Giáo án môn Địa lí lớp 10, tiết 13: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tiết 13: SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH



I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức


- Phân tích được mối quan hệ giữa khí áp và gió, nguyên nhân làm thay đổi khí áp.

- Biết nguyên nhân hình thành một số loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất, gió mùa và một số loại gió địa phương.

2. Về kĩ năng:

HS sử dụng bản đồ để trình bày được:

- Sự phân bố các khu áp cao, áp thấp; sự vận động của các khối khí trong tháng 1 và tháng 7.

- Sự phân bố các khu áp cao và áp thấp trên các lục địa và đại dương theo mùa.

- Sự vận động của các khối khí trong tháng 1 và tháng 7 giữa 2 bán cầu tạo nên gió mùa hạ và gió mùa đông.

3. Về thái độ: Nghiêm túc học tập.

4. Đinh hướng các năng lực được hình thành

- Năng lực giải quyết vấn đề: năng lực hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin.

- Năng lực phân tích hình ảnh, sử dụng lược đồ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Đối với giáo viên


- Các hình ảnh trong SGK.

- Bản đồ khu vực gió mùa châu Á.

- Atlats địa lý tự nhiên đại cương.

- Sơ đồ các loại gió.

2. Đối với học sinh

Sách giáo khoa, vở ghi, thước, bút...

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định ..................................................................................................................

………………………………………………………………………………………..

2. Kiểm tra bài cũ


? Hãy nêu sự phân bố của các khối khí, các fron theo trình tự từ cực Bắc đến cực Nam của Trái Đất.

? Trình bày sự phân bố nhiệt độ trên Trái Đất.

3. Các hoạt động học tập

Hoạt động 1: Đặt vấn đề

a) GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Tại sao có khí áp và gió? Trên TĐ, khí áp và gió được phân bố như thế nào?

b) HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để báo cáo trước lớp.

c) GV gọi 1 HS báo cáo, HS khác trao đổi và bổ sung thêm.

d) GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dẫn dắt vào nội dung bài học.

Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa khí áp và gió, nguyên nhân làm thay đổi khí áp

1. Mục tiêu

Phân tích được mối quan hệ giữa khí áp và gió, nguyên nhân làm thay đổi khí áp.

2. Phương thức

- Phương pháp nêu vấn đề.

- Hoat động cá nhân.

3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
a. Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS: GV yêu cầu HS quan sát H12.1 và 12.3 hãy
- Đọc tên và nêu vị trí các đai khí áp? Nhận xét sự phân bố các đai khí áp ở hai bán cầu?
- Sự phân bố của các đai áp cao chí tuyến trên bản đồ 12.3 có gì khác so với sự phân bố trên H12.1? Vì sao? Sự chênh lệch khí áp (có các khu áp cao và khu áp thấp) đã tạo nên hiện tượng gì?
HS thực hiện cá nhân, thời gian 10 phút.
GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm nếu thấy cần thiết.
b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết quả thực hiện.
Trong quá trình HS thực hiện, GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS.
c. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và trình bày trước lớp: GV gọi một học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm.
d. GV chốt kiến thức, nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS.
GV phát vấn, gợi mở đối với HS:

- Dựa vào SGK, em hãy phân tích các nguyên nhân làm khí áp thay đổi?
- Giải thích nguyên nhân hình thành áp thấp xích đạo và áp cao cực?
I. Mối quan hệ giữa khí áp và gió, nguyên nhân làm thay đổi khí áp
1. Mối quan hệ giữa khí áp và gió

- Khí áp trên TĐ phân bố thành các đai áp cao và áp thấp xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.
- Sự chênh lệch khí áp giữa các đai áp cao và áp thấp đã tạo nên gió.
2. Nguyên nhân thay đổi khí áp
- Độ cao:
Khí áp giảm khi lên cao -> Vì càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ.
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ tăng, không khí nở ra, tỉ trọng giảm nên khí áp giảm.
+ Nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng giảm nên khí áp tăng.
- Độ ẩm: Độ ẩm tăng khiến khí áp giảm -> Vì không khí ẩm nhẹ hơn không khí khô.


Hoạt động 3: Tìm hiểu về một số loại gió chính

1. Mục tiêu

- Biết nguyên nhân hình thành một số loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất, gió mùa và một số loại gió địa phương.

- HS sử dụng bản đồ để trình bày được:

+ Sự phân bố các khu áp cao, áp thấp; sự vận động của các khối khí trong tháng 1 và tháng 7.

+ Sự phân bố các khu áp cao và áp thấp trên các lục địa và đại dương theo mùa.

+ Sự vận động của các khối khí trong tháng 1 và tháng 7 giữa 2 bán cầu tạo nên gió mùa hạ và gió mùa đông.

2. Phương thức

- Giải quyết vấn đề, phân tích lược đồ, hình ảnh.

- Thảo luận nhóm

3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
a. Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS: GV chia lớp thành các nhóm để tìm hiểu nguyên nhân sinh ra các loại gió
- Gió Tây ôn đới.
- Gió mậu dịch.
- Gió mùa.
- Gió biển, gió đất.
- Gió phơn.

HS thực hiện theo nhóm, thời gian 10 phút.
GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm nếu thấy cần thiết.
b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với lớp về kết quả thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS.
c. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp: GV gọi một nhóm đại diện báo cáo kết qủa thực hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm.
d. GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS.
GV phát vấn gợi mở đối với HS:
- Tại sao các loại gió thường xuyên không thổi thẳng mà bị lệch hướng?
- Dựa vào H12.2 và 12.3, cho biết các loại gió hoạt động ở Việt Nam?
- Trong cuộc hành trình của Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ, ông đã lợi dụng gió gì để đi và về? Ông đã đi trong khoảng vĩ độ nào?
- Tàu buồm đánh cá ra khơi và trở về đất liền sẽ lợi dụng loại gió nào và vào thời gian nào?
II. Một số loại gió chính
1. Gió thổi thường xuyên

- Bao gồm các loại gió: Đông cực, tây ôn đới, mậu dịch.
- Nguyên nhân hình thành: Do sự chênh lệch khí áp giữa các đai khí áp cao và khí áp thấp trên Trái Đất.
2. Gió mùa : Nguyên nhân hình thành:
- Do sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương nên hình thành các vùng áp cao và áp thấp theo mùa ở lục địa và đại dương.
- Từ các khu áp cao (theo mùa) có gió thổi đi và khu áp thấp (theo mùa) hút gió từ các khu áp cao thổi đến hình thành nên gió mùa.
3. Gió địa phương
a. Gió biển và gió đất:

- Có ở vùng ven biển.
- Hình thành do:
+ Sự thay đổi khí áp ngoài biển và trong đất liền giữa ngày và đêm.
+ Nguyên nhân sâu xa do sự hấp thụ nhiệt khác nhau giữa biển và đất liền.
b. Gió phơn (Gió vượt núi):
- Là loại gió khô và nóng.
- Được hình thành khi gió mát và ẩm thổi tới 1 dãy núi, gặp bức chắn địa hình, khi vượt sang sườn biên kia của dãy núi trở nên khô và nóng.


Hoạt động 4. Luyện tập

1. Mục tiêu

Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kỹ năng bài học góp phần hình kỹ năng địa lý cho học sinh.

2. Phương thức:

Hoạt động cá nhân.

3. Tổ chức hoạt động

a) GV giao nhiệm vụ cho HS:

Vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức bài: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính.

b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở nhà.

c) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện.



Hoạt động 5. Vận dụng

1. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn về khí áp và gió ở Việt Nam.

2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng.

3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.
 

Đính kèm

  • Giáo án môn Địa lí lớp 10, tiết 13.docx
    11.7 KB · Lượt xem: 1

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top