Giáo án Việt Nam quê hương ta (Chân trời sáng tạo - Ngữ văn 6)

Trần Ngọc

S.Moderator
Đọc hiểu văn bản “Việt Nam quê hương ta”. Văn bản này nằm trong chương trình sách giáo khoa bộ Chân trời sáng tạo – Ngữ văn 6 bài 3 vẻ đẹp quê hương. Mời quý thầy cô cùng tham khảo giáo án “Việt Nam quê hương ta” với thời gian thực hiện là 2 tiết. Phần giáo án được soạn theo CV5512 – mới nhất, chi tiết và đầy đủ nhất.

Giáo án Việt Nam quê hương tôi  (Chân trời sáng tạo - Ngữ văn 6) -  giaoanchuan.png




I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực:

- Nhận biết được các đặc điểm của thể thơ lục bát: số tiếng, số dòng, thanh điệu, vần, nhịp của thơ lục bát.
- Phân tích được những nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.
- Rút ra bài học về tình yêu quê hương, đất nước, con người.

2. Về phẩm chất
- Tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc, ý chí bảo vệ Tổ quốc .

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Máy tính.
- Tranh ảnh về nhà thơ Nguyễn Đình Thi và bài thơ “Việt Nam quê hương ta”.
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
+ Phiếu số 1:

Tiếng

Dòng
1
2
3
4
5
6
7
8
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4

+ Phiếu số 2

Xác định
Tác dụng
Những hình ảnh tiêu biểu
Màu sắc
Biện pháp tu từ
+ Phiếu học tập số 3

Vẻ đẹp của con người Việt Nam
Từ ngữ, hình ảnh thể hiện
Biện pháp nghệ thuật
Vẻ đẹp thứ nhất
Vẻ đẹp thứ hai
Vẻ đẹp thứ ba
Vẻ đẹp thứ tư
+ Phiếu học tập số 4





Làm việc nhóm
Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước.

Tình cảm của tác giả

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HĐ 1: Xác định vấn đề
Mục tiêu
: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Nếu chọn một hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ chọn hình ảnh nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân

B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV
Em sẽ chọn cảnh đẹp Hồ Gươm. Vì hình ảnh Hồ Gươm nằm giữa thủ đô Hà Nội với làn nước xanh biếc, gắn với câu chuyện kể về truyền thuyết đầy ý nghĩa lịch sử.
Hoặc: em chọn hình ảnh vịnh Hạ Long vì đây là vùng biển tuyệt đẹp, được UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới.

B4: Kết luận, nhận định (GV):
Nhận xét câu trả lời của HS.
GV cho HS quan sát video “Hãy đến với con người Việt Nam” (sáng tác: Xuân Nghĩa)
? Cho biết nội dung của bài hát? Bài hát gợi cho em cảm xúc gì?
GV dẫn vào bài mới.

HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà thơ Nguyễn Đình Thi và bài thơ “Việt Nam quê hương ta”.
b) Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi.
- Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
? Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Nguyễn Đình Thi?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV
hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin.
HS quan sát SGK.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV
yêu cầu HS trả lời.
HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.
- Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003)
- Sinh ở Luông- phơ- ra- bang (Lào).
- Quê gốc: Hà Nội
- Ông là nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, sáng tác kịch, âm nhạc.
- Chủ đề quan trọng của ông là ca ngợi quê hương.
2. Tác phẩm
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Đọc và tìm hiểu chú thích
- Biết được PTBĐ chính của bài thơ
- Nhận diện được thể thơ.
b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
a) Đọc và tìm hiểu chú thích
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.
- Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ:
1. Tám dòng thơ này giúp em hình dung gì về phong cảnh và con người Việt Nam?
2. Những dòng thơ này gợi cho em nghĩ đến đặc điểm nào của truyền thống dân tộc?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS
:
- Đọc văn bản
- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’
+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.
+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.
GV:
- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).
- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS
: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
GV:
- Nhận xét cách đọc của HS.
- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .
1. Tám dòng thơ này đã gợi cho em hình dung đến phong cảnh đất nước hữu tình có những cánh đồng lúa trải dài thẳng cánh cò bay, những dãy núi bồng bềnh trong mây.
Đất nước Việt Nam còn có những những người dân bao đời nay cần cù, chịu khó, vất vả một nắng hai sương trên đồng ruộng, Họ cũng chịu nhiều thương đau, trải qua bao cuộc chiến tranh ác liệt và những mất mát hi sinh.
2. Những câu thơ này gợi cho em nghĩ đến truyền thống anh hùng, anh dũng trong đấu tranh của nhân dân. Những người dân lành khi kẻ thù xâm lăng, họ sẵn sàng vùng lên chiến đấu để bảo vệ đất nước.
b) Tìm hiểu chung
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV hỏi, HS trả lời
Xác định và chỉ ra PTBĐ chính và thể thơ trong bài thơ?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV
hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV
:
- Yêu cầu HS trả lời.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trả lời câu hỏi
- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả của HS.
- Chốt kiến thức lên màn hình.
- Chuyển dẫn sang nhiệm vụ tiếp theo.
Trò chơi “ Em tập làm thủ môn”
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Hướng dẫn HS cách tham gia trò chơi.
- Chia lớp ra làm 6 nhóm:
- Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3,4,5,6.
- Trò chơi có 6 vòng tương ứng 6 câu hỏi nhắc lại kiến thức bài cũ. Một câu hỏi sẽ có 4 đáp án. Khi giáo viên đọc câu hỏi xong, nhạc sẽ vang lên để tính giờ (15giây). Khi nhạc kết thúc, mỗi nhóm sẽ giơ lên đáp án của nhóm mình. Nếu đội nào có đáp án đúng sẽ được nhận 1 quả bóng. Kết thúc trò chơi nhóm nào có số bóng nhiều nhất sẽ giành chiến thắng.
- Hệ thống câu hỏi:
Cặp câu thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng?
Tiếng bằng là tiếng có dấu thanh gì?
Tiếng trắc là tiếng có dấu thanh gì?
Ý kiến nào sau đây đúng với thể thơ lục bát?
Luật bằng trắc trong thơ lục bát?
Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS
:
- Đọc câu hỏi
- Hội ý cùng nhóm để đưa ra câu trả lời.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS
: Trình bày đáp án của nhóm mình.
GV:
- Nhận xét đáp án của các nhóm.
- Nhắc lại kiến thức để HS khắc ghi thêm kiến thức bài học.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .
a) Đọc và tìm hiểu chú thích
- HS đọc đúng.


































b) Tìm hiểu chung
- PTBĐ chính: Biểu cảm.
- Thể thơ: Lục bát.


II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
Cách gieo vần, ngắt nhịp ở 4 câu thơ đầu
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Tìm được những cách gieo vần và ngắt nhịp của bốn dòng thơ đầu.
- Đánh giá chung về thể thơ lục bát.
b) Nội dung:
- GV sử dụng KT mảnh ghép cho HS thảo luận.
- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.
- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia lớp ra làm 6 nhóm:
- Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3,4,5,6
- Phát phiếu học tập số 1 & giao nhiệm vụ:
Em hãy chỉ ra cách gieo vần và ngắt nhịp của bốn dòng thơ đầu bằng cách điền vào mô hình trong phiếu học tập số 1.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS
:
- Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.
- Thảo luận nhóm 3 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).
GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV
:
- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
- Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.
- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2
Cách gieo vần: ơi-trời; hơn-rờn-sơn
Cách ngắt nhịp:
+ Câu 1 và câu 3: 2/2/2
+ Câu 2 và câu 4: 4/4
Lưu ý: Để nhấn mạnh ý, đôi khi câu thơ sẽ ngắt nhịp lẻ.
Vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Tìm được chi tiết miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước Việt Nam.
- Tìm được chi tiết miêu tả vẻ đẹp con người Việt Nam.
- Rút ra bài học cho bản thân từ nội dung bài học.
b) Nội dung:
- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.
- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm.
- Phát phiếu học tập số 2 & giao nhiệm vụ:
Xác định
Tác dụng
Những hình ảnh tiêu biểu
Màu sắc
Biện pháp nghệ thuật
1. Tìm những từ ngữ thể hiện hình ảnh, màu sắc mà tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc quê hương ?
2. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì khi tái hiện hình ảnh của cảnh sắc quê hương?
3. Em có nhận xét gì về cảnh sắc quê hương?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS
:
- Làm việc cá nhân 2’ (đọc SGK, tìm chi tiết)
- Làm việc nhóm 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).
GV: Dự kiến KK: câu hỏi số 2
- Tháo gỡ KK ở câu hỏi (2) bằng cách đặt câu hỏi phụ (Tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ “biển lúa” nhằm tác dụng gì?).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:

- Yêu cầu HS trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.
- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau.
Vẻ đẹp thiên nhiên
- Hình ảnh:
+ "biển lúa"
+ "cánh cò".
+ "mây mờ".
+ "núi Trường Sơn".
+ "hoa thơm quả ngọt".
-> Gần gũi
- Màu sắc:
+ Màu xanh của lúa, núi non, nền trời.
+ Màu trắng cánh cò, mây.
+ Màu của hoa thơm quả ngọt.
-> Tưoi sáng, rực rỡ
- Biện pháp nghệ thuật:

+ Ẩn dụ: Biển lúa
+ So sánh: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, yên bình, mênh mông, khoáng đạt. Nền cảnh đặc trưng của Việt Nam.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
-
Phát phiếu học tập số 3 & đặt câu hỏi:
Vẻ đẹp con người VN
Từ ngữ, hình ảnh
BPNT
Vẻ đẹp 1
Vẻ đẹp 2
Vẻ đẹp 3
Vẻ đẹp 4
1. Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh, từ ngữ đặc sắc được dùng để khắc hoạ vẻ đẹp của con người Việt Nam trong đoạn thơ còn lại.
2. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì khi tái hiện hình ảnh của con người Việt Nam?
3. Em có nhận xét gì về con người Việt Nam?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV
hướng dẫn HS tìm chi tiết trong bài thơ.
HS:
- Đọc SGK và tìm chi tiết thể hiện vẻ đẹp của con người Việt Nam để hoàn thiện phiếu học tập.
- Suy nghĩ cá nhân.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
Yêu cầu hs trả lời và hướng dẫn (nếu cần).
HS :
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn.
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức, kết nối với mục sau.
Vẻ đẹp con người Việt Nam
- Chịu thương chịu khó:
+ “Mặt người vất vả in sâu”
+ "chịu nhiều thương đau".
+ "áo nâu nhuộm bùn." → Chăm chỉ, chân chất. → Màu sắc quen thuộc người nông dân Việt Nam.
+ "nuôi những anh hùng".
→ Chăm chỉ phục vụ chiến đấu và cuộc sống.
- Bất khuất anh hùng:
+ "Chìm trong máu lửa vùng đứng lên". → Biện pháp nói quá. → Không khuất phục trước khó khăn.
+ "Đạp quân thù xuống đất đen". → Căm thù quân giặc.
- Hiền lành, ân tình, thủy chung:​
+ Hiền lành: "hiền như xưa" → Người dân Việt Nam luôn hiền lành, chỉ khi đấu tranh mới kiên cường, bất khuất.
+ Yêu nước → Đấu tranh vì dân tộc, đuổi quân xâm lược.
+ Chung thủy: "Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung.".
- Tài năng:
+ "Trăm nghề trăm vùng".
+ "Dệt thơ trên tre".
→ Nghệ thuật: So sánh "Tay người như có phép tiên".
Con người Việt Nam nổi bật với vẻ đẹp giản dị, chịu thương, chịu khó cùng những phẩm chất tốt đẹp kiên cường, bất khuất, thủy chung và tài năng khéo léo.
Tình cảm của tác giả
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Hiểu được tình cảm của tác giả
- Bồi dưỡng tình cảm, thái độ đối với quê hương
b) Nội dung:
- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm theo KT khăn phủ bàn.
- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.
- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Phát phiếu học tập số 4




Làm việc nhóm
Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước.

Tình cảm của tác giả

- Chia nhóm cặp đôi và giao nhiệm vụ:
? Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong văn bản? Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện trực tiếp tình cảm ấy.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:

- Làm việc cá nhân 2’ (đọc SGK, tìm chi tiết)
- Làm việc nhóm 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).
- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
GV: Hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV
:
- Yêu cầu HS báo cáo, nhận xét, đánh giá.
- Hướng dẫn HS trình bày ( nếu cần).
HS:
- Đại diện lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình.
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của nhóm.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau.










+Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn,
+ Quê hương biết mấy thân yêu
Ca ngơi, tự hào về đất nước, quê hương
+Bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương
+Mặt người vất vả in sâu
Sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân.
Tình cảm yêu mến, quý trọng với đất nước, dân tộc.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia lớp thành 6 nhóm.
- Vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt đặc trưng nghệ thuật và giá trị nội dung của bài thơ.
- Thời gian: 15 phút
- Gv hướng dẫn cách vẽ và giới thiệu 1 số dạng sơ đồ tư duy để HS tham khảo.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS
:
Làm việc nhóm 15’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành sơ đồ tư duy).
GV hướng theo dõi, quan sát HS vẽ, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
HS
:
- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
GV:
- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.
- Chuyển dẫn sang đề mục sau.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên cũng như con người Việt Nam.
2. Nghệ thuật
Thể thơ lục bát kết hợp những biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nói quá.

HĐ 3. Luyện tập
a) Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức của bài học vào việc đọc mở rộng theo thể loại.
- Nhận biết được thanh điệu, vần, nhịp trong thơ lục bát.
b) Nội dung: GV yêu cầu HS sưu tầm một số bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp quê hương khác, HS trình bày cách gieo vần, nội dung bài ca dao em vừa tìm
c) Sản phẩm: một số bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp quê hương khác học sinh sưu tầm

d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
: Giáo viên yêu cầu sưu tầm, chuẩn bị ở nhà
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV
hướng dẫn HS: lần lượt trình bày sản phẩm sưu tầm của mình
HS đọc thầm theo sự hướng dẫn của GV.
B3: Báo cáo, thảo luận:
- GV yêu cầu HS đọc trước lớp.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá bài sưu tầm của bạn.
B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài sưu của HS bằng điểm số hoặc phần thưởng động viên.

4. HĐ 4: Củng cố, mở rộng
a) Mục tiêu:
Phát triển năng lực sử dụng CNTT trong học tập.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).
d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ
: (GV giao nhiệm vụ)
- GV yêu cầu HS viết đoạn văn ngắn trình bày cảm xúc của em về vẻ đẹp quê hương em.
- Nộp sản phẩm về hòm thư của GV.

B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV
hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và viết đoạn văn ngắn trình bày cảm xúc của em về vẻ đẹp quê hương em.

B3: Báo cáo, thảo luận
GV
hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.
HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho giờ sau.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau soạn giáo án “Việt Nam quê hương ta” (Chân trời sáng tạo – Ngữ văn 6). Hi vọng, bài viết này sẽ đem đến nhiều giá trị hữu ích cho các thầy cô và thường xuyên ghé thăm giaoanchuan để đọc thêm nhiều tài liệu hay các thầy cô nhé!
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Top