Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 9- Tiết 33, Văn bản:

HAI CÂY PHONG

- trích- (Ai-ma-tốp)

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:
Giúp HS nắm được:

- HS nắm được thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm

- HS hiểu rõ hai cây phong trong văn bản này được miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ, với tâm hồn đầy xúc động của người kể.

2. Kĩ năng:

- Rèn đọc diễn cảm, phân tích nghệ thuật miêu tả xen kể trong văn bản tự sự.

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương và lòng biết ơn thầy, cô giáo

4. Năng lực: Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, thẩm mĩ văn học….

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: - Tìm hiểu kỹ văn bản, đọc truyện ngắn Người thầy đầu tiên, soạn bài theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài

2. Học sinh

- Soạn bài theo định hướng của GV và SGK

- Chuẩn bị đầy đủ SGK và vở ghi vở soạn, đọc và tóm tắt tác phẩm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. ổn định tổ chức
: 1’

Lớp
Sĩ số
Ngày giảng
Điều chỉnh
8A1
25/10/2018
27/10/208
8A2
23//10/2018
24/10/2018
8A3
23/10/2018
23/10/2018


2/ Kiểm tra kiến thức cũ : 5’

? Qua văn bản “ Chiếc lá cuối cùng”, tác giả Ohen-ri muốn thể hiện điều gì? Nghệ thuật nổi bật của truyện?

? Tại sao chiếc lá cuối cùng lại được xem là một kiệt tác?

ĐÁP ÁN

*
- Tình thương yêu cao cả giữa người với người.

- Nghệ thuật đặc sắc:Đảo ngược tình huống, kết thúc độc đáo, bất ngờ, xây dựng tình huống khéo léo, chặt chẽ, hấp dẫn

* Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác vì:

+ sinh động, giống như thật (tài năng).

+ Tạo ra sức mạnh, khơi dây sức sống trong tâm hồn của Giôn-xi.

+ Được vẽ bằng cả tình thương bao la và đức hi sinh cao thượng của cụ Bơ-men

3. Bài mới :

* Hoạt động 1: Khởi động: Thời gian: 2 phút

? trong chương trình đã học, chúng ta được tìm hiểu những văn bản nào cũng nói về nhà trường, - Buổi học cuối cùng…

Giới thiệu bài .

Đất nước Cư-rơ-gư-xtan xa xôi và tươi đẹp, có núi đồi và thảo nguyên, những dãy núi trập trùng và áng mây lơ lửng bên trên “chẳng khác nào một đoàn chiến hạm đang bơi về một nơi nào đó” và cũng chính nơi đây là nguồn cảm hứng cho nhà văn Ai-ma-tốp thể hiện tài năng của mình qua tác phẩm “ Người thầy đầu tiên”…

HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Thời gian: 34’.
GV:Dựa vào chú thích *
? Hãy nêu vài nét ngắn gọn về tác giả ?
- Gv bổ sung, chốt các ý chính.
- Là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan ,một nước cộng hoà vùng Trung Á,thuộc Liên Xô trước đây. Ông xuất thân trong một gia viên chức, từng tốt nghiệp ĐH nông nghiệp,là cán bộ kĩ thuật chăn nuôi sau hđộng về vhoá báo chí, viết văn .
Ai-ma-tốp là một nhà văn xông xáo, Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của Ai-ma-tốp là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đậm chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Kư-rơ-gư-xtan; tình yêu; tình bạn; tinh thần dũng cảm vượt qua thử thách, hi sinh thời chiến tranh; thái độ đấu tranh tích cực của tầng lớp thanh niên, trước hết là nữ thanh niên để thoát khỏi sự ràng buộc của những tập tục lạc hậu.
Văn phong của ông hàm súc, cô đọng, nghiêm khắc nhưng rất giàu chất thơ.
Ông được dư luận đánh giá cao ngay từ tác phẩm đầu tay Gia mi lia (1958). Tác phẩm của Ai- ma-tốp được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. và được nhận giải thưởng Lê-nin
? VB: “Hai cây phong”được trích từ tác phẩm nào? Nằm ở vị trí nào trong TP?
GV: Tác phẩm trích trong tập “Núi đồi và thảo nguyên”, được giải thưởng Lê-nin.
- '' Người thầy đầu tiên ''(1962) là tp hay cảm động về thầy giáo Đuy-xen và cô học trò mồ côi An-tư-nai. ND truyện đặt vào bối cảnh vùng quê hẻo lánh của Cư-rơ-gư-xtan. Thời đó, trình độ phát triển ở đây còn thấp, tư tưởng phong kiến, gia trưởng còn nặng nề, phụ nữ bị coi thường, trẻ mồ côi bị rẻ rúng. Cô bé An-tư-nai mồ côi sống cùng chú thím ở làng Ku-ku-rêu, không được học hành, phải chịu sự giám sát, sai khiến hà khắc của bà thím. Đuy-sen được Đoàn thanh niên cử về làng mở trường học, đã kịp thời đưa An-tư-nai đến với mái trường. Khi An-tư-nai học ở trường làng, có hôm thầy Đuy-sen mang về 2 cây phong non và bảo em “hai cây phong này thày mang về cho em đây. Chúng ta sẽ cùng trồng. Và trong khi chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống, e sẽ trưởng thành, em sẽ là một người tốt…”. Sau này An trở thành một nữ viện sĩ nổi tiếng. Người thầy đầu tiên mãi à bản trường ca bất hủ về những người thầy tận tụy với sự nghiệp tròng người.
- đoạn trích từ những trang đầu của truyện nhằm gthiệu về ngôi làng Ku-ku-rêu nơi An-tư-nai ra đời và nơi thầy Đuy-xen từng dạy học cho các em nhỏ ở làng,2 cây phong do chính thầy Đuy-xen và An-tư-nai vun trồng gửi gắm bao nhiêu ước mơ hy vọng tốt đẹp
- GV hướng dẫn đọc: giọng chậm rãi, hơi buồn, gợi nhớ nhung và suy nghĩ của người kể chuyện.
? H/ảnh trung tâm trong văn bản? H/ảnh đó gắn với địa danh nào?
- Hai cây phong gắn với núi đồi thảo nguyên làng Ku-ku-rêu
? E biết gì về cây phong? (chú thích- Đưa ảnh) ? Thảo nguyên là gì?
? Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Với đại từ nhân xưng của người kể chuyện là gì?
Căn cứ vào đại từ nhân xưng, hãy xác định hai mạch kể đan xen trong đoạn trích?(? Khi nào xưng tôi? khi nào xưng chúng tôi?)

+ Tôi: Kể lại cảm xúc riêng của mình về Hai cây phong. “Tôi” vốn là một họa sĩ từng sinh ra và lớn lên ở làng Ku xinh đẹp, nơi có hai cây phong to lớn, sừng sững trong mưa nắng với thời gian.
+ Chúng tôi: là nhân danh cả bọn con trai ngày trước kể lại những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ gắn bó với 2 cây phong và mái trường quê hương.
=> 2 mạch kể, hai mạch cảm xúc vừa riêng vừa chung đan xen làm cho ĐT giàu chất chữ tình: Tình yêu thiên nhiên, làng quê là tình yêu sâu sắc, rộng lớn của cả một thế hệ.
? Căn cứ vào dòng cảm xúc của nhân vật tôi, theo em có thể chia văn bản thành mấy đoạn? Nội dung cụ thể của từng đoạn?
- Bố cục:
4 đoạn.
- Từ đầu ® phía Tây: Giới thiệu về làng Ku-ku-rêu.
- Tiếp ® chiếc gương thần xanh: Hình ảnh hai cây phong và cảm xúc, tâm trạng của nhân vật tôi mỗi khi về thăm làng.
- Tiếp ® biêng biếc kia: những kỉ niệm gắn bó với hai cây phong của tôi và bạn bè tuổi thơ.
- Còn lại: Tôi nhớ về người trồng hai cây phong.
? Có những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong VB?PTBĐ nào là nổi bật nhất?
- Nổi bật là miêu tả và biểu cảm
? Tác giả đã giới thiệu những gì về làng Ku-ku-rêu?(Vị trí địa lí và cảnh đẹp )
- ngôi làng nằm giữa vùng thảo nguyên, có dòng sông, đường sắt chạy qua.. (Tranh)
? nhận xét cách miêu tả làng …của người kể?
- cụ thể về vị trí và phong cảnh
? Qua sự giới thiệu của nhà văn, em cảm nhận được những gì về ngôi làng ấy?
-
Là vùng làng quê trên thảo nguyên tươi đẹp, yên bình
GV chốt và bình ngắn: Đoạn văn giới thiệu về làng Ku-ku-rêu-quê hương của người họa sỹ, sau những năm tháng đi xa trở về thăm làng, những tiếng ”Làng Ku-ku-rêu chúng tôi”, “phía dưới làng tôi”… “phía trên làng tôi”... cất lên thật gợi cảm, đầm ấm, mến thương biết bao! Làng ở ven chân núi, trên một cao nguyên. Cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, bao la, thơ mộng. Có thung lũng, có cánh thảo nguyên mênh mông, có rựng núi Đen và con đường sắt băng qua đồng. Cảnh sắc quê hương được cảm nhận bằng những hình ảnh, đường nét, đậm nhạt, cao thấp, gần xa làm hiện lên một không gian nghệ thuật rất đẹp với biết bao yêu mến, tự hào với quê hương.
? Hình ảnh hai cây phong được giới thiệu qua những chi tiết nào?
- Giữa một ngọn đồi, hệt như ngọn hải đăng đặt trên đỉnh núi
? Ngọn Hải đăng là gì? (Tín hiệu xác địng phương hướng của người đi biển.)
? Hình ảnh hai cây phong được miêu tả như những ngọn hải đăng đặt trên núi. Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì?
? Cách so sánh ấy gợi liên tưởng ntn về HCP?

-Hai cây phong như tín hiệu soi đường cho những người con xa quê trở về. Khẳng định vai trò không thể thiếu của chúng đối với những người đi xa về làng. Khẳng định niềm tự hào của dân làng Ku-ku-rêu về HCP-> nó là biểu tượng đặc trưng của làng Ku ku rêu. =>
GV: Nếu như biểu tượng của làng quê VN chúng ta là cây đa bến nước con đò hay người dân Liên Xô là những hàng bạch dương sương trắng nắng tràn thì với người dân làng Ku ku rêu lại là 2 cây phong thân thuộc.
? Vì thế mỗi lần về quê, tôi lại tự nhắc mình về bổn phận đầu tiên, đó là gì?
- Đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy.
GV: Luôn tâm niệm bổn phận đó nên mỗi lần trở về tôi đều mang theo những tâm trạng khi nghĩ về hai cây phong.
? Những tâm trạng đó được thể hiện qua những chi tiết nào?

- dù ở rất xa khó trông thấy nhưng bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ.
-Buồn, ngóng trông mong mỏi trở về để nghe tiếng là reo đến khi say sưa ngây ngất. Và mong ngóng được mau nhìn thấy HCP cũng là nỗi mong ngóng trở về với làng quê, với đất mẹ.
? Nhân vật tôi đã bộc lộ tình cảm gì đối với hai cây phong qua những chi tiết ấy?
- thể hiện tình yêu, sự gắn bó đối với hai cây phong mà còn chính là tình yêu sâu nặng đối với quê hương.
Bình: Chỉ đôi ba nét phác tả nhưng hai cây phong được hiện ra bằng những nét phác thảo của người hoạ sĩ.
Hai cây phong không phải là món quà của tự nhiên nhưng đã từ rất lâu, những đứa trẻ đã biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Và cũng rất tự nhiên, hình ảnh hai cây phong đã trở thành của riêng làng Ku-ku-rêu. Người kể đã dành tình cảm đặc biệt cho hai cây phong, cho nên dù đi xa đâu về thì việc đầu tiên vẫn là cái nhìn hướng về hai cây phong và hai cây phong đã trở thành một phần tâm hồn của người kể, chi phối cả niềm vui, nỗi buồn của anh.
Điều ấy, không chỉ thể hiện tình yêu, sự gắn bó đối với hai cây phong mà còn chính là tình yêu sâu nặng đối với quê hương.
? Xác định những phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn văn?
- tự sự, miêu tả và biểu cảm
GV: ở đoạn văn này, vẻ đẹp tâm hồn và sức sống của hai cây phong được nhà văn miêu tả sống động, giàu âm thanh, đậm cảm xúc. Em hãy tìm các chi tiết để chứng tỏ điều đó?
HS
tìm chi tiết.
* Đậm cảm xúc:
+ Chúng có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng.
+ Im bặt, thở dài.
+ Như thương tiếc người nào.
* Sống động:
+ Nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành.
+ Như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát.
+ Như một đốm lửa vô hình.
+ Nghiêng ngả tấm thân dẻo dai.
+ Như một ngọn lửa đang bốc cháy rừng rực.
* Giàu âm thanh:
+ Chan chứa những lời ca êm dịu.
+ Rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau.
+ Tiếng thì thầm thiết tha.
+ Reo vù vù.
? Em có n.xét gì về cách dùng từ của tác giả? (từ láy)
?Ngoài từ láy còn sử dụng những biện pháp NT nào

- So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, liệt kê
? Nhà văn đã miêu tả vẻ đẹp tâm hồn và sức sống của HCP bằng những giác quan nào?
- Thị giác, thính giác, cảm giác tinh tế, trí tưởng tượng mãnh liệt->Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống của hai cây phong được miêu tả sống động, giàu âm thanh, đậm cảm xúc.
? Qua đó em cảm nhận gì về tâm hồn và sức sồng của Hai cây phong?
(xem tranh)
Bình chốt:: Quả thực hai cây phong đã để lại ấn tượng vô cùng sau sắc với Tôi vì thế mà người khách tha hương ấy khi nhớ về hai cây phong là nhớ về tiếng nói, tâm hồn chán chứa lời ca êm dịu của nó. Ai-ma- tốp đã sáng tạo hàng loạt những biện phấp nghệ thuật để nói về hai cây phong quê nhà, có lúc lay động, lúc thầm thì có khi im bặt...và mỗi khi cơn mưa kéo đến bị xô gãy cành, tỉa trụi lá thì nó vẫn dẻo dai và reo vù vù như ngọn hải đăng cháy rừng rực.
Bằng tình yêu quê hương, yêu vùng đất thảo nguyên của mình mà người kể đã tạo nên bức tranh thật sinh động, đẹp đẽ. Một bức tranh ngân nga cả những giai điệu “ tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”. Đoạn văn tả hai cây phong đẹp như một bài thơ về một loài cây. Người kể đã cảm nhận được cả sự sống của vật vô tri, vô giác, phải chăng tác giả có một trí tưởng tượng phong phú, mãnh liệt. Sự mãnh liệt ấy đã vẽ lại linh hồn nồng thắm của làng quê
.
GD: Tình yêu quê hương, đất nước.
Hết tiết 1, chuyển tiết 2

Trình bày

Lắng nghe


















Trình bày

Lắng nghe



























Lắng nghe

Xác định



Giải thích

Xác định

Xác định


Lắng nghe










Xác định

Xác định



Phát hiện


Phát hiện

Nêu cảm nhận

Lắng nghe

Phát hiện



Giải thích

Xác định


Nhận xét

Lắng nghe
Phát hiện

Phát hiện

Đánh giá
Lắng nghe

Xác định


Lắng nghe

tìm chi tiết
Nhận xét
Phát hiện

Phát hiện
Đánh giá
Lắng nghe
I-Tìm hiểu chung
1.Tác giả

- Ai-ma-tốp -1928 là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan.thuộc Liên Xô cũ














2.Tác phẩm


- Nằm ở phần đầu của truyện : '' Người thầy đầu tiên '' .






























- Ngôi kể thứ nhất số ít và số nhiều.















- Bố cục: 4 đoạn.









- Phương thức biểu đạt: Tự sự xen miêu tả, kể chuyện và biểu cảm
II. Đọc hiểu văn bản:
1/Hình ảnh hai cây phong
a, Hai cây phong qua cảm nhận của “tôi”
























- Hai cây phong là biểu tượng đặc trưng của làng Ku ku rêu.





- Hai cây phong có tâm hồn, có sức sống mãnh liệt tượng trưng cho phẩm chất tốt đẹp con người trên thảo nguyên Ku- ku-rêu
Hoạt động của giáo viên HD HSNội dung bài học

Sau này tôi đã trưởng thành và trở thành 1 hoạ sĩ anh đã hiểu bí mật của Hai cây phong nhưng điều đó ko làm anh vỡ mộng xưa. Ngược lại HCP còn gợi anh nhớ về điều gì?
? Đoạn văn kể về ai và kể về sự việc gì?
- Kỷ niệm của chúng tôi (tôi và các bạn) chơi đùa trèo lên hai cây phong để phá tổ chim, và khám phá không gian bao la của thảo nguyên...
? Mỗi khi chúng tôi gồm bọn trai hò hét chạy lên đồi, Hay cây phong đã chào đón ntn?
- nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền
? Trong câu văn:"cứ mỗi lần ...dịu hiền tác giả sử dụng nghệ thuật gì? ý nghĩa của NT đó?
- Nhân hoá: Hai cây phong như cũng muốn reo hò , vui đùa cùng bọn trẻ, như người mẹ dịu hiền dang cánh tay chào đón con thơ
? Ngoài phá tổ chim, chúng tôi trèo lên cây còn nhằm mục đích gì?
- thể hiện lòng can đảm, khéo léo
- Khám phá không gian bao la của thảo nguyên...
? Từ trên những cành cao ngất, cao đến ngang tầm chim bay” ấy điều gì đã mở ra trước mắt lũ trẻ?
(Khoảng không gian bát ngát, một thế giới vừa quen vừa lạ của làng quê mở ra
- Không gian bao la và ánh sáng choáng ngợp
- Chuồng ngựa của nông trang giờ bỗng nhỏ lại.
- Thảo nguyên hoang vu, mất hút trong sương mờ, dòng sông lấp lánh như sợi chỉ bạc chạy tới chân trời.
?Từ trên cành cây cao ngất ấy, các cậu bé “chúng tôi” đã sống trong những cảm giác ntn?
(Ngất ngây hạnh phúc
- Chúng tôi nép mình ngồi trên cành cây suy nghĩ, lắng nghe...
? Trên đỉnh cao ấy, trong giây phút ấy tầm nhìn của tuổi thơ được mở rộng ntn?
- Chiều suy nghĩ được khơi sâu, cả tâm hồn và trí tuệ như đang cùng cất cánh để cảm nhận biết bao vẻ đẹp rộng dài, bao suy nghĩ và mộng mơ, khát vọng biết bao điều thiêng liêng kỳ thú mà trước đây chưa từng biết đến, chưa từng nghe nói.
?Qua hai ĐV, em thấy Hai cây phong có ý nghĩa ntn đối với bọn trẻ?->
? Qua dòng cảm xúc của tôi em nhận thấy tôi là một người ntn?
Bình chốt
: Chất hoạ sĩ của người kể càng thể hiện rõ ở đoạn này giúp ta hình dung bức tranh thiên nhiên như hiện ra trước mắt với nhựng vẻ đẹp kì diệu làm tăng thêm chất “ bí ẩn đầy sức quyến rũ” của những miền đất lạ.
Chuyển ý sang mục 3
? Trong mạch kể này, nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người đọc?

GV: Kể cho học sinh nghe chi tiết: Thầy Đuy-sen mang hai cây phong trồng.
? Trong cảm nhận của nhân vật tôi hai cây phong còn gợi nhớ 1 con người. Đó là ai? (theo dõi đoạn văn cuối) - Thầy Đuy-sen
? Em có thể giới thiệu đôi nét về thầy.
Thầy được cử về trường dạy học
Giúp An tư nai đến trường, trồng cây cùng em, cứu em thoát cảnh làm vợ bé.
+ Thầy cũng đến từng gia đình, dắt từng đứa trẻ đến lớp, thầy xếp từng viên gạch, kê từng hòn đá để xây tường, Trồng hai cây phong cùng An tư nai, gửi em đến Matxơcơva học => An tư nai trở thành nữ viện sĩ
? Thầy có vai trò ntn với làng Kuku rêu?
- Đặt nền móng cho sự nghiệp giáo dục nơi đây.
? Còn đối với bọn trẻ và An tư nai?
- trực tiếp giúp đỡ, vun đắp những ước mơ cho các em
? Vậy hai cây phong còn gợi tôi nhớ về điều gì?
GV: Đó là câu chuyện nghĩa tình đầy cảm động về người thầy đầu tiên, Hai cây phong là nhân chứng của câu chuyễnúc động về tình cảm thầy trò là nhân chứng của câu chuyện hết sức cảm động (xảy ra gần bốn mươi năm trước) về Đuy-sen, người thầy đầu tiên của cô bé An-tư-nai.
. Đuy- sen trồng hai cây phong để gửi gắm ước mơ, hi vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thông minh, ham học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên, trưởng thành, sẽ thành người có ích-> là bài ca vĩ đại về người thầy trồng cây và trồng người.
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích này ?
- Đan xen , lồng ghép hai ngôi kể .
- Ngòi bút miêu tả đậm chất hội họa kết hợp so sánh , ẩn dụ
- Kết hợp tự sự , miêu tả và biểu cảm .

? Qua đó em cảm nhận được điều gì ở nhân vật tôi?
- Yêu làng, yêu hai cây phong, yêu thầy Đuy sen
Tình yêu làng, yêu cây phong, yêu quý biết ơn những người đi trước mở đường , vun trồng cây côi, gieo những ước mơ cho con ngời. Đó là tình cảm đáng trân trọng “ăn quả nhớ ngời trồng cây” và cây càng cao con ngời càng lớn lên trưởng thành đừng quên cội rễ.
? Tình cảm ấy được khái quát thành tình cảm lớn lao gì?
- Tình yêu quê hương đất nước + liên hệ Lòng yêu nước- E Ren Bua...?



Phát hiện



Phát hiện




Phân tích




Phát hiện



Phát hiện







Phát hiện




Phát hiện






Đánh giá

Nhận xét

Lắng nghe





Trình bày




Phát hiện


Trình bày

Đánh giá

Phát hiện
Lắng nghe
Trình bày

Khái quát







Khái quát
,Tìm hiểu chung
II, Đọc hiểu văn bản
1, Hai cây phong với làng Ku-ku-rêu
2. Hai cây phong với những kỉ niệm tuổi thơ

































- Là nơi hội tụ của niềm vui tuổi thơ, nơi mở rộng chân trời hiểu biết.





3. Hai cây phong với thầy Đuy-sen





- Hai cây phong là nhân chứng của một câu chuyện hết sức cảm động về người thầy đầu tiên Đuy-sen, người đã vun trồng ức mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình.

III. Tổng kết
1. NT

- Mạch kể lồng ghép, sinh động.
- Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Đan xen thời gian thực tại và quá khứ.
2. nội dung
- Thể hiện tình yêu quê hương tha thiết.
- Thể hiện tình cảm xúc động về người thầy, người đã vun trồng ước mơ.

* Ghi nhớ (SGK)
* Hoạt động 3: luyện tập:
- Thời gian: 4p
? Điều gì đã làm “chúng tôi sửng sốt...nín thờ ngồi lặng đi...quên mất cả chim lẫn tổ chim” khi ngồi trên cành phong?
- Hs trình bày – nhận xét, bổ sung
- Thế giới đẹp vô ngần mở ra trước mắt.
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Thời gian: 4p
? Cảm nhận của em về tình thầy trò được thể hiện qua VB?
-
hs trình bày – GV nhận xét, bổ sung
* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
- Thời gian: 2p
Trong văn học, tình yêu q.hương đất nước có thể được biểu hiện bằng cây cối, dòng sông, con đường, ánh trăng. Hãy tìm một số văn bản có cách thể hiện như thế?
- HS suy nghĩ, trả lời, GV: nhận xét, bổ sung
- Nhớ con sông quê hương. Tiếng gà trưa, Bếp lửa, Bên kia sông Đuống..., Cây tre Việt Nam…
IV. RKN: ………………………………………………………………………………..
 

Đính kèm

  • HAI CÂY PHONG.docx
    32.5 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top