Giáo án vật lí lớp 12 - Chương VI : Sóng ánh sáng.

Giáo Án Mới

Cộng tác viên
Điểm
0
CHƯƠNG VI: SÓNG ÁNH SÁNG

Tiết 57: TÁN SẮC ÁNH SÁNG



I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Mô tả và giải thích được hiện tượng tán sắc ánh sáng.

- Nắm vững khái niệm ánh sáng trắng, ánh sáng đơn sắc.

2. Kỹ năng:

- Giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng xảy ra trong tự nhiên.

- Giải thích màu sắc của các vật.

3. Thái độ:

II. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên :

- Bộ Thí nghiệm tán sắc ánh sáng, thí nghiệm ánh sáng đơn sắc, ánh sáng trắng.

- Hình vẽ 35.1, 35.2 trong SGK ra giấy.

- Một số câu hỏi trắc nghiệm theo nội dung của bài.

2. Học sinh :

- Ôn lại góc lệch tia sáng đơn sắc khi qua lăng kính (Vật lí 11).

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức và vào bài mới.


Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Thực hiện theo yêu cầu của GV

Ổn định lớp
Giới thiệu qua nội dung và mục tiêu chương VI
Gv nhận xét.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng tán sắc ánh sáng lăng kính

Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Kiến thức
+ Quan sát thí nghiệm










+ Lúc đầu trên màn E có vệt sáng trắng
Lúc sau trên màn E có chùm sáng liên tục có màu từ đỏ đến tím.
+ Mô tả thí nghiệm


+ C1: So sánh hai hình ảnh nhìn thấy trên màn E trước và sau khi đặt lăng kính xen giữa F và E.





+ Nêu hiện tượng tán sắc ánh sáng và khái niệm quang phổ của Mặt Trời.

1. Thí nghiệm về tán sắc ánh sáng:
a. Sơ đồ thí nghiệm:
b. Kết quả thí nghiệm:

Chùm sáng trắng của mặt trời, sau khi qua lăng kính đã bị phân tách thành các chùm sáng có màu khác nhau từ đỏ đến tím. Chùm sáng màu đỏ bị lệch ít nhất, chùm sáng màu tím bị lệch nhiều nhất.
Hiện tượng này được gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng
Dải màu từ đỏ đến tím gọi là quang phổ của ánh sáng Mặt Trời.
Hoạt động 3: Nhận biết khái niệm ánh sáng đơn sắc và ánh sáng trắng
+ Quan sát thí nghiệm

+ Nêu kết quả thí nghiệm quan sát được.

+ Lăng kính không có tác dụng làm đổi màu ánh sáng.

+ Đặt vấn đề: Vậy có phải lăng kính thuỷ tinh đã làm đổi màu ánh sáng trắng chiếu vào nó?


+ Tiến hành thí nghiệm của Niu tơn về ánh sáng đơn sắc.

+ Từ kết quả quan sát được cho biết có phải lăng kính thuỷ tinh đã làm đổi màu ánh sáng khi chiếu vào nó không?
+ Nêu khái niệm ánh sáng đơn sắc
+ Vậy phải chăng ánh sáng trắng là tập hợp gồm nhiều ánh sáng đơn sắc có màu từ đỏ đến tím?
Thí nghiệm tổng hợp ánh sáng trắng để kiểm chứng.

+ Nêu kết luận

2. Ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc:
a. Thí nghiệm của Niu-tơn về ánh sáng đơn sắc:

Kết quả thí nghiệm:
- Chùm sáng màu vàng không bị tán sắc.
- Góc lệch của các chùm tia có màu khác nhau khi truyền qua lăng kính là khác nhau.
Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc mà chỉ bị lệch khi đi qua lăng kính.
b. Tổng hợp các ánh sáng đơn sắc thành ánh sáng trắng:

c. Kết luận:

Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc, có màu từ đỏ đến tím.
Anh sáng trắng là một trường hợp của ánh sáng phức tạp, hay ánh sáng đa sắc
.
Hoạt động 4 : Củng cố,dặn dò

Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hs ghi nhớ nhiệm vụ học tập
Bài tập về nhà: Các bài tập 1- 4/ 189 SGK
Củng cố kiến thức:
Nhắc lại nội dung chính của bài học
Bài tập về nhà: Các bài tập 1- 4/ 189 SGK


IV .Rút kinh nghiệm:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………




Tiết 58: TÁN SẮC ÁNH SÁNG



I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Mô tả và giải thích được hiện tượng tán sắc ánh sáng.

- Nắm vững khái niệm ánh sáng trắng, ánh sáng đơn sắc.

2. Kỹ năng:

- Giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng xảy ra trong tự nhiên.

- Giải thích màu sắc của các vật.

3. Thái độ:

II. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên :

- Bộ Thí nghiệm tán sắc ánh sáng, thí nghiệm ánh sáng đơn sắc, ánh sáng trắng.

- Hình vẽ 35.1, 35.2 trong SGK ra giấy.

- Một số câu hỏi trắc nghiệm theo nội dung của bài.

2. Học sinh :

- Ôn lại góc lệch tia sáng đơn sắc khi qua lăng kính (Vật lí 11).

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức và vào bài mới.


Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Thực hiện theo yêu cầu của GV

Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ :
1. Công thức về lăng kính?
2. Hiện tượng tán sắc ánh sáng là gì?
Gv nhận xét.
Hoạt động 2: Nhận biết khái niệm ánh sáng đơn sắc và ánh sáng trắng

Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Kiến thức
+ Quan sát thí nghiệm
+ Nêu kết quả thí nghiệm quan sát được:








+ Đặt vấn đề: Vậy có phải lăng kính thuỷ tinh đã làm đổi màu ánh sáng trắng chiếu vào nó?


+ Tiến hành thí nghiệm của Niu tơn về ánh sáng đơn sắc.

+ Từ kết quả quan sát được cho biết có phải lăng kính thuỷ tinh đã làm đổi màu ánh sáng khi chiếu vào nó không?
+ Nêu khái niệm ánh sáng đơn sắc
+ Vậy phải chăng ánh sáng trắng là tập hợp gồm nhiều ánh sáng đơn sắc có màu từ đỏ đến tím?
Thí nghiệm tổng hợp ánh sáng trắng để kiểm chứng.

+ Nêu kết luận
2. Ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc:
a. Thí nghiệm của Niu-tơn về ánh sáng đơn sắc:

Kết quả thí nghiệm:
- Chùm sáng màu vàng không bị tán sắc.
- Góc lệch của các chùm tia có màu khác nhau khi truyền qua lăng kính là khác nhau.
Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc mà chỉ bị lệch khi đi qua lăng kính.
b. Tổng hợp các ánh sáng đơn sắc thành ánh sáng trắng:

c. Kết luận:

Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc, có màu từ đỏ đến tím.
Anh sáng trắng là một trường hợp của ánh sáng phức tạp, hay
ánh sáng đa sắc
.
Hoạt động 3: Giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng
+ Với góc tới nhỏ và góc chiết quang nhỏ (i, A nhỏ) ta có:
D = (n-1)A



+ Đỏ lệch ít, tím lệch nhiều

+ Từ D = (n-1)A nên nđỏ nhỏ nhất, ntím lớn nhât
C2: Có thể dựa vào công thức nào về lăng kính để thấy rõ góc lệch D của tia sáng truyền qua lăng kính phụ thuộc vào chiết suất của lăng kính?

+ Từ thí nghiệm về ánh sáng đơn sắc nhận xét góc lệch của các ánh sáng đơn sắc:
- Từ đó chiết suất của thuỷ tinh có giá trị có như nhau đối với ánh sáng đơn sắc có màu khác nhau không và so sánh chiết suất thuỷ tinh đối với màu đỏ và đối với màu tím



3. Giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng:
+ Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc, có màu từ đỏ đến tím.
+ Chiết suất của thuỷ tinh (của mọi môi trường trong suốt) có giá trị khác nhau đối với ánh sáng đơn sắc có màu khác nhau, nhỏ nhất đối với màu đỏ và lớn nhất đối với màu tím.
+ Vì vậy chùm sáng sáng trắng, sau khi bị khúc xạ qua lăng kính bị trải rộng ra thành nhiều chùm ánh sáng đơn sắc, tạo thành quang phổ của ánh sáng trắng.

4. Ứng dụng sự tán sắc ánh sáng:
- trong máy quang phổ
- giải thích hiện tượng cầu vồng….
Hoạt động 4 : Củng cố,dặn dò

Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hs ghi nhớ nhiệm vụ học tập
Bài tập về nhà: Các bài tập 1- 2/ 189 SGK
Củng cố kiến thức:
Nhắc lại nội dung chính của bài học: Sự tán sắc ánh sáng là sự phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm ánh sáng đơn sắc khác nhau.
Giải bài tập mẫu: Một lăng kính thuỷ tinh có A = 450. Chiếu chùm tia sáng hẹp đa sắc SI gồm tập hợp 4 tia đỏ, vàng, lục tím đến gặp mặt bên AB theo phương vuông góc, thì có những tia nào ló ra khỏi mặt AC? (Biết chiết suất của thuỷ tinh đối với ánh sáng màu vàng là )
Bài tập về nhà: Các bài tập 1- 2/ 189 SGK


IV .Rút kinh nghiệm:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
- Nguồn : Tổng hợp
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Giáo Án Mới,
Trả lời
0
Lượt xem
676

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top