Giáo án môn Địa lí lớp 10, tiết 7: Cấu trúc của Trái đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tiết 7- Bài 7: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. THẠCH QUYỂN.

THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG



I. Mục tiêu bài học

Sau bài học, HS cần:

1. Về kiến thức:

- Mô tả được cấu trúc của Trái Đất và trình bày được đặc điểm của cấu trúc Trái Đất. Phân biệt được các lớp cấu trúc của Trái Đất.

- Biết khái niệm thạch quyển, phân biệt vỏ Trái Đất với thạch quyển.

- Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết kiến tạo mảng và các dạng tiếp xúc của kiến tạo mảng.

2. Về kĩ năng:

- Quan sát, nhận xét cấu trúc của Trái Đất, các mảng kiến tạo và các cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo.

- Sơ đồ, hệ thống hoá kiến thức từ nội dung bài học.

3. Thái độ, hành vi:

- Khâm phục lòng say mê nghiên cứu của các nhà khoa học để tìm hiểu cấu trúc của Trái Đất và giải thích sự vật hiện tượng tự nhiên có liên quan đến sự vận động của Trái Đất.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Tự học, tư duy, tổng hợp, giải quyết vấn đề, hợp tác..

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Đối với giáo viên


- Mô hình và các tranh ảnh minh hoạ về cấu trúc của Trái Đất.

- Hình ảnh, sơ đồ các dạng tiếp xúc của các mảng kiến tạo.

- Lược đồ các mảng kiến tạo lớn trên trái đất.

2. Đối với học sinh

- Sách giáo khoa, tranh ảnh

III. Tiến trình dạy và học

1. Ổn định lớp
……….. ……………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………


2. Kiểm tra 15’: (Đề trắc nghiệm và đáp án kèm theo)

3. Các hoạt động học tập


Hoạt 1: Đặt vấn đề

  • a) Hãy giải thích câu ca dao Việt Nam
Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.


  • b) Nỗ lực tìm kiếm lời giải cho câu hỏi Trái Đất của chúng ta có cấu trúc như thế nào đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, ngày nay các nhà khoa học đã dần khám phá ra được cấu trúc bên trong hành tinh nơi chúng ta đang sinh sống. Vậy cấu trúc đó như thế nào? Các mảng lục địa và đại dương hiện đang chuyển động ra sao? chúng ta sẽ tìm lời giải cho những câu hỏi này trong bài học ngày hôm nay.
  • GVgọi một hai học sinh lên trả lời.
  • GV sử dụng nội dung học sinh trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dắt dẫn vào nội dung bài học.
  • Nỗ lực tìm kiếm lời giải cho câu hỏi Trái Đất của chúng ta có cấu trúc như thế nào? đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, ngày nay các nhà khoa học đã dần khám phá ra được cấu trúc bên trong hành tinh nơi chúng ta đang sinh sống. Vậy cấu trúc đó như thế nào? Các mảng lục địa và đại dương hiện đang chuyển động ra sao? chúng ta sẽ tìm lời giải cho những câu hỏi này trong bài học ngày hôm nay
Hoạt động 2:Tìm hiểu cấu trúc Trái Đất

1. Mục tiêu

- Mô tả được cấu trúc của Trái Đất và trình bày được đặc điểm của cấu trúc Trái Đất. Phân biệt được các lớp cấu trúc của Trái Đất.

- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích sơ đồ về cấu trúc TĐ.

2. Phương thức

- Phương pháp nêu VĐ; sử dụng lược đồ, biểu đồ, sử dụng số liệu thống kê.

- Thảo luận nhóm.

3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV: Quan sát hình ảnh và cho biết Trái Đất được cấu tạo từ mấy lớp? Làm cách nào để các nhà khoa học xác định được các lớp của cấu trúc Trái Đất? - HS: Trả lời Trái đất được cấu tạo bởi ba lớp.

GV mở rộng: Phương pháp địa chấn là phương nghiên cứu dựa vào tính chất lan truyền của các loại sóng do sự rung động đàn hồi của vật chất trong lòng Trái Đất sinh ra.
I. Cấu trúc của Trái Đất

- Cấu trúc của Trái Đất bao gồm 3 lớp: Lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti, lớp Nhân.
- Phương pháp xác định cấu trúc : Phương pháp địa chấn.
Hoạt động 3:
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh và các mô hình cấu trúc của Trái Đất và chia lớp thành các nhóm thảo luận về cấu trúc của Trái Đất.
Chia lớp thành 3 nhóm:
HS chia thành các nhóm. Mỗi nhóm hoàn thành nội dung một phiếu học tập.
Đại diện trình bày, các nhóm bổ sung.
+ Nhóm 1: Lớp vỏ của Trái đất.



















+ Nhóm 2: Lớp Manti
















+ Nhóm 3: Nhân Trái Đất

















- GV bổ sung, hoàn thiện các thông tin về cấu trúc lớp vỏ Trái Đất và đặc biệt nhấn mạnh:
Thạch quyển = Vỏ Trái Đất + Manti trên.

1. Lớp vỏ Trái Đất



















2. Lớp Manti




















3. Lớp nhân Trái Đất


















Hoạt động 3:Tìm hiểu về Thuyết kiến tạo mảng.

1.Mục tiêu

- Biết khái niệm thạch quyển, phân biệt vỏ Trái Đất với thạch quyển.

- Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết kiến tạo mảng và các dạng tiếp xúc của kiến tạo mảng.

- Quan sát, nhận xét cấu trúc của Trái Đất, các mảng kiến tạo và các cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo.

- Sơ đồ, hệ thống hoá kiến thức từ nội dung bài học.

2. Phương thức

- Phương pháp nêu VĐ; sử dụng lược đồ, biểu đồ, sử dụng số liệu thống kê.

- Thảo luận nhóm.

3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV: Yêu cầu học sinh quan sát đoạn video, hình ảnh các lục địa cách đây 300 triệu năm và hiện nay:
Câu hỏi
+ Em có nhân xét gì vị trí các lục địa của Trái Đất trước kia so với hiện nay.
+ Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó là gì?
HS quan sát và trả lời về sự thay đổi vị trí các mảng kiến tạo.
Giải thích nguyên nhân.
II. Thuyết kiến tạo mảng

- Được phát hiện bởi Afred Wenenger
- Vỏ Trái Đất bị biến dạng bởi các đứt gãy tạo thành những mảng cứng (mảng lục địa).
- Mảng lục địa bao gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương.
- Nguyên nhân: Các mảng lục địa nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc quyển Manti, chúng dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này.
Hoạt động 5:
- Quan sát hình vẽ và đoạn video cho biết các mảng kiến tạo có các kiểu tiếp xúc nào khi dịch chuyển
- Kết quả của mỗi cách tiếp xúc là gì?
GV gợi ý: Kết quả của các mảng tiếp xúc thường được thể hiện qua việc hình thành các dãy núi cao, vực thẳm với phun trào mácma dữ dội...
- Liên hệ kết quả tiếp xúc trên thực tế.
=> GV tổng kết bổ sung hoàn thiện về hai dạng tiếp xúc dồn ép và tiếp xúc tách giãn.
=> Các dạng tiếp xúc:
- Tiếp xúc tách dãn:









- Các mảng tách xa nhau về hai phía.
- Kết quả: hình thành các sống núi giữa đại dương.
- Tiếp xúc dồn ép:











- Hai mảng xô húc, hoặc bị hút chìn vào nhau.
- Kết quả: Hình thành các núi cao hoặc vực sâu: Hymalaya, Mariana...



Hoạt động 4. Luyện tập

1. Mục tiêu

- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học góp phần hình thành.

2. Phương thức: hoạt động cá nhân

3. Tổ chức hoạt động:

a) GV giao nhiệm vụ cho HS

- Vẽ sơ đồ cấu trúc Trái Đất

b) Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở nhà.

Hoạt động 5. Vận dụng

1. Mục tiêu: - Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ để hiểu về cấu trúc của Trái Đất và trình bày được đặc điểm của cấu trúc Trái Đất. Phân biệt được các lớp cấu trúc của Trái Đất.

- Biết khái niệm thạch quyển, phân biệt vỏ Trái Đất với thạch quyển.

- Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết kiến tạo mảng và các dạng tiếp xúc của kiến tạo mảng.

2. Nội dung:

-
GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng.

3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.
 

Đính kèm

  • Giáo án môn Địa lí lớp 10, bài 7.docx
    1.3 MB · Lượt xem: 1
Sửa lần cuối:

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top