Chủ đề 2: CHÚNG EM VỚI THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
(4 tiết)
(4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS nhận biết được đặc điểm, hình dáng, môi trường sống của một số con vật. HS thể hiện được hình ảnh con vật bằng hình thức vẽ, xé dán, tạo hình ba chiều.
2. Kĩ năng: HS tạo dựng được bối cảnh, không gian, chủ đề câu chuyện cho nhóm sản phẩm.
3. Thái độ: Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Phương pháp: Vận dụng quy trình Vẽ cùng nhau; Xây dựng cốt truyện, tạo hình ba chiều – tiếp cận theo chủ đề.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên
- Sách Học Mĩ thuật lớp 4.
- Tranh ảnh, mô hình sản phẩm về các con vật.
2. Học sinh
- Sách Học Mĩ thuật lớp 4.
- Màu vẽ, giấy vẽ, giấy báo, bìa, giấy màu, kéo, hồ dán…
- Đất nặn, các đồ vật tìm được…
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức lớp: Cả lớp hát 1 bài.
2. Kiểm tra đồ dùng học tập:
3. Bài mới:
* Khởi động: Sưu tầm câu đố về con vật, dẫn dắt HS vào bài.
NỘI DUNG | HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1, 2, 3 HĐ 1: Tìm hiểu HĐ 2: Thực hiện HĐ 3: Thực hành | - Yêu cầu HS đọc mục tiêu của em. - GV chốt lại mục tiêu bài học. - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. - Yêu cầu HS quan sát hình 2.1 và hướng dẫn HS thảo luận. - Câu hỏi gợi mở: + Trong hình ảnh là những con vật nào? Thức ăn của chúng là gì? + Những con vật đó có những đặc điểm gì nổi bật? + Những con vật đó thường có những hoạt động gì? Môi trường sống của chúng ra sao? - GV tóm tắt: Con vật sống ở các môi trường khác nhau: trên cạn, dưới nước, trong rừng hay trong gia đình… Mỗi loài vật có đặc điểm riêng về hình dáng với các hoạt động khác nhau. Khi tạo hình các con vật cần lưu ý tới những đặc điểm đó. - Yêu cầu HS quan sát hình 2.2, thảo luận để tìm hiểu chất liệu và hình thức thể hiện của các sản phẩm về con vật. - Câu hỏi gợi mở: + Em quan sát thấy những hình ảnh gì trong mỗi sản phẩm? + Hình dáng, màu sắc của các con vật trong các sản phẩm như thế nào? + Các sản phẩm có thể được thực hiện bằng những hình thức nào? Từ chất liệu gì? - GV tóm tắt: + Mỗi con vật có đặc điểm về môi trường sống, hình dáng, hoạt động… khác nhau. + Có nhiều hình thức tạo hình sản phẩm con vật với nhiều loại chất liệu khác nhau. Khi tạo hình cần chú ý đến đặc điểm về hình dáng, hoạt động của con vật. - Yêu cầu HS lựa chọn con vật và hình thức thể hiện con vật đó. - Câu hỏi gợi mở: + Em sẽ lựa chọn con vật nào để thể tạo hình? + Con vật đó có đặc điểm gì nổi bật? Con vật đó sống ở đâu? + Em sẽ thể hiện con vật đó bằng những chất liệu gì? Bằng cách nào? - GV hướng dẫn cách thực hiện vẽ, xé dán, nặn, tạo hình từ vật liệu khác. - Yêu cầu HS suy nghĩ chọn con vật để thực hiện. - Yêu cầu HS hợp tác nhóm, tạo sản phẩm tập thể: + Lựa chọn các con vật trong kho hình ảnh, sắp xếp bố cục bức tranh. + Sáng tạo thêm các chi tiết khác để tạo không gian cho bức tranh thêm sinh động. - Gợi ý HS xây dựng câu chuyện cho sản phẩm của nhóm. | - HS đọc mục tiêu. - HS hoạt động nhóm. - HS thảo luận, trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe. - HS quan sát, thảo luận, trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe. - HS lựa chọn con vật, cách thực hiện. - Trả lời câu hỏi. - HS quan sát. - HS thực hành cá nhân. - HS thực hành nhóm. y dựng câu chuyện. - Thảo luận, thống nhất câu chuyện, tiểu phẩm của nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm… |
TIẾT 4 HĐ 4: Trưng bày, giới thiệu, đánh giá sản phẩm | - Tổ chức cho HS trưng bày SP. - Hướng dẫn HS thuyết trình về SP. - Câu hỏi gợi mở: + Em có thấy thú vị khi thực hiện bài vẽ, nặn, tạo hình con vật không? Em có cảm nhận gì về sản phẩm của mình? + Em đã lựa chọn và thể hiện hình dáng, đặc điểm, màu sắc như thế nào cho con vật của mình? + Em thích sản phẩm nào của các bạn? Hãy nêu nhận xét của mình về sản phẩm này. + Em học hỏi được gì từ sản phẩm của bạn? - Nhận định kết quả học tập của học sinh, tuyên dương , rút kinh nghiệm - Hướng dẫn học sinh đánh dấu tích vào vở sau khi nghe nhận xét của giáo viên. - GV tích vào vở HS * VẬN DỤNG SÁNG TẠO - Gợi ý HS sử dụng kiến thức về vẽ, nặn, tạo dáng con vật từ vật liệu tìm được để sáng tạo linh hoạt ở các bài học mĩ thuật khác và áp dụng vào đời sống thực tế cũng như trang trí góc học tập, nhà ở, lớp học của em. | - HS trưng bày SP. - HS thuyết trình SP. - HS lắng nghe. - HS tích vào vở. - HS vận dụng sáng tạo. |
* Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng cho Chủ đề 3: NGÀY HỘI HÓA TRANG.
Rút kinh nghiệm giờ dạy: ……………………………………………………......
…………………………………………………………………………………….
Nguồn: Tổng hợp.