của học sinh. * VẬN DỤNG SÁNG TẠO Gợi ý HS sử dụng kiến thức về nặn, tạo hình dáng người từ vật liệu tìm được để sáng tạo linh hoạt ở các bài học mĩ thuật khác và tạo ra những SP mĩ thuật theo ý thích. | - HS trưng bày SP. - HS thuyết trình SP. - HS lắng nghe. - HS tích vào vở. HS vận dụng sáng tạo. |
* Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng cho Chủ đề 6: NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN.
Rút kinh nghiệm giờ dạy: ……………………………………………………......
…………………………………………………………………………………….
Nguồn: Tổng hợp