Giáo án môn Địa lí lớp 10, tiết 20: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tiết 20 - Bài 17: THỔ NHƯỠNG QUYỂN.

CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:


- Giúp học sinh hiểu thế nào là thổ nhưỡng (đất), đất khác vật thể tự nhiên ở chỗ nào.

- Làm cho học sinh nắm được các nhân tố hình thành đất và vai trò của chúng đối với sự hình thành đất.

2. Kĩ năng:

- Tích hợp giáo dục môi trường: Phân tích những tác động của con người làm biến đổi tính chất đất, những tác động tiêu cực của con người làm ảnh hưởng tới môi trường đất; vận dụng một số biện pháp khắc phục suy thoái đất.

- Biết phân tích vai trò của từng nhân tố trong quá trình hình thành đất.

3. Thái độ:

- Hiểu được sâu sắc về đất và ý thức bảo vệ đất.

4. Định hướng các năng lực được hình thành:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin.

- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ, hình ảnh trong SGK

II. CHUẨN BỊCỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Đối với giáo viên:


- Một số mẫu đất, tranh ảnh về tác động của con người, bài soạn, bảng phụ, tài liệu chuẩn kiến thức, tài liệu tích hợp.

2. Đối với học sinh:

- Sách giáo khoa, vở ghi.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Ổn định lớp …………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

2. Kiểm tra bài cũ


? Hãy cho biết nguyên nhân tạo thành sóng biển, sóng thần. Kể một số tác hại của sóng thần mà em biết.

? Thủy triều là gì? Đặc điểm của thủy triều.

3. Các hoạt động học tập

Hoạt động 1: Đặt vấn đề

Định hướng cho học sinh: Đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, không thể thay thế được trong nông nghiệp. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về các đặc điểm chung của đất và vai trò của các nhân tốt trong quá trình hình thành đất – tài nguyên quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta.

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái quát về thổ nhưỡng

1. Mục tiêu

- Học sinh nắm được khái niệm về thổ nhưỡng, độ phì của thổ nhưỡng, thổ nhưỡng quyển là gì?

- Vai trò của lớp phủ thổ nhưỡng đối với hoạt động sản xuất và đời sống của con người.

2. Phương thức

- Phương pháp nêu vấn đề; sử dụng lược đồ SGK

- Hình thức cá nhân, thảo luận nhóm.

3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
HĐ 1: Tìm hiểu thổ nhưỡng.
Bước 1: Giáo viên cho học sinh xem mẫu đất của địa phương, yêu cầu học sinh trả lời: thế nào là thổ nhưỡng, độ phù thổ nhưỡng, thổ nhưỡng quyển là gì?
Học sinh hoạt động cá nhân, dựa vào mẫu đất và nội dung kiến thức SGK, sự hiểu biết của mình để nêu được các khái niệm này.
Bước 2: Học sinh trả lời, giáo viên chuẩn kiến thức yêu cầu học sinh ghi nhớ.
- Đất được hình thành từ các chất vô cơ và hữu cơ, do tác động của các nhân tố tự nhiên.
- Mở rộng: độ phì tự nhiên, độ phì nhân tạo.
GV: Thổ nhưỡng quyển còn được gọi là lớp phủ thổ nhưỡng.
- Lớp phủ thổ nhưỡng có vai trò như thế nào đối với hoạt động sản xuất và đời sống con người?
Học sinh thảo luận để nêu ra được các vai trò của lớp phủ thổ nhưỡng: Là nơi thực vật phát triển, diễn ra các hoạt động canh tác tạo ra sản phẩm nuôi sống xã hội...
I. Thổ nhưỡng
-
Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bở độ phì.
- Độ phì của đất: là khả năng cung cấp nhiệt, khí, nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Thổ nhưỡng quyển là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa, nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các nhân tố hình thành đất

1. Mục tiêu

- Học sinh nắm được vai trò của các nhân tố trong quá trình hình thành đất.

- Tích hợp giáo dục môi trường: Phân tích những tác động của con người làm biến đổi tính chất đất, những tác động tiêu cực của con người làm ảnh hưởng tới môi trường đất; vận dụng một số biện pháp khắc phục suy thoái đất.

2. Phương thức

- Phương pháp dạy học, giải quyết vấn đề: sử dụng lược đồ SGK.

- Hình thức hoạt động theo nhóm.

3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: Giáo viên nêu qua các nhân tố hình thành đất, chia nhóm.
- Nhóm 1,2: tìm hiểu nhân tố đá mẹ, khí hậu.
- Nhóm 3,4: sinh vật, địa hình.
- Nhóm 5,6: thời gian, con người.
Các nhóm trình bày ảnh hưởng của từng nhân tố và câu hỏi SGK.
Bước 2: gọi đại diện trình bày từng nhân tố, các nhóm khác bổ sung, giáo viên chuẩn kiến thức.
Nhóm 1+2:
Câu hỏi: Hãy nêu vài ví dụ ảnh hưởng của đá mẹ đến đặc điểm của đất.
Học sinh trả lời:
- Đất hình thành từ đá macma badơ như đá vôi và đá badan có màu nâu đỏ, nhiều chất dinh dưỡng
- Đất hình thành từ đá macma axit như granit có màu xám, chua, nhiều cát...

Học sinh phân tích được: Nhiệt ẩm làm phá hủy đá gốc, ảnh hưởng dến sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất => Nơi có nhiệt ẩm phong phú sẽ có khả năng cho tầng đất dày hơn.

Học sinh phân tích được: khí hậu thuận lợi làm cho thực vật phát triển tốt. Sinh vật lại trở thành nhân tố mới ảnh hưởng đến quá trình hóa làm đất dày sâu hơn, hạn chế hiện tượng xói mòn và làm cho đất giàu chất hữu cơ hơn...
- Các kiểu khí hậu khác nhau sẽ ảnh hưởng tới sự hình thành đất như thế nào?
Học sinh đối chiếu hình 19.2 với hình 13.2, 14.1 để thấy mối quan hệ giữa khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm...) với việc hình thành đất, qua đó thấy được ứng với các kiểu khí hậu khác nhau sẽ có các loại đất khác nhau.
+ Khí hậu ôn đới: Đất pốt zôn, đất đen.
+ Khí hậu nhiệt đới : đất feralit, phù sa.
Nhóm 3+4
Sinh vật có vai trò như thế nào trong quá trình hình thành đất?

Học sinh dựa vào nội dung SGK trả lời: Cung cấp xác vật chất hữu cơ để tổng hợp mùn trong đất, rễ bám vào khe nứt -> phá hủy đá, giun, kiến, mối trong đất -> tơi xốp đất.



- Trong quá trình hình thành đất, sự tác động của sinh vật có khác biệt gì so với tác động của đá mẹ và khí hậu?
HS so sánh để nêu được điểm khác biệt cơ bản là sinh vật cung cấp vật chất hữu cơ cho đất, hình thành lớp mùn trong đất.

- Trong quá trình hình thành đất địa hình có vai trò như thế nào?


Em hãy nêu ví dụ địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành đất.
Ví dụ:
+ Nơi địa hình dốc đất dễ bị xói òn, tầng đất thường mỏng.
+ Nơi địa hình bằng phẳng tầng đất thường dày, màu mỡ hơn.
+ Học sinh quan sát hình 19.11 để nêu được trên các vùng núi có thể hình thành các vành đai đất khác nhau...

Nhóm 5+6
Giáo viên khẳng định: thời gian là điều kiện cần để đá gốc dưới tác động của các nhân tố hình thành nên đất.



- Theo em đất ở miền khí hậu nào già nhất, đất ở miền khí hậu nào trẻ nhất? Vì sao?
HS trả lời: đất ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới già nhất vì quá trình hình thành của chúng không bị gián đoạn.
Đất ở miền cực và miền ôn đới trẻ nhất vì quá trình hình thành sau thời kì băng hà (đệ tứ) cách đây chưa đến 1,5 triệu năm.
- Trong quá trình hình thành đất con người có vai trò như thế nào?

Học sinh phân tích cả hai mặt tiêu cực và tích cực:
Ví dụ:
Tích cực: Canh tác hợp lí, phân bón hữu cơ, thực hiện các biện pháp thủy lợi tích cực sẽ làm đất ngày càng một tốt hơn.
Tiêu cực: Hoạt động khai thác rừng quá mức, đốt rừng làm rẫy làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi. Canh tcacs liên tục lúa nước có thể mất cấu tượng ...
* Tích hợp: bảo vệ môi trường.
Thổ nhưỡng là một thành phần của tự nhiên, có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất và con người, trong quá trình canh tác con người có thể làm thay đổi tính chất (tích cực, tiêu cực)
- Tích cực: nâng cao độ phì: bón phân, cải tạo đất...
- Tiêu cực: Đốt rừng làm nương rẫy
- Liên hệ địa phương
II. Các nhân tố hình thành đất.








1. Đá mẹ.
-
Là sản phẩm phong hóa từ đá gốc.
- Vai trò: là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thanh phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất lí hóa của đất.


2. Khí hậu
- Ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất thông qua nhiệt - ẩm.
+ Đá gốc -> bị phá hủy -> đất
+ Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất.
- Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp thông qua tác động: khí hậu -> sinh vật -> đất.










3. Sinh vật
Đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất
- Thực vật: cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.
- Vi sinh vật: phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.
- Động vật: sống trong đất góp phần làm biến đổi tính chất đất (giun, kiến, mối...)





4. Địa hình

Địa hình làm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, tạo ra khả năng giữ đất khác nhau => ảnh hưởng đến sự hình thành đất.
- Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.
- Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu, tầng phong hóa dày.
- Địa hình: ảnh hưởng đến khí hậu -> vành đai đất khác nhau theo độ cao.





5. Thời gian

- Thời gian hình thành đất là tuổi của đất.
- Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, mặt khác còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
+ Vùng nhiệt đới, cận nhiệt: đất nhiều tuổi.
+ Vùng ôn đới, cực: đất ít tuổi.

6. Con người

- Con người có khả năng tác động mạnh mẽ tới đất làm cho đất tốt lên hoặc xấu đi.
Hoạt động 4. Luyện tập

1. Mục tiêu

- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học.

2. Phương thức:

- Hoạt động cá nhân.

3. Tổ chức hoạt động

a) GV giao nhiệm vụ cho HS:

- Đất là gì? Đặc trưng cơ bản của đất.

- Căn cứ vào đâu để phân biệt đất với các vật thể tự nhiên khác như : đá, nước, sinh vật, địa hình.

- Trình bày tóm tắt vai trò của từng nhân tố trong quá trình hình thành đất.

b) Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại lớp, giáo viên kiểm tra, hướng dẫn học sinh.

c) Giáo viên kiểm tra kết quả thực hiện của học sinh. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của học sinh trong quá trình thực hiện.

Hoạt động 5. Vận dụng

1. Mục tiêu:

- Giúp học sinh vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn: tích hợp bảo vệ môi trường.

2. Nội dung:

- Liên hệ thực tiễn tại địa phương.

3. Đánh giá:

- Giáo viên khuyến khích, động viên các học sinh làm bài và nhận xét .
 

Đính kèm

  • Giáo án môn Địa lí lớp 10, tiết 20 docx.docx
    22.2 KB · Lượt xem: 1

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Top