Giáo án môn Địa lí lớp 10, tiết 24: Quy luật địa đới và quy luật phi đại đới

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
TIẾT 24 - BÀI 21 : QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI.



I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức


- Nắm được khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.

- Trình bày những biểu hiện của quy luật, lấy vd minh họa.

2. Kĩ năng

- Sử dụng sơ đồ, lát cắt, bản đồ để trình bày biểu hiện của các quy luật địa đới và phi địa đới của lớp vỏ địa lý.

- Biết quan sát, nhận xét kênh hình trong sách giáo khoa, kết hợp với kiến thức đã học giải thích sự phân chia các đới gió, các đới khí hậu.

3. Thái độ

- Hình thành thế giới quan khoa học biện chứng, có nhận thức đúng về quy luật tự nhiên để có thể vận dụng giải thích các hiện tượng địa lý tự nhiên.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Hợp tác, sáng tạo, giải quyết vấn đề, phân tích.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên


- Phóng to các hình 12.1, 18, 19.11 trong sgk. Tập bản đồ địa lý tự nhiên đại cương.

- Một số tranh về các cảnh quan ở chân núi, đỉnh núi, ở bờ đông và bờ tây các lục địa.

2. Học sinh

- Thực hiên các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1.Ổn định lớp..........................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

2. Kiểm tra bài cũ


- Nêu khái niệm của lớp vỏ địa lý. Hãy phân biệt vỏ Trái Đất và vỏ Địa lý về độ dày, phạm vi, thành phần, trạng thái…

- Trình bày khái niệm, sự biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp lớp vỏ địa lý.

3. Bài mới

Qua nghiên cứu các quyển chúng ta nhận thấy các thành phần tự nhiên tồn tại và phát triển theo những quy luật riêng của nó, đồng thời cũng có sự thay đổi theo quy luật chung và bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu các quy luật tiếp theo của lớp vỏ địa lý.

Hoạt động 1: Tìm hiểu qui luật địa đới.

1. Mục tiêu


- Nắm được khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật địa đới .

- Trình bày những biểu hiện của quy luật, lấy vd minh họa.

- Biết quan sát, nhận xét kênh hình trong sách giáo khoa, kết hợp với kiến thức đã học giải thích sự phân chia các đới gió, các đới khí hậu.

2. Phương thức.

- Thảo luận nhóm

- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản

Bước 1: GV có thể tách lớp thành 5 nhóm nhỏ

+ Nhóm 1: Tìm hiểu khái niệm quy luật địa đới, nguyên nhân.
. Khái niệm
. Lấy VD minh họa
. Tại sao các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí lại thay đổi một cách có quy luật như vậy?

+ Nhóm 2: Tìm hiểu sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất
. Trên Trái Đất có mấy vòng đai nhiệt.
. thứ tự các vòng đai nhiệt từ xích đạo về 2 cực
. Tại sao lại có kết quả như vậy.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất
Dựa vào hình 12.1 các vành đai khí áp và các đới gió trên Trai Đất(trang 44 SGK) quan sát và nhận xét
. Các đai khí áp từ Xích đạo về 2 cực
. Các đới gió từ xích đạo về 2 cực

+ Nhóm 4: Tìm hiểu các đới khí hậu trên Trái Đất.
Dựa vào h 14.1 bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất.
Xác định các đới khí hậu
Xác định các đới khí hậu theo thứ tự từ xích đạo về 2 cực
Nêu nguyên nhân

+ Nhóm 5: Tìm hiểu các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật trên Trái Đất.
Dựa vào H19.2 hãy cho biết:
. Sự phân bố của các thảm thực vật và các nhóm đất có tuân theo quy luật địa đới không?
. Hãy lần lượt kể tên từng nhóm đất, thảm thực vật từ cực về xích đạo


GV khắc sâu kiến thức bài 20 : Tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác dộng trực tiếp hoặc gián tiếp của bức xạ.
Bước 2: Đại diện HS các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm học sinh khác góp ý
- GV mô tả lại sự phân bố một cách có quy luật của các yếu tố và quá trình tự nhiên vừ nêu trên. Khắc sâu nguyên nhân hình thành.
I. Quy luật địa đới.

1. Khái niệm
:
-
Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lý theo vĩ độ







2. Nguyên nhân

- Góc chiếu của tia sáng Mặt trời tới bề mặt đất nhỏ dần từ xích đạo về 2 cực -> lượng bức xạ Mặt Trời cũng giảm theo.




3. Biểu hiện





a. Sự phân bố của các vòng đai nhiệt trên Trái đất.

- Trên thế giới có 5 vòng đai nhiệt
b. Các đai khí áp và các đới gió trên Trái đất.
- Có 7 đai áp:
+ 3 đai áp thấp ( 1 ở xđ, 2 ở ôn đới )
+ 4 đai áp cao ( 2 ở chí tuyến, 2 ở cực )
- Có 6 đới gió hình tinh:
+ 2 đới gió Mậu dịch.
+ 2 đới gió Tây ôn đới.
+ 2 đới gió Đông cực.

c. Các đới khí hậu trên Trái đất.
- Có 7 đới khí hậu chính : Xích đạo –> cận xích đạo –> nhiệt đới –> cận nhiệt đới –> ôn đới –> cận cực –> cực.

d. Các đới đất và các thảm thực vật trên Trái đất.
- Có 9 kiểu thảm thực vật chính trên Trái đất.
- Có 9 nhóm đất chính trên Trái đất.


Hoạt động 2: Tìm hiểu qui luật phi địa đới.

1. Mục tiêu


- Nắm được khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật phi địa đới .

- Trình bày những biểu hiện của quy luật, lấy vd minh họa.

- Biết quan sát, nhận xét kênh hình trong sách giáo khoa, kết hợp với kiến thức đã học giải thích sự phân chia các đới gió, các đới khí hậu.

2. Phương thức.

- Làm việc cá nhân và cặp

- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản
Chuyển ý: Ta đã biết các thành tphần dịa lí và cảnh quan đều thay đổi một cách có quy luật từ từ xích đạo về hai cực. Thế nhưng hình 21, và các hình vành đai thực vật theo độ cao trên núi Chim-bô- ra-giô (trên bảng) lại biểu hiện sự thay đổi các đới cảnh quan theo hướng Đông Tây và theo độ cao. Tại sao vậy?
Gv giao nhiệm vụ. Cả lớp – 5 phút, làm việc cá nhân ngay tại lớp.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu khái niệm và nguyên nhân của việc hình thành quy luật phi địa đới.
- GV giải thích nguyên nhân. Giải thích thật cặn kẽ các mối quan hệ nhân quả gián tiếp, từ nguồn năng lượng trong lòng đất - các dãy núi - quy luật đai cao; sự phân bố lục địa và đại dương - quy luật địa ô.
Tìm hiểu biểu hiện quy luật phi địa đới: hoạt động nhóm
Bước 1: GV chia lớp thành 2 nhóm – 10 phút
Hoàn thành theo các yêu cầu sau

- Nhóm 1: tìm hiểu về quy luật địa ô
Quan sát H19.1, hãy cho biết dọc theo vĩ tuyến 400B từ đông sang Tây có những thảm thực vật nào? Vì sao các thảm thực vật lại phân bố như vậy
Kết hợp với SGK hãy xác định
+ Khái niệm
+ Nguyên nhân
+ Biểu hiện
- Nhóm 2: tìm hiểu về quy luật đai cao
+ Nhóm nghiên cứu SGK, quan sát kỹ Các vành đai thực vật theo độ cao trên núi Chim-bô- ra-giô (trên bảng)
+ Yêu cầu các nhóm quan sát sự thay đổi các vành đai thực vật từ chân núi lên đỉnh núi qua hình các vành đai thực vạt theo độ cao trên núi của núi Anpơ (trên bảng).
Hoặc quan sát h 19.11 SGK trang 73.
=>thảo luận về khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của tính đai cao.
Bước 2
: HS lên trình bày, yêu cầu sử dụng các hình trên bảng. GV chuẩn xác kiến thức.
II. Quy luật phi địa đới
1. Khái niệm

- Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.

2. Nguyên nhân

- Do nguồn năng lượng bên trong lòng đất - phân chia bề mặt đất thành : lục địa, đại dưong và địa hình núi cao.

3. Biểu hiện








a. Quy luật đai cao

- Khái niệm: Sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan địa lí theo độ cao của địa hình.
- Nguyên nhân: Do sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao.
- Biểu hiện: Sự phân bố các vành đai thực vật theo độ cao.





b. Quy luật địa ô

- Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo kinh độ.
- Nguyên nhân: Do sự phân bố đất, biển và đại dương.
- Biểu hiện: Sự thay đổi các thảm thực vật theo kinh độ.


Hoạt động 3: Luyện tập.

1. Mục tiêu

Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành.

2. Phương thức

Hoạt động cá nhân

3. Tổ chức hoạt động

a. Gv giao nhiệm vụ cho học sinh

- So sánh, từ đó nêu được mối quan hệ giữa quy luật địa đới và Phi địa đới.

- So sánh nguyên nhân nhiệt độ, nhìn chung giảm từ xích đạo về hai cực và nguyên nhân nhiệt độ giảm theo độ cao.

- Hãy chứng minh các quy luật địa đới và phi địa đới diễn ra đồng thời và tương hỗ lẫn nhau.

b. Hs thực hiện nhiệm vụ tại lớp, trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn học sinh thực hiện ở nhà

c. GV kiểm tra kết quả thực hiện của học sinh. Điều chỉnh những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Hoạt động 4: Vận Dụng.

1. Mục tiêu: Giúp Hs vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học vào một vấn đề thực tiễn.

2. Nội dung: GV khuyến khích HS tự liên hệ thực tế hoặc gợi ý đưa ra sự liên hệ(Quy luật địa đới và phi địa đới biểu hiện ở Việt Nam như thế nào hoặc ở địa phương em?)

3. Đánh giá: GV khuyến khích HS sáng tạo và thực hiện.
 

Đính kèm

  • Giáo án môn Địa lí lớp 10, tiết 24 docx.docx
    25.5 KB · Lượt xem: 2
  • Like
Reactions: GAC

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top