Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Bài 40: ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:


- Biết được tầm quan trọng của ngành thương mại đối với sự phát triển kinh tế quốc dân và đối với việc phục vụ đời sống của nhân dân, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay

- Hiểu được những nét cơ bản của thị trường thế giới và biến động của nó trong những năm gần đây.

2. Kĩ năng:

-
Phân tích được các sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu thông kê.

3. Thái độ:

- Có ý thức học tập tốt hơn và hiểu đúng đắn về ngành thương mại.

4. Định hướng các năng lực được hình thành:

- Năng lực sử dụng bản đồ, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.

- Năng lực tư duy, giao tiếp, tính toán.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Đối với giáo viên:


- Bản đồ các nước thế giới

- Cập nhật số liệu thống kê bảng 40.1, 40.2

- Máy chiếu và các phương tiện khác

2. Đối với học sinh:

- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.

- Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp

2. Các hoạt động học tập


Hoạt động 1: Đặt vấn đề

a) GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: thị trường là gì và hoạt động theo quy luật nào ? Vai trò của ngành thương mại như thế nào?

Hoặc Bằng kiến thức đã học, hãy nêu hiểu biết của bản thân về thị trường và thương mại trên thế giới hoặc Việt Nam.

b) HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để báo cáo trước lớp.

c) GV gọi 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm.

d) GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dắt dẫn vào nội dung bài học

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về thị trường

1. Mục tiêu

- Hiểu và trình bày được một số khái niệm (hàng hóa, thị trường, vật ngang giá)

- Hiểu và trình bày được hoạt động của thị trường.

- Phân tích được sơ đồ

2. Phương thức

- Phương pháp nêu vấn đề; sử dụng sơ đồ.

- Hình thức cá nhân

3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
a) GV giao nhiệm vụ cho HS
Đọc nội dung SGK trang 154, phân tích sơ đồ đơn giản về hoạt động của thị trường trả lời các câu hỏi sau:
- Hãy nêu khái niệm thị trường, hàng hóa, vật ngành giá, dịch vụ.
- Nêu các quy luật hoạt động của thị trường.
- Thị trường hoạt động có ổn định không ? Thị trường hoạt động phụ thuộc vào đâu ?
- Làm thế nào để cân đối giữa cung và cầu, thị trường hoạt động ổn định hơn?

Học sinh thực hiện theo cá nhân
GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm, nếu thấy cần thiết.
b) HS thực hiện và chuẩn bị báo cáo GV. Cùng thời gian, GV gọi 02 HS lên bảng ghi kết quả thực hiện trên bảng, các HS khác làm vào vở ghi bài.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả bằng cánh các HS nhận xét và bổ sung kết quả của 02 HS ghi trên bảng.
d) GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức, khắc sâu khái niệm.
GV phát vấn gợi mở đối với HS:
- Nêu các thuộc tính của hàng hóa? Cho ví dụ
- Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt có những chức năng nào?
I. Khái niệm về thị trường
- Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua.
- Hàng hóa: Sản phẩm đem ra mua bán trên thị trường.
- Vật ngang giá: Vật được sử dụng làm thước đo giá trị của hàng hóa (vật ngang giá hiện đại là tiền).
- Thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu:
+ Cung > cầu: giá giảm, người mua lợi, sản xuất có nguy cơ đình đốn.
+ Cung < cầu: giá tăng,người bán lợi, kích thích sản xuất mở rộng.
+ Cung = cầu: giá cả ổn định
- Maketing: Là một quá trình quản lí mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần, mong muốn, thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ngành thương mại

1. Mục tiêu

- Biết được tầm quan trọng của ngành thương mại đối với sự phát triển kinh tế quốc dân và đối với việc phục vụ đời sống của nhân dân, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay

- Biết cách tính cán cân xuất nhập khẩu.

2. Phương thức

- Phương pháp nêu vấn đề

- Thảo luận nhóm

3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
GV có thể tách ra thành 2 HĐ nhỏ: II.1. Tìm hiểu vai trò của ngành thương mại; II.2. Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu hàng xuất nhập khẩu.
a) GV giao nhiệm vụ cho HS

Đọc nội dung SGK trang 154 và 155 trả lời các câu hỏi sau:
- HS trình bày vai trò của thương mại và cho biết ngành nội thương là gì?
- Tại sao phát triển lại góp phần thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ ?
- Vai trò của ngoại thương?
- Cán cân xuất nhập khẩu là gì? Thế nào là xuất siêu và nhập siêu?
- Nêu ví dụ một số sản phẩm xuất khẩu của các nước đang phát triển.
- Nêu ví dụ một số sản phẩm nhập khẩu của các nước đang phát triển

Học sinh thực hiện theo nhóm, thời gian 10 phút.
GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm, nếu thấy cần thiết.
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết quả thực hiện.
Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi một nhóm đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm.
d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS.
GV phát vấn gợi mở đối với HS:
- Để tính cán cân xuất nhập khẩu ta làm thế nào? Lấy ví dụ?
- Có phải xuất siêu luôn biểu hiện tình trạng tốt của nền kinh tế và nhập siêu biểu hiện suy thoái của nền kinh tế hay không? Vì sao?
II. Ngành thương mại
1.Vai trò

- Khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, điều tiết sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng, giúp sản xuất mở rộng và phát triển.
+ Nội thương: trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong nước, thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng, phục vụ từng cá nhân.
+ Ngoại thương: Trao đổi mua bán hàng hoá giữa các nước trên thế giới, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, khai thác lợi thế của đất nước.
2.Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu.
a.Cán cân xuất nhập khẩu.

- Khái niệm: Là quan hệ so sánh giữa giá trị hàng xuất khẩu (kim ngạch xuất khẩu) với giá trị hàng nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu).
- Xuất khẩu > Nhập khẩu: Xuất siêu
- Xuất khẩu < Nhập khẩu: Nhập siêu
b.Cơ cấu hàng xuất–nhập khẩu.
- Phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia, một lãnh thổ.
- Các nước phát triển: xuất sản phẩm công nghiệp chế biến, nhập nguyên liệu, năng lượng.
- Các nước đang phát triển: xuất nông sản, khoáng sản, hàng tiêu dùng, nhập nguyên liệu, máy móc.


Hoạt động 4: Tìm hiểu đặc điểm thị trường thế giới

  • Mục tiêu
- Hiểu được những nét cơ bản của thị trường thế giới và biến động của nó trong những năm gần đây.

- Phân tích biểu đồ và bảng số liệu thống kê

2. Phương thức

- Phương pháp nêu vấn đề; phân tích biểu đồ và bảng số liệu thống kê

- Hình thức cặp đôi

3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
a) GV giao nhiệm vụ cho HS
Đọc nội dung SGK trang 155, 156 và 157, phân tích số liệu thống kê trên hình 40 và bảng số liệu thống kê bảng 40.1 (đã cập nhật) trả lời các câu hỏi sau:
- Phạm vi hoạt động của thị trường thế giới
- Khối lượng hàng hóa buôn bán trên thị trường thế giới hiện nay
.
- Hãy nhận xét tình hình xuất nhập khẩu trên thế giới ( hình 40) ?
- Nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu 1 số nước có nền ngoại thương phát triển (bảng 40.1) .
- Kể tên các trung tâm buôn bán lớn trên thế giới.

b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi cặp đôi và chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết quả thực hiện.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên lớp. GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi một nhóm đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm.
d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS. Chú ý đánh giá quá trình để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm, nếu thấy cần thiết.
III. Đặc điểm của thị trường thế giới.
- Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế là xu thế quan trọng nhất.
- Khối lượng buôn bán trên thế giới tăng liên tục.
- Châu Âu, Châu Á , Bắc Mĩ có tỉ trọng buôn bán so với toàn thế giới và nội vùng lớn nhất
- Ba trung tâm buôn bán lớn nhất thế giới: Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản
- Các cường quốc xuất nhập khẩu : Hoa Kì, LBĐức, Nhật Bản, Anh, Pháp.
Hoạt động 5. Luyện tập

1. Mục tiêu

Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành.

2. Phương thức: Hoạt động cá nhân

3. Tổ chức hoạt động

a) GV giao nhiệm vụ cho HS:

- Vẽ sơ đồ đơn giản về hoạt động của thị trường

- Tính cán cân xuất nhập theo yêu cầu.

b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở nhà.

c) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện.



Hoạt động 6. Vận dụng

1. Mục tiêu: giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn về hoạt động của thị trường và hoạt động thương mại ở Việt Nam.

2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng.

Trường hợp HS không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể yêu cầu HS chọn 1 trong hai nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu hoạt động của thị trường ở địa phương.

- Nhận xét về tình hình thương mại ở địa phương.

3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.
 

Đính kèm

  • Giáo án môn Địa lí lớp 10, tiết 48.docx
    18.7 KB · Lượt xem: 3

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top