Midnight in Paris - HOÀI NIỆM, VÀ CHUYỆN NHỮNG KẺ THƠ NGƯỜI MƠ.
“Em có hình dung được vẻ tráng lệ ngây ngất của thành phố này trong mưa không? Tưởng tượng nơi này vào những năm 1920. Paris trong mưa, vào những năm 1920. Những tay nhà văn và nghệ sĩ!”
Tại sao mọi thành phố phải trong mưa vậy? Bị ướt thì có gì hay ho?”
_____
Có 2 loại hoài niệm. Một là hoài niệm cá nhân, khi ta nhớ nhung một thời gian đã qua trong cuộc đời mình. Loại còn lại xin được tạm gọi là hoài niệm thời đại, khi con người ta luyến nhớ một thời kỳ lịch sử mà bản thân chưa từng trải nghiệm.
Gil - nhân vật trung tâm của “Midnight in Paris” (Tạm dịch: Nửa đêm ở Paris) - mang một nỗi niềm hoài niệm thời đại tha thiết với Paris những năm 1920. Anh là một nhà biên kịch nổi tiếng Hollywood với những kịch bản ăn liền ăn khách, nhưng anh khao khát tìm kiếm sự sáng tạo nghệ thuật nghiêm túc thông qua cuốn sách sáng tác dở. Trong chuyến du lịch cùng vị hôn thê, khi đang lang thang một mình qua các con phố đêm Paris, định mệnh nhiệm màu nào đó đã giúp Gil bắt gặp một chuyến xe du hành về thời hoàng kim ấy.
Một vài người thực tế trong chúng ta có thể tặc lưỡi: ‘Ôi dào, đẹp thì đẹp thật đấy. Nhưng mơ mộng gì cái thời khoa học chưa phát triển, thuốc kháng sinh còn không có, chính trị, chiến tranh và vấn nạn xã hội thì rối ren.’ Ngay đầu phim cũng xuất hiện Paul - một nhân vật thuộc tuýp trí thức giả tạo luôn tỏ vẻ biết tuốt - giảng đạo với Gil rằng: Hoài niệm là một dạng phủ nhận hiện thực đau đớn và là “điểm lỗi trong trí tưởng tượng của những kẻ lãng mạn.” Rồi chính Gil, tại đoạn gần kết phim, sau khi chứng kiến những đại danh hào năm 1890 mơ mộng về thời Phục hưng, đã nhận ra vùi mình hoài niệm một thời xa vô tận nào đó chỉ khiến ta quên đi thực tại - nơi thiếu chút hoa lệ, thiếu chút thỏa mãn, nhưng lại là nơi ta thật sự sống cuộc đời mình.
Vậy cả một bộ phim chẳng lẽ chỉ để nhân vật trung tâm giác ngộ thông điệp đã được truyền tải ngay từ đầu phim? Hay còn điều gì “Midnight in Paris” muốn gửi gắm về nỗi hoài niệm tưởng chừng chỉ là mộng tưởng tầm phào của kẻ thơ người mơ?
Nhìn vào thực tại của Gil, chúng ta dần hiểu. Bất chấp cảnh sắc Paris trong ánh mặt trời đẹp đến nao lòng chẳng kém gì ban đêm, Gil vẫn lạc lõng. Chẳng phải vì dòng chảy hiện đại tước đi chút lãng mạn nào của Paris, mà bởi bao quanh anh là những con người thờ ơ bị cuốn theo tiền bạc, học vấn, địa vị mà quên đi chút vẩn vơ thơ mộng cần có ở đời. Vậy nên Gil mới tìm thấy cảm giác thuộc về khi du hành tới Paris những năm 1920, được bao quanh bởi ‘The lost generation’.
The lost generation (Thế hệ đã mất) là những người đến tuổi trưởng thành vào Thế chiến thứ nhất, trở về từ cuộc chiến hoàn toàn mất phương hướng và lạc lối trong dòng chảy xã hội. Đặc biệt, cụm từ này còn dùng để gọi thế hệ những nghệ sĩ lớn người Mỹ như Ernest Hemingway, F. Scott Fitzgerald, T.S Eliot,... vào thời gian này đã chuyển đến Paris - thành phố phồn hoa nơi văn hóa, nghệ thuật, triết học nở rộ. Thần kỳ sao - trong một thời kỳ xô bồ, bất định, họ đến Paris, đến với nghệ thuật để tìm sự an ủi, khai phá tâm hồn như một lẽ tự nhiên tựa hơi thở. Như cách mỗi chúng ta thả mình thưởng thức một bộ phim hay ngâm nga một bản nhạc dịu dàng sau một ngày dài mệt mỏi. Gil đến Paris trong tâm thế tìm kiếm một điều như vậy, và anh đã tìm thấy nó khi được bên Thế hệ đã mất cùng trò chuyện về nghệ thuật, về tình yêu, về cuộc sống và cái chết. Đó mới là phép nhiệm màu khiến Gil say đắm những nửa đêm ở Paris.
Nói Gil hoài niệm một thời kỳ cũ tức là nói anh hoài niệm sự xoa dịu tâm hồn mà nghệ thuật mang đến và những giá trị sâu sắc rất đỗi hiếm hoi trong thực tại. Thế nên dù nỗi hoài niệm thời đại có là trạng thái phủ nhận thực tại đau đớn, bộ phim “Midnight in Paris” đã cho cái tật của kẻ thơ người mơ này sự cảm thông cần thiết, đồng thời vẫn không làm lu mờ thông điệp của phim.
Vậy, lối thoát nào cho khỏi mộng tưởng hoài niệm này? Ta tìm vẻ đẹp ở hiện tại. Bởi lẽ đó, bộ phim kết thúc trong cảnh Gil dạo bước trong đêm mưa Paris, bên cạnh một người chẳng ngại ướt và mỉm cười nói rằng Paris càng thêm vẻ tráng lệ trong mưa
Poster của phim Nửa đêm ở Paris
“Em có hình dung được vẻ tráng lệ ngây ngất của thành phố này trong mưa không? Tưởng tượng nơi này vào những năm 1920. Paris trong mưa, vào những năm 1920. Những tay nhà văn và nghệ sĩ!”
Tại sao mọi thành phố phải trong mưa vậy? Bị ướt thì có gì hay ho?”
_____
Có 2 loại hoài niệm. Một là hoài niệm cá nhân, khi ta nhớ nhung một thời gian đã qua trong cuộc đời mình. Loại còn lại xin được tạm gọi là hoài niệm thời đại, khi con người ta luyến nhớ một thời kỳ lịch sử mà bản thân chưa từng trải nghiệm.
Gil - nhân vật trung tâm của “Midnight in Paris” (Tạm dịch: Nửa đêm ở Paris) - mang một nỗi niềm hoài niệm thời đại tha thiết với Paris những năm 1920. Anh là một nhà biên kịch nổi tiếng Hollywood với những kịch bản ăn liền ăn khách, nhưng anh khao khát tìm kiếm sự sáng tạo nghệ thuật nghiêm túc thông qua cuốn sách sáng tác dở. Trong chuyến du lịch cùng vị hôn thê, khi đang lang thang một mình qua các con phố đêm Paris, định mệnh nhiệm màu nào đó đã giúp Gil bắt gặp một chuyến xe du hành về thời hoàng kim ấy.
Một vài người thực tế trong chúng ta có thể tặc lưỡi: ‘Ôi dào, đẹp thì đẹp thật đấy. Nhưng mơ mộng gì cái thời khoa học chưa phát triển, thuốc kháng sinh còn không có, chính trị, chiến tranh và vấn nạn xã hội thì rối ren.’ Ngay đầu phim cũng xuất hiện Paul - một nhân vật thuộc tuýp trí thức giả tạo luôn tỏ vẻ biết tuốt - giảng đạo với Gil rằng: Hoài niệm là một dạng phủ nhận hiện thực đau đớn và là “điểm lỗi trong trí tưởng tượng của những kẻ lãng mạn.” Rồi chính Gil, tại đoạn gần kết phim, sau khi chứng kiến những đại danh hào năm 1890 mơ mộng về thời Phục hưng, đã nhận ra vùi mình hoài niệm một thời xa vô tận nào đó chỉ khiến ta quên đi thực tại - nơi thiếu chút hoa lệ, thiếu chút thỏa mãn, nhưng lại là nơi ta thật sự sống cuộc đời mình.
Vậy cả một bộ phim chẳng lẽ chỉ để nhân vật trung tâm giác ngộ thông điệp đã được truyền tải ngay từ đầu phim? Hay còn điều gì “Midnight in Paris” muốn gửi gắm về nỗi hoài niệm tưởng chừng chỉ là mộng tưởng tầm phào của kẻ thơ người mơ?
Nhìn vào thực tại của Gil, chúng ta dần hiểu. Bất chấp cảnh sắc Paris trong ánh mặt trời đẹp đến nao lòng chẳng kém gì ban đêm, Gil vẫn lạc lõng. Chẳng phải vì dòng chảy hiện đại tước đi chút lãng mạn nào của Paris, mà bởi bao quanh anh là những con người thờ ơ bị cuốn theo tiền bạc, học vấn, địa vị mà quên đi chút vẩn vơ thơ mộng cần có ở đời. Vậy nên Gil mới tìm thấy cảm giác thuộc về khi du hành tới Paris những năm 1920, được bao quanh bởi ‘The lost generation’.
The lost generation (Thế hệ đã mất) là những người đến tuổi trưởng thành vào Thế chiến thứ nhất, trở về từ cuộc chiến hoàn toàn mất phương hướng và lạc lối trong dòng chảy xã hội. Đặc biệt, cụm từ này còn dùng để gọi thế hệ những nghệ sĩ lớn người Mỹ như Ernest Hemingway, F. Scott Fitzgerald, T.S Eliot,... vào thời gian này đã chuyển đến Paris - thành phố phồn hoa nơi văn hóa, nghệ thuật, triết học nở rộ. Thần kỳ sao - trong một thời kỳ xô bồ, bất định, họ đến Paris, đến với nghệ thuật để tìm sự an ủi, khai phá tâm hồn như một lẽ tự nhiên tựa hơi thở. Như cách mỗi chúng ta thả mình thưởng thức một bộ phim hay ngâm nga một bản nhạc dịu dàng sau một ngày dài mệt mỏi. Gil đến Paris trong tâm thế tìm kiếm một điều như vậy, và anh đã tìm thấy nó khi được bên Thế hệ đã mất cùng trò chuyện về nghệ thuật, về tình yêu, về cuộc sống và cái chết. Đó mới là phép nhiệm màu khiến Gil say đắm những nửa đêm ở Paris.
Nói Gil hoài niệm một thời kỳ cũ tức là nói anh hoài niệm sự xoa dịu tâm hồn mà nghệ thuật mang đến và những giá trị sâu sắc rất đỗi hiếm hoi trong thực tại. Thế nên dù nỗi hoài niệm thời đại có là trạng thái phủ nhận thực tại đau đớn, bộ phim “Midnight in Paris” đã cho cái tật của kẻ thơ người mơ này sự cảm thông cần thiết, đồng thời vẫn không làm lu mờ thông điệp của phim.
Vậy, lối thoát nào cho khỏi mộng tưởng hoài niệm này? Ta tìm vẻ đẹp ở hiện tại. Bởi lẽ đó, bộ phim kết thúc trong cảnh Gil dạo bước trong đêm mưa Paris, bên cạnh một người chẳng ngại ướt và mỉm cười nói rằng Paris càng thêm vẻ tráng lệ trong mưa
Poster của phim Nửa đêm ở Paris