giáo án Lớp 4 tuần 20 soạn theo ĐHPTNLHS mới nhất

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Giáo án lớp 4 tuần 20 được soạn theo ĐHPTNLHS mới nhất. Đây là tài liệu được giáo án chuẩn sưu tầm, tài liệu được xây dựng chương trình dạy một cách đầy đủ, khoa học chuẩn theo BGD. Bên cạnh đó, còn xây dựng bằng hệ thống hình ảnh minh họa giúp học sinh dễ hiểu và hứng thú hơn trong học tập. Mục đích bài học giúp các em hiểu được nội dung thông qua bài đọc : " Bốn anh tài " và có những kĩ năng về phân số môn toán học cũng như môn khoa học, kĩ năng sống...

6724

TUẦN 20

TẬP ĐỌC

BỐN ANH TÀI (tiếp theo)
1. Kiến thức
- Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng nhiệt thành làm việc, yêu lao động.
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân, hợp tác, đảm nhận trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện).
+ Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
+ Sau khi trẻ sinh ra,vì sao cần có ngay người mẹ?
+ Bố giúp trẻ những gì?

- GV dẫn vào bài học
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần bế bồng, chăm sóc.
+ Giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ.
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự quyết liệt trong trận đánh nhau của 4 anh em với yêu tinh
* Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng kể khá nhanh; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả trậ đánh nhau của 4 anh em và yêu tinh: lè lưỡi dài, xanh lè, đấm một cái, túi bụi,...
- GV chốt vị trí các đoạn:




- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)


- Hướng dẫn giải nghĩa thêm một số từ khó:
+ vắng teo: rất vắng, không có người ở
+ quy hàng: chịu thua
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

- Lắng nghe


- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài được chia làm 2 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu.... yêu tinh đấy
+ Đoạn 2: Đoạn còn lại
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (vắng teo, quả núc nác, be bờ, khoét máng, núng thế, quy hàng)
- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)



- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3. Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: - Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài

+ Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào?

+ Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh
+Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh

+ Ý nghĩa của câu chuyện là gì?

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.Hs M3+M4 trả lời các câu hỏi nêu nội dung đoạn, bài.
- Giáo dục KNS: 4 anh em Cẩu Khây, mỗi người có tài năng riêng và đã sử dụng tài năng của mình đúng lúc để diệt trừ yêu tinh. Mỗi các em cũng đều có năng lực riêng nên khi làm việc tập thể cần chọn những công việc phù hợp năng lực của mình để đạt được hiệu quả cao.
- 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
+ Anh em Cẩu Khây gặp một bà cụ còn sống sót. Bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho họ ngủ nhờ
+ Yêu tinh tò đầu vào … quy hàng.

+ Anh em Cẩu Khây đoàn kết, có sức khoẻ, có tài năng phi thường, có lòng dũng cảm …
+ Câu chuyện ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân làng của anh em Cẩu Khây.
- HS ghi lại ý nghĩa của câu chuyện



- HS lắng nghe, liên hệ
4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p)
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn 1, 2 của bài.
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.

- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2 của bài




- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
- Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm
+ Luyện đọc diễn cảm trong nhóm
+ Cử đại diện đọc trước lớp
- Bình chọn nhóm đọc hay.

- Ghi nhớ nội dung bài
- Kể lại toàn bộ câu chuyện Bốn anh tài

Trên đây là tài liệu giáo án lớp 4 tuần 20 soạn theo ĐHPTNLHS mới nhất.
Tài liệu đầy đủ, chi tiết mới nhất tại file doc dưới đây
Tham khảo nhiều hơn tại: giaoanchuan.com
 

Đính kèm

  • Tuần 20_Giáo án lớp 4 soạn theo ĐHPTNLHS_Năm học 2018 - 2019.doc
    777 KB · Lượt xem: 3

Giao Vien

Moderator
Xu
0
TOÁN
Tiết 96: PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Làm quen với khái niệm phân số
2. Kĩ năng
- Bước đầu nhận biết về phân số; biết phân số có tử số, mẫu số; biết đọc, viết phân số
3. Thái độ
- HS có thái độ học tập tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Bộ đồ dùng học Toán, bảng phụ
- HS: Sách, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)

- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hình thành kiến thức:(15p)
* Mục tiêu: Làm quen với khái niệm phân số
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp
Giới thiệu phân số
- GV treo lên bảng hình tròn (như SGK) hướng dẫn HS quan sát một hình tròn:
+ Hình tròn đã được chia thành mấy phần bằng nhau?
+ Có mấy phần được tô màu?
- GV: Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói: Đã tô màu năm phần sáu hình tròn.
+ Năm phần sáu viết thành
1P6cHhXKmm32NGmJYuzRkPIvAnatJwSWhVsvrYs4AVCtBVCuLVbirYg2a_MA2JWgrcaChj5HX92tWsNO8LfQyBbeUObRdddchnavt0xkJXDx0wYFtKc5eaAWbTTmoFLlS89N-v4


- GV giới thiệu tiếp: Ta gọi
zGZSWo_Sw0P9mXFOg83YzoZa9YNcNqwN7EWgk_UxzbPoyvdMtxareHXxrHFz49D39vO17dKdIObGTpjGROGSGjG3rbmo5XPOZ1WY8K1IM8JUFeYrNRc2rsPPg4HuCN3sgGgBf-8
là phân số, 5 là tử số, 6 là mẫu số.
+ Khi viết phân số
1P6cHhXKmm32NGmJYuzRkPIvAnatJwSWhVsvrYs4AVCtBVCuLVbirYg2a_MA2JWgrcaChj5HX92tWsNO8LfQyBbeUObRdddchnavt0xkJXDx0wYFtKc5eaAWbTTmoFLlS89N-v4
thì mẫu số được viết ở đâu?
+ Mẫu số của phân số cho em biết điều gì?

=> GV nêu: Ta nói mẫu số là tổng số phần bằng nhau được chia ra. Mẫu số luôn phải khác 0.
+ Khi viết phân số
1P6cHhXKmm32NGmJYuzRkPIvAnatJwSWhVsvrYs4AVCtBVCuLVbirYg2a_MA2JWgrcaChj5HX92tWsNO8LfQyBbeUObRdddchnavt0xkJXDx0wYFtKc5eaAWbTTmoFLlS89N-v4
thì tử số được viết ở đâu?
+ Tử số cho em biết điều gì?
=> Gv nêu: Ta nói tử số là số phần bằng nhau được tô màu.
- GV đưa ra hình tròn (như SGK) và yêu cầu HS:
+ Viết PS chỉ số phần đã tô màu trong mỗi hình
+ Nêu TS và MS của mỗi PS đó




- GV viết các phân số:
tqjpVLi5O4nACBYLcgsVzD0h9lXZN5EeOmEJKfL7tNnAmHSuJs4-zPcTRHqGxiewrukE8XLOeBpl0disSzJC2vWTRpMeT_4Tlyi2OvrC9aq9pd5goAsrobd3mreVTX5B8_3N6nA




- GV chốt KT.

- HS quan sát hình, trả lời các câu hỏi của GV:
+ 6 phần bằng nhau.

+ 5 phần.

- HS lắng nghe.

- HS nhận xét về cách viết PS: viết số 5, viết gạch ngang, viết số 6 dưới gạch ngang và thẳng cột với số 5.
- HS đọc: Năm phần sáu
- HS nhắc lại

+ Viết ở dưới gạch ngang.


+ Hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau.
- HS lắng nghe.



+ Viết ở trên vạch ngang.


+ Có 5 phần bằng nhau được tô màu.
- HS lắng nghe.

- HS làm việc cá nhân – nhóm 2 – Chia sẻ lớp
VD:
+ Đã tô
dhdYrvAH0BOolcrXFNdnknQF7O2MJIyFaz3hXEo_LvxGu9KFHjYjW4zgqg0g08rmXZSDSeRF2FsyA-LvuoGDt4LJQJz-NDCcA4JDlY6e7X3f1eyo_wcA61IX75sjaT28OaYT5LM
hình tròn. Vì hình tròn được chia thành 2 phần bằng nhau và tô màu 1 phần. Phân số
ILHqP3439pdxLL4NmrlJEwNJ-0TUv2BA5q1Q708Mu9fBdwgNgXTV4LqiaHTnxA3pcdfVsXbm-jXbjjZhQitTDCQ10XvuRmkbcsUaAbTdjb4x-dytRtPs_xm-dpOW54zpRzKaA0w
có tử số là 1 và mẫu số là 2.
- HS đọc và nhận xét về cấu tạo của PS. cách viết TS và MS: Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên vạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới vạch ngang.
- HS lắng nghe. Lấy thêm VD về phân số.
3. Hoạt động thực hành (18p)
* Mục tiêu: Bước đầu nhận biết về phân số; biết phân số có tử số, mẫu số; biết đọc, viết phân số
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV chốt đáp án.



- GV lưu ý HS cách trình bày PS trong giấy ô li sao cho đẹp
Bài 2:
- GV treo bảng phụ có kẻ sẵn bảng số như trong bài tập.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.



* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2











Bài 3+ Bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

- Chốt cách tính diện tích hình chữ nhật







4. Hoạt động ứng dụng (1p)

5. Hoạt động sáng tạo (1p)
- Thực hiện làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Chia sẻ lớp
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Đ/a:
BrhUM0jVP3d7OUF9P3Ow4Q8spZjqJddmuG7jH3aVCxuyflFUInnib1gwHcaS1wVIjRCO_z95PWFacuqrG5blTG-7qGCDBVtTunj3lZ-3Px56xs-mdf_jcorw0s19F3j7RNMX-Ro
.
- HS đọc các phân số, nêu TS và MS, nêu cách viết của TS và MS


- Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp
Đ/a:
Phân sốTử sốMẫu số
awIUYflrPxLdzvROOMYDFNhB9KZKylxoEVkXplcU8Jvg-pBwnXxo8HqCr3cfJjSrQRjMbII4Mr3y__BP_0Lyfu-NHM2UViG4LMEw3Lx2sltmF8_g-TAQjIweS1LPokdYDnruZ-k
611
06mRO2HfVI4W0ctMATLrMPjEYzAk-2-VNNo9MFphLrQSwfZ-mmDLy0JGxGmDe9HhQwq_s5VwYxyY_HF9h-HlwWP95tDaJ9M031AyT7Lcb86v7W4aWR9oZaWDdddvYBg9R_Xfnpk
810
mLz-4wpalOwBK4SOwnAzgYehrlyX1ERZmWG1pFko0c4fZa4oqmUg8L109jvwt5nqptJ6FShvea8TcnuGKrbOmZM6fT_tLbA-q9zcXV5uDYJVx70qD0IpdiVUFHpxUXB2Omp3iyw
512

Phân sốTử sốMẫu số
iTVRsmOOV_I48XdyQPTcf7e7pF8lan4xg4lMusSf8GDlOUCWdwMgeFjkJbuJtx8aONEU4vV80cLwW7OhVhgselvCZho3F7kbQ4b43iamMAbP0N78YEIWtNHmDA0SvT1fCDeMRag
318
u2Jh6DkA0_k8NAydKxp2EJOZhQrFFTn8xXEgFGuwtna2bcr8Rqbyl6Kqg8_4cIwxO9DEkBOoEzUv6sxVyvsVVfR7n6ap023YKvlW-MTTP3Rn_Rhai-u3nA-EFK40TyzBGoi_a8g
1825
UN58ks-4BETN_GoO04NVXOu50zXhUOECfNK6fbQZI6-PNCL6ksHhkc7JnKZMBwns4BtJO41RA35SVmlc56XcXgTvFc_RAB0y0IDvSk5Ac4znMTiQKNoU1tz5_PH_HuBjOvTAWiQ
1255

- HS làm vở Tự học – Chia sẻ lớp.
Bài 3:
-PV7hd3mS3fy8n4aE4oLlz-b2eEqFvBSRxWKddop61e0u0Zlc90vk6Ern_rHACOYC87mgn1VEzPnqj2Kf-69P24dfcWGmp0MEN2xHEGzNnWpxqLEoi9NMXzazUdvaSgcEOeu858
;
pSH37D_H1UlDxMX7Y8stC14KKkecYWUgnq3cNsu-YtnTzPkDFrWy7NYf6Qg8Jt2KbCzymv3sZgbflHGyqG30N-DVKXwxl7xK264IdaFwdM5eWkRVEtXfVynQ8MY8PV_1Z6hqmGU
;
DrBx9-NaF8HWLCEBZpXmZrAPQgCQN1OU8HDvNY6hwNc26wtYBTW5M-Haj71QmfZK8EccLOOZWXoMrRa5StOt8RZmr4zboIuzrvUz2QM8CFOLtjZJ_n_5W8A2xnslP48gSaopV6g
;
oJQY-6h0R2S-t6Cez0tvACofEMZIoyeVLA9h4R9GLcYK4w0HXrzAHWsktyWF6fhF9EQ6v4JxuZpu-IujKzVlUUURM8HIJAWN-XHvGExRmxO4y-2pUXwbPQk_gGxfzpyZjRy05b4
;
S_1oI7GHClArFFSmiKeEzvIbyzoC1EsmjZp3bG5RtgWBo3ImsyqyB1G8XLjcKLcW-u-Wg8_YyW-UpmtcsH6360zZ42u_tiC-q0z_EvSLhzuitudekTtdiIuG8zVOosR-fzkibqk

Bài 4:
a. Năm phần chín
b. Tám phần mười bảy
c. Ba phần hai mươi bảy
d. Mười chín phần ba mươi ba
e. Tám mươi phần một trăm.
- Ghi nhớ cách đọc, viết, phân số. Lấy VD phân số
- Tìm các bài tập về phân số trong sách Toán buổi 2 và giải

 

Giao Vien

Moderator
Xu
0

KHOA HỌC (CT HIỆN HÀNH)
KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết được thế nào là không khí sạch, thế nào là không khí bị ô nhiễm.
- Tác hại của không khí bị ô nhiễm
2. Kĩ năng
- Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,…
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác,...
* KNS: - Tìm kiếm và xử lí thông tin về các hành động gây ô nhiễm môi trường
- Xác định giá trị bản thân qua đánh giá các hành động liên quan tới ô nhiễm không khí
- Trình bày, tuyên truyền về việc bảo vệ bầu không khí trong sạch
- Lựa chọn giải pháp bảo vệ môi trường không khí
* BVMT: Ô nhiễm không khí, nguồn nước
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Hình trang 78, 79 SGK.
- HS: Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh về cảnh thể hiện bầu không khí trong sạch, bầu không khí bị ô nhiễm.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt đông của giáo viênHoạt đông của của học sinh
1. Khởi động (4p)
Trò chơi: Hộp quà bí mật
+ Nêu tác hại do bão gây ra?
+ Cần làm gì để hạn chế tác hại của bão?
- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.
- HS chơi dưới sự điều hành của TBHT
+ Bão gây thiệt hại về nhà cửa, mùa màng và con người,…
+ Cần phòng chống bão.....
2. Bài mới: (30p)
* Mục tiêu:
- Biết được thế nào là không khí sạch, thế nào là không khí bị ô nhiễm.
- Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,…
- Tác hại của không khí bị ô nhiễm
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp
HĐ1: Tìm hiểu về không khí ô nhiễm và không khí sạch:
+ GV yêu cầu HS quan sát hình1, 2, 3, 4 và trả lời và chỉ ra hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch, hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm? Giải thích tại sao



+ Vậy thế nào là không khí sạch, thế nào là không khí bị ô nhiễm?
=> Kết luận:
+ Không khí sạch là không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị; chỉ chứa khói, bụi, khí độc, vi khuẩn với một tỉ lệ thấp; không làm hại đến sức khỏe con người
+ Không khí bẩn hay ô nhiễm là không khí có chứa một trong các loại khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn quá tỉ lệ cho phép; có hại cho sức khỏe con người và các sinh vật khác.
HĐ2: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí – Tác hại của không khí ô nhiễm
+ Theo em những nguyên nhân nào làm cho không khí bị ô nhiễm? (liên hệ thức tế và hiểu biết của em)

+ Nêu tác hại của không khí bị ô nhiễm?
3. HĐ ứng dụng (1p)
* GDKNS: Bầu không khí ở địa phương em hiện nay như thế nào?
*GD BVMT: Em cần làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch?


4. HĐ sáng tạo (1p)
Nhóm 2 –Lớp
- Quan sát hình SGK.
+ Hình 2: Không khí sạch vì bầu không khí trong lành, không có khói bụi
+ Hình 1, 3, 4: Không khí bẩn vì có nhiều khói bụi, hoá chất độc hại.
- Nhắc lại một số tính chất của không khí, từ đó rút ra nhận xét, phân biệt không khí sạch và không khí bẩn.

- HS trả lời



- HS lắng nghe, đọc nội dung bài học






Cá nhân – lớp
+ Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm là do khí thải của các nhà máy; khói, bụi, khí độc do các phương tiện giao thông thải ra; khí độc, vi khuẩn do rác thải sinh ra …
+ Làm hại tới sức khoẻ của con người và các sinh vật khác....
- HS nêu
- HS nêu. VD:
+ Không xả rác bừa bài.
+ Trồng nhiều cây xanh.
+ Vẽ tranh truyên truyền mọi người cùng bảo vệ bầu không khí
- Vẽ và trưng bày tranh vẽ về bảo vệ bầu không khí trong sạch
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top