Giáo án môn Địa lí lớp 10, tiết 33: Thực hành. Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tiết 33 - Bài 30: THỰC HÀNH

VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC, DÂN SỐ

CỦA THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA



I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:


- Củng cố các kiến thức về phân bố cây lương thực trên thế giới.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cột ghép 2 trục tung.

- Biết cách tính bình quân lương thực theo đầu người (đơn vị: kg/người) và nhận xét từ số liệu đã tính toán.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, tự giác, tích cực hoạt động trong quá trình học tập.

- Có thái độ quan tâm đến vấn đề an ninh lương thực và chính sách phát triển dân số.

4. Định hướng các năng lực được hình thành:

- Năng lực chung: tính toán, giải quyết vấn đề, sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê.

II. CHUẨN BỊCỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Đối với giáo viên:


- Bản đồ các nước trên thế giới.

- SGK, thước kẻ.

- Máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh:

- Thước kẻ, bút chì, máy tính cá nhân.

- SGK, vở ghi và các dụng cụ học tập khác.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Ổn định lớp


LỚP
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
10A3​
10A7​
10A8​
10A11​
2. Kiểm tra bài cũ

? Hãy nêu rõ đặc điểm và vai trò của ngành chăn nuôi.

3. Các hoạt động học tập

Hoạt động 1: Đặt vấn đề

a) GV yêu cầu HS thảo luận và nhắc lại về vai trò cây lương thực.

b) HS thảo luận, sau đó đại diện báo cáo trước lớp, HS khác bổ sung thêm.

c) GV cho HS quan sát hình ảnh (vị trí) các quốc gia: Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Pháp, In-đô-nê-xia, Việt Nam…. trên bản đồ và dẫn dắt tạo tình huống có vấn đề về mối quan hệ giữa vị trí các nước với sự phân bố lương thực.

Hoạt động 2: Xác định yêu cầu bài thực hành.

1. Mục tiêu

- HS xác định được các yêu cầu nội dung cần thực hiện được trong bài thực hành.

2. Phương thức

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề.

- Hình thức cá nhân.

3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
a) GV giao nhiệm vụ cho HS: đọc nội dung bài Thực hành SGK Địa lí 10 – Trang 117 và xác định các yêu cầu chính của bài.
b) HS thực hiện cá nhân: HS thực hiện nhiệm vụ xác định các yêu cầu chính.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả.
d) GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.
1. Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng lương thực và dân số các nước.
2. Tính bình quân lương thực theo đầu người của TG và một số nước.
3. Nhận xét.
Hoạt động 3: Thực hành

1. Mục tiêu

- Vẽ được biểu đồ cột thể hiện sản lượng lương thực và dân số các nước: Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Pháp, In-đô-nê-xia, Việt Nam.

- Tính được bình quân lương thực theo đầu người (đơn vị: kg/người) và nhận xét từ số liệu đã tính toán.

- Nhận xét về bức tranh phân bố dân cư, sản xuất lương thực và mức bình quân lương thực đầu người của các nước.

2. Phương thức

- Phương pháp đàm thoại gợi mở, phân tích số liệu thống kê

- Hình thức: cá nhân, nhóm.

  • 3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Nội dung 1. Vẽ biểu đồ
a) GV giao nhiệm vụ cho HS
GV hướng dẫn HS làm nội dung 1. Vẽ biểu đồ.
- Trục tung thể hiện số dân (triệu người) và sản lượng lương thực (triệu tấn).
- Trục hoành thể hiện các nước.
- Mỗi một nước vẽ hai biểu đồ cột, một cột thể hiện số dân, một cột thể hiện sản lượng lương thực.
- Số liệu dấn số và sản lượng lương thực thế giới chỉ để tính bình quân lương thực đầu người, không vẽ lên biểu đồ.
- Ghi chú giải, tên biểu đồ
b) HS thực hiện cá nhân
Cùng thời gian, GV gọi 02 HS lên bảng vẽ, các HS khác làm vào vở ghi bài.
c) GV tổ chức cho HS nhận xét và bổ sung kết quả của 02 HS trên bảng.
d) GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.
Nội dung 2. Tính bình quân lương thực đầu người
a) GV giao nhiệm vụ cho HS
GV đưa ra công thức tính, yêu cầu học sinh tính theo công thức, có thể yêu cầu HS giải thích công thức.
b) HS thực hiện cá nhân
Cùng thời gian, GV gọi 02 HS lên bảng ghi kết quả, các HS khác làm vào vở ghi bài.
c) GV tổ chức cho HS nhận xét và bổ sung kết quả của 02 HS trên bảng.
d) GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức

Nội dung 3: Nhận xét số liệu
a) GV giao nhiệm vụ cho HS
Chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS thảo luận nhận xét theo các nội dung:
- Những nước đông dân:…
- Những nước có sản lượng lương thực lớn:….
- Những nước có bình quân lương thực đầu người cao nhất, so sánh với mức bình quân thế giới.
- Những nước có bình quân lương thực đầu người thấp, giải thích.
- Nhận xét về Việt Nam và so sánh với các quốc gia

b) HS thực hiện nhiệm vụ
Các nhóm thảo luận và chuẩn bị báo cáo cho GV
Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi một nhóm đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm.
d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS.
1. Vẽ biểu đồ
Hs vẽ biểu đồ vào vở ghi
Những lưu ý:
- Có tên biểu đồ: Biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất lương thực, dân số thế giới và một số quốc gia.
- Có đơn vị: 2 trục tung (trục 1: triệu người; trục 2: triệu tấn); trục ngang: quốc gia.
- Có chú giải

2. Tính bình quân lương thực theo đầu người (kg/người) năm 2002.
-
Công thức:
BQLT = SLLT/DSTB
(Lưu ý: Đơn vị: kg/người)
- Kết quả
Nước
Bình quân LT đầu người (kg/người)​
Trung Quốc
312​
Hoa Kì
1041​
Ấn Độ
212​
Pháp
1161​
In-đô-nê-xi-a
267​
Việt Nam
460​
Toàn TG
327

3. Nhận xét

- Những nước đông dân: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Inđônêxia
- Những nước có sản lượng lương thực lớn là : Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ.
- Những nước có bình quân lương thực đầu người cao nhất, gấp 3,5 lần bình quân lương thực đầu người của toàn thế giới là Hoa Kì và Pháp.
- Trung Quốc và Ấn Độ tuy có sản lượng lương thực cao nhưng vì dân số nhiều nhất thế giới nên bình quân lương thực đầu người thấp hơn mức bình quân toàn thế giới. Inđônêxia có sản lượng lương thực ở mức cao nhưng do dân đông nên bình quân lương thực đầu người ở mức thấp.
- Việt Nam tuy là một quốc gia đông dân nhưng nhờ có sản lượng lương thực ngày càng gia tăng nên bình quân lương thực đầu người vào loại khá.
Hoạt động 4. Luyện tập

1. Mục tiêu

- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành.

2. Phương thức: Hoạt động cá nhân

a) GV giao nhiệm vụ cho HS: Tiếp tục hoàn thành phần vẽ biểu đồ và các nội dung nhận xét

b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở nhà.

c) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện.



Hoạt động 5. Vận dụng

1. Mục tiêu: giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn về phân bố dân cư với sản xuất lương thực ở Việt Nam.

2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng.

Trường hợp HS không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể yêu cầu HS chọn 1 trong hai nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu vấn đề phân bố dân cư ở địa phương.

- Nhận xét về tình hình sản xuất lương thực ở địa phương.

3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.
 

Đính kèm

  • Giáo án môn Địa lí lớp 10, tiết 33.docx
    12.7 KB · Lượt xem: 3

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top