Hành động nói, ngữ văn 8

Văn Học

Cộng tác viên
Điểm
1,506
Tuần 25, Tiết 95:

HÀNH ĐỘNG NÓI


A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: - HS nắm được KN hành động nói

- Các kiểu hành động nói thường gặp.

2. Kĩ năng: - Xác định được hành động nói trong các VB đã học và trong giao tiếp.

- Tạo lập được hành động nói fù hợp MĐ giao tiếp.

3. Thái độ: Ý thức sử dụng hành động nói phù hợp với tình huống giao tiếp.

4. Năng lực: Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp.

B. CHUẨN BỊ.

1. GV:
Giáo án theo chuẩn kiến thức kĩ năng

2. HS: Trả lời các câu hỏi SGK.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Ổn định tổ chức
.1’

Lớp​
Sĩ số​
Ngày giảng​
Điều chỉnh​
8A1​
8A2​
8A3​


2. Kiểm tra kiến thức cũ: 2’ ? Thế nào là câu phủ đinh? Lấy ví dụ?

3.Bài mới:

*. Hoạt động 1: Khởi động: Thời gian: 1 p

? Thực hiện một cuộc hội thoại ngắn có sử dụng các kiểu câu đã học?

GV: Giao tiếp là hoạt động quan trọng của con người. Thực hiện được mục đích giao tiếp là chúng ta đã thực hiện được hành động nói. Vậy hành động nói là gì? Chúng ta thường sử dụng những kiểu hành động nói nào? Ta cùng vào bài học.

*. Hoạt động 2: hình thành kiến thức. Thời gian: : 28 phút

Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung
- Đọc ví dụ
? Đoạn văn trích từ VB nào? Nêu nội dung?
? Hãy chỉ ra câu nói của Lí Thông với Thạch Sanh?

- Lí Thông bỗng nảy kế khác. Hắn nói ở nhà lo liệu.
? Vậy Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì
- Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm đẩy Thạch Sanh đi để mình hưởng lợi.
? Lí Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói lên điều đó?
- Lí Thông đã đạt được mục đích của mình vì vừa nghe Lí Thông nói, Thạch Sanh vội vàng từ giã mẹ con Lí Thông ra đi.
? Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện nào?
- Bằng lời nói: hành động nói
? Nếu hiểu hành động làviệc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất địnhthì việc làm đó của Lí Thông có phải là một hành động không ? Vì sao?
-Việc làm của Lí Thông là một h.động vì nó là một việc làm có mục đích.
? Vậy hành động nói là gì ?
BT ứng dụng:

- A: Anh ơi, đường ra bến xe đi lối nào?
- B1: không đáp lời
- B2: xin lỗi tôi không biết
- B3: ở ngã 3 phía trước rẽ phải 200m
?A thực hiện hành động nói nhằm m.đích gì?có đạt được m.đích không?
- hỏi đường ra bến xe
- đạt được mđích ở TH3, ko đạt mđích ở TH1,2
? Qua bài tập này em có n/xét gì về mđích của hành động nói?
- khi thực hiện hành động nói có thể đạt được m.đích hay cúng có thể không đạt được m.đích
? Chỉ ra các hành động nói trong các đoạn trích sau? Cho biết mục đích của mỗi hành động ?
a, Lời cái Tí:
- Vậy thì bữa sau con ở đâu ? => (hỏi).
- U nhất định bán con đấy ư ? => (hỏi).
- U không cho ... nữa ư ? => (hỏi).
- Khốn nạn thân con thế này ? => (cảm thán bộc lộ cảm xúc).
- Trời ơi ! => (Cảm thán, bộc lộ cảm xúc).
b, Lời chị Dậu:
Con sẽ ăn ở ... thôn Đoài => (báo tin).
?Trong mỗi hành động nói thuộc kiểu câu nào đã học?
- câu nghi vấn, câu cảm thán, câu trần thuật
?Những câu trong hành động nói ở VD Phần I nhằm mục đích gì?
- “ Con trăn .....đã lâu” => Thông báo
- “ Nay E giết ...chét” => đe doạ
- “Thôi, bây giờ ....lo liệu” => Hứa hẹn
? Qua phân tích ví dụ, Hãy liệt kê các kiểu hành động nói mà em đã biết ?
- Trình bày, đe dọa, hứa hẹn.
- Hỏi, báo tin, bộc lộ cảm xúc.
GV: lưu ý 1 số hành động nói dùng theo lối trực tiếp bằng cách
- dùng câu cầu khiến – thực hiện hành động nói điều khiển
- dùng câu nghi vấn – thực hiện hành động nói hỏi
- dùng câu cảm thán – thực hiện hành động nói bộc lộ cảm xúc
- dùng câu trần thuật– thực hiện hành động nói trình bày thông báo
+ Nếu những kiểu câu không được dùng đúng chức năng của nó vốn có thì hành động nói dùng theo lối gián tiếp
?Vậy có những hành động nói nào?
VD
: câu nghi vấn dùng để ra lệnh:
- Anh đưa giúp tôi quyển sách này cho ông giáo được không?
Đọc
HĐ chung


HĐ chung



HĐ chung




HĐ chung


HĐ chung





HĐ chung





HĐ cặp đôi (2p)


HĐ cặp đôi (2p)


HĐ cặp đôi (2p)







HĐ chung


HĐ cặp đôi (2p)

HĐ chung

Lắng nghe

HĐ chung

Lắng nghe
I. Hành động nói là gì?
1. Ví dụ / 62.


* Nhận xét:
- Mục đích: đuổi TS để cướp công





- Phương tiện: Ngôn ngữ nói







2.Ghi nhớ/sgk













II. Một số kiểu hành động nói thường gặp
1.Ví dụ/sgk

a, Lời cái Tí:
- Vậy thì bữa sau con ở đâu ? => (hỏi).
- U nhất định bán con đấy ư ? => (hỏi).
- U không cho ... nữa ư ? => (hỏi).
- Khốn nạn thân con thế này ? => (cảm thán bộc lộ cảm xúc).
- Trời ơi ! => (Cảm thán, bộc lộ cảm xúc).
b, Lời chị Dậu:
Con sẽ ăn...thôn Đoài => (báo tin).







2. Ghi nhớ/sgk
*. Hoạt động luyện tập. Thời gian:12phút

Bài tập nhanh:
A hỏi B:
- Mấy giờ rồi.
B trả lời: (1) Không biết !
Hoặc (2) Ba giờ !
? A thực hiện hành động nói gì ? Câu trả lời nào của B giúp A đạt được mục đích của hành động nói ? Giải thích?
-A thực hiện hành động hỏi.
Câu trả lời (2).
Câu (1) B không cộng tác với hội thoại A,
Câu (2) B có cộng tác với hội thoại A.
Bài 1:
-Trần Quốc Tuấn viết bài “Hịch tướng sĩ” nhằm mục đích khích lệ tướng sĩ học tập “Binh thư yếu lược” do ông biên soạn, đồng thời khích lệ lòng tự tôn dân tộc.
Câu văn thể hiện: “Nếu các người biết chuyên… tức là kẻ nghịch thù”.
Bài 2
a, Bác trai đã khá…? (hỏi).
- Cảm ơn cụ nhà cháu... (cảm ơn).
- Nhưng xem ý hãy còn…. (trình bày).
- Này, bảo bác ấy… (cầu khiến).
- Chứ cứ nằm đấy…(cảm thán, bộc lộ cảm xúc).
- Vâng, cháu cũng…(tiếp nhận).
- Những để cháo nguội… (trình bày).
- Nhịn suông từ sáng …. (cảm thán).
- Thế thì giục anh ấy…. (cầu khiến).
b, - Đây là Trời có ý … (nhận định).
- Chúng tôi nguyện…. (hứa hẹn).
c, - Cậu Vàng đi đời, rồi…. (báo tin).
- Cụ bán rồi ? (hỏi).
- Bán rồi ! (xác nhận).
- Họ vừa bắt xong (báo tin).
- Thế nó cho bắt à ? (hỏi).
- Khốn nạn !....Ông giáo thán).
- Nó thấy tôi gọi thì…(tả).
- Tôi cho nó ăn cơm. (kể).
- Nó đang ăn thì….(kể).





HĐ chung







HĐ chung





Thảo luận cập đôi (2p), trình bày
III.Luyện tập











Bài tập 1







Bài 2/
63.
* . Hoạt động 4: Vận dụng- Thời gian: 3p’.

? Viết 1 đoạn văn hội thoại ngắn trong đó có sử dụng ít nhất hai trong các hành động nói ở trên
- HS viết đoạn văn, trình bày
- GV nhận xét, sửa.
*. Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng. Thời gian:1p

- GV: Tìm trong các văn bản đã học những đoạn có sử dụng một số hành động nói ở trên (Thực hiện ở nhà)
- Gv khái quát: Qua bài học hôm nay, các em thấy: hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
Có rất nhiều kiểu hành động nói khác nhau, nhưng thường gặp nhất vẫn là:
+ Hành động hỏi
+ Hành động trình bày( báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán...)
+ Hành động điều khiển: (yêu cầu, đề nghị, động viên, khuyên bảo, thách thức...)
+ Hành động hứa hẹn
+ Hành động bộc lộ tình cảm, cảm xúc
Sau khi học xong tiết học này, các em hãy tích cực sử dụng hành động nói trong giao tiếp. Nếu các em biết áp dụng đúng lúc, đúng chỗ thì sẽ có tác dụng và hiệu quả rất rõ rệt. Vậy cách sử dụng cụ thể như thế nào? Các em sẽ còn được tìm hiểu kĩ thêm ở tiết học sau.
- Học thuộc ghi nhớ - Làm tiếp BT2 phần b.
- Xem lại lí thuyết, lập dàn ý chi tiết cho bài viết số 5 để tiết sau trả bài.
Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................................

.................................................................................................................................
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Văn Học,
Trả lời
0
Lượt xem
1,088

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top