giáo án Lớp 4 tuần 18 soạn theo ĐHPTNLHS mới nhất

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Giáo án lớp 4 tuần 18 được soạn theo Định hướng phát triển năng lực học sinh (ĐHPTNLHS) đầy đủ, chi tiết và mới nhất theo đúng thông tư của BGD. Đặc biệt là giáo án lớp 4 tuần 18 được xây dựng bằng hệ thống hình ảnh minh họa giúp cho học sinh dễ hiểu và hứng thú hơn trong khi làm bài. Mục đích bài học giúp cho các em đọc trôi chảy và hiểu được nội dung ôn tappaj học kì và có những kĩ năng về dấu hiệu chia hết cho 9 trong môn Toán học cũng như môn khoa học...

6728


TUẦN 18

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.

2. Kĩ năng

- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.

* HS năng khiếu đọc lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/phút).

3. Thái độ

- HS chăm chỉ, tự giác học tập

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: + Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 11-17

+ Giấy khổ to và bút dạ.

- HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)

- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Thực hành ôn tập (30p)
* Mục tiêu: - Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Ôn luyện và học thuộc lòng (1/3 lớp)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc:


- Gọi 1 HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
- GV nhận xét, khen/ động viên trực tiếp từng HS.
Bài 2. Lập bảng tổng kết
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hãy nêu các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.


+ Yêu cầu HS làm bài trong nhóm 4. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Cá nhân- Lớp

- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.



Nhóm 4- Lớp

- HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS nêu: Bài tập đọc: Ông trạng thả diều, “ Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi, Vẽ trứng, Người tìm đường lên các vì sao, Văn hay chữ tốt, Chú Đất Nung, Trong quán ăn “Ba cá bống”, Rất nhiều mặt trăng.
- HS làm bài theo nhóm.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
Tên bàiTác giảNội dung chínhNhân vật
Ông trạng thả diềuTrinh ĐườngNguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu họcNguyễn Hiền
“Vua tàu thủy” Bạch Thái BưởiTừ điển nhân vật lịch sử Việt NamBạch Thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí đã làm nên nghiệp lớn.Bạch Thái Bưởi
Vẽ trứngXuân YếnLê- ô- nác- đô đa Vin- xi kiên trì khổ luyện đã trở thành danh hoạ vĩ đại.Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi
Người tìm đường lên các vì saoLê Quang Long
Phạm Ngọc Toàn
Xi- ôn- cốp- xki kiên trì theo đuổi ước mơ, đã tìm được được đường lên các vì sao.Xi- ôn- cốp- xki
Văn hay chữ tốtTruyện đọc 1 (1995)Cao Bá Quát kiên trì luyện viết chữ, đã nổi danh là người văn hay chữ tốt.Cao Bá Quát
Chú Đất Nung
(phần 1- 2)
Nguyễn KiênChú bé Đất dám nung mình trong lửa đã trở thành người mạnh mẽ, hữu ích. Còn hai người bột yếu ớt gặp nước suýt bị tan ra.Chú Đất Nung
Trong quán ăn “Ba cá bống”A- lếch- xây Tôn- xtôiBu- ra- ti- nô thông minh, mưu trí đã moi được bí mật về chiếc chìa khóa vàng từ hai kẻ độc ác.Bu- ra- ti- nô
Rất nhiều mặt trăng
(phần 1- 2)
Phơ- bơTrẻ em nhìn thế giới, giải thích về thế giới rất khác người lớn.Công chúa nhỏ
3. HĐ ứng dụng (1p)

- Ghi nhớ KT đã ôn tập

4. HĐ sáng tạo (1p)

- Đọc diễn cảm các bài tập đọc

Trên đây là Giáo án lớp 4 tuần 18 soạn theo ĐHPTNLHS mới nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
 

Đính kèm

  • Tuần 18_Giáo án lớp 4 soạn theo ĐHPTNLHS_Năm học 2018 - 2019.doc
    552.5 KB · Lượt xem: 3

Giao Vien

Moderator
Xu
0
TOÁN

Tiết 86: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9


I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Nắm được dấu hiệu chia hết cho 9

2. Kĩ năng

- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để giải các bài toán liên quan

3. Thái độ

- HS có thái độ học tập tích cực.

4. Góp phần phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: Bảng phụ

- HS: SGK, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
- HS chơi trò chơi: Hộp quà bí mật
+ Viết hai số có ba chữ số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5
+ Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu vào bài
- HS tham gia trò chơi dưới sự điều hành của nhóm trưởng
+ VD: 120; 230; 970;.....

+ Các số có tận cùng là chữ số 0
2. Hình thành kiến thức:(30p)
* Mục tiêu: Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 9
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp
* GV hướng dẫn cho HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9.
- GV cho HS nêu các VD về các số chia hết cho 9, các số không chia hết cho 9, viết thành 2 cột (SGK): Cột bên trái ghi các phép tính chia hết cho 9, cột bên phải ghi các phép tính không chia hết cho 9
- GV hướng sự chú ý của HS vào cột bên trái để tìm ra đặc điểm của các số chia hết cho 9.
- GV gợi ý để HS đi đến tính nhẩm tổng các chữ số của các số ở cột bên trái (có tổng các chữ số chia hết cho 9) và rút ra nhận xét: “Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9”.
- GV cho từng HS nêu dấu hiệu ghi chữ đậm trong bài học, rồi cho HS nhắc lại nhiều lần.
- GV cho HS tính nhẩm tổng các chữ số của các số ghi ở cột bên phải và nêu nhận xét: “Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9”.

+ Muốn biết một số có chia hết cho 9 hay không ta làm thế nào?
Cá nhân - Lớp

- HS tự viết vào vở nháp – Chia sẻ trước lớp
18: 9 = 2 20: 9 = 2 (dư 1)
72: 9 = 8 74: 9 = 8 (dư 2)
657: 9 = 73 451: 9 = 50 (dư 1)

- HS thảo luận nhóm 2, phát hiện đặc điểm. VD:
18: 9 = 2
Ta có: 1 + 8 = 9 và 9: 9 = 1
72: 9 = 8
Ta có: 7 + 2 = 9 và 9: 9 = 1
657: 9 = 73
Ta có: 6 + 5 + 7 = 18 và 18: 9 = 2

- HS nêu: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9
20: 9 = 2 (dư 2)
Ta có: 2 + 0 = 2; và 2: 9 (dư 2)
74: 9 = 8 (dư 2)
Ta có: 7 + 4 = 11 và 11 : 9 = 1 (dư 2)
451: 9 = 50 (dư 1)
Ta có: 4 + 5 + 1= 10 và 10: 9 = 1 (dư 1)
+ Ta tính tổng các chữ số của số đó
3. HĐ thực hành (18p)
* Mục tiêu: Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản.
* Cách tiến hành

Bài 1: Trong các số sau, số nào chia hết cho 9...



- GV chốt đáp án, củng cố dấu hiệu chia hết cho 9.
*Lưu ý: giúp đỡ hs M1+M2
Bài 2: Trong các số sau, số nào không chia hết cho 9....
- GV chốt đáp án.




Bài 3 + bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

- Củng cố dấu hiệu chia hết cho 9

4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
Cá nhân – Chia sẻ lớp.
Đáp án:
Số chia hết cho 9 là: 99; 108; 5643; 29; 385.
- Giải thích tại sao các số trên lại chia hết cho 9

- HS lấy VD về số chia hết cho 9

Đáp án:
Các số không chia hết cho 9 là: 96, 7853, 5554, 1097.
- Giải thích tại sao các số trên không chia hết cho 9
- Lấy thêm VD về số không chia hết cho 9
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Bài 3:
VD: Các số: 288, 873, 981, ....
Bài 4:
315 ; 135 ; 225
- Ghi nhớ dấu hiệu chia hết cho 9
- Tìm các bài toán vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong sách buổi 2 và giải
 

Giao Vien

Moderator
Xu
0
KHOA HỌC (CT HIỆN HÀNH)

KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Biết không khí cần để duy trì sự cháy.

- Nêu được ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hoả hoạn, ...

2. Kĩ năng

- Làm thí nghiệm để chứng tỏ:

+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô- xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.

+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.

3. Thái độ

- Ham thích khoa học, ưa tìm tòi, khám phá.

4. Góp phần phát triển các năng lực:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.

*KNS: - Bình luận về cách làm và kết quả quan sát

- Phân tích, phán đoán, so sánh, đối chiếu

- Quản lí thời gian trong quá trình thí nghiệm.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: Hình 70, 71 (sgk)

- HS: Các đồ dùng thí ngiệm theo nhóm.

2.Phương pháp, kĩ thuật

- PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm

- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt đông của giáo viênHoạt đông của của học sinh
1. Khởi động (4p)
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
2. Bài mới: (30p)
* Mục tiêu: HS làm thí nghiệm để chứng tỏ: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô- xi để duy trì sự cháy được lâu hơn. Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp
HĐ1: Vai trò của ô- xi đối với sự cháy:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
+ GV kiểm tra dụng cụ thí nghiệm.

+ Yêu cầu HS đọc mục Thực hành trang 70 SGK để biết cách làm
Bước 2: Yêu cầu HS làm TN theo nhóm như chỉ dẫn SGK.














Bước 3:
+ Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
* KL: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô- xi để duy trì sự cháy lâu hơn. Không khí có ô- xi nên cần không khí để duy trì sự cháy. Khí ni –tơ trong không khí nó không duy trì sự cháy nhưng giữ cho sự cháy trong không khí xảy ra không quá nhanh và quá mạnh.
HĐ2: Cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
+ GV kiểm tra dụng cụ thí nghiệm

+ Yêu cầu HS đọc mục Thực hành trang 70, 71 SGK để biết cách làm
Bước 2: Yêu cầu HS làm TN theo nhóm như chỉ dẫn SGK.









* GV có thể yêu cầu HS liên hệ:
+ Cách nhóm bếp củi.
+ Làm thế nào để tắt ngọn lửa?
Bước 3: Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
* KL: Để duy trì sự cháy cần liện tục cung cấp khồng khí. Nói cách khác, không khí cần được lưu thông.
- Nhận xét, khen/ động viên HS
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
Nhóm 4 – Lớp
- HS tiến hành TN

+ Nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm.
+ HS đọc mục thực hành SGK

+ HS làm thí nghiệm theo nhóm và quan sát sự cháy của các ngọn nến. Nhận xét và giải thích về kết quả của thí nghiệm theo mẫu:
Kích thước lọThời gian cháyGiải thích
1.Lọ nhỏThời gian cháy ít hơnLọ nhỏ thì có ít không khí ...
2.Lọ toThời gian cháy lau hơnLọ to có nhiều không khí thì sự cháy được duy trì lâu hơn..

+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc.
+ Nhận xét, bổ sung.










+ Nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm.
+ HS đọc mục thực hành SGK

+ HS làm thí nghiệm như mục 1, 2 trang 70 SGK và trả lới câu hỏi SGK.
+ Theo thí nghiệm hình 3: ngọn nến chỉ cháy được một thời gian ngắn rồi tắt do hết khí ô- xi trong không khí.
+ Thí nghiệm ở hình 4 ngọn nến không bị tắt mà sự cháy được duy trì liên tục không khí ở ngoài tràn vào, tiếp tục cung cấp khí ô- xi để duy trì sự cháy.
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc.
+ Nhận xét, bổ sung.

- HS liên hệ

- HS báo cáo
- Lắng nghe


- Ghi nhớ vai trò của không khí với sự cháy
- Giải thích tại sao khi củi, rơm ướt thì sẽ không bắt lửa?
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top