Giáo án lớp 5 tuần 26 được soạn theo Định hướng phát triển năng lực học sinh (ĐHPTNLHS) đầy đủ và chi tiết từ nhóm giáo viên tâm huyết. Đặc biệt là giáo được xây dựng bằng hệ thống hình ảnh minh họa giúp cho học sinh dễ hiểu và hứng thú hơn trong khi làm bài. Mục đích bài học giúp cho các em đọc trôi chảy và hiểu được nội dung thông qua bài đọc: “ Tình thầy trò “ và có những kĩ năng về nhân số đo thời gian trong môn Toán.
TUẦN 26
Tập đọc
NGHĨA THẦY TRÒ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
3. Thái độ: Giáo dục các em lòng quý trọng và biết ơn thầy cô giáo.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc, bảng phụ ghi phần luyện đọc
- Học sinh: Sách giáo khoa
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Trên đây là Giáo án lớp 5 tuần 26 soạn theo ĐHPTNLHS tài liệu bám sát chương trình dạy của học sinh. Hệ thống trình bày đề thi khoa học, rõ ràng, giúp cho học sinh hiểu bài một cách tốt nhất.
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
TUẦN 26
Tập đọc
NGHĨA THẦY TRÒ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
3. Thái độ: Giáo dục các em lòng quý trọng và biết ơn thầy cô giáo.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc, bảng phụ ghi phần luyện đọc
- Học sinh: Sách giáo khoa
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò |
1. Hoạt động khởi động5 phút) | |
- Cho HS thi đọc thuộc lòng bài Cửa sông và trả lời câu hỏi về nội dung bài - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng | - HS thi đọc - HS nghe - HS ghi vở |
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút) * Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. - Đọc đúng các từ khó trong bài * Cách tiến hành: | |
- Gọi HS đọc toàn bài - Bài này chia làm mấy đoạn? - Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm, tìm từ khó, luyện đọc từ khó - Cho HS luyện đọc theo cặp, thi đọc đoạn trước lớp - HS đọc cả bài - GV đọc diễn cảm bài văn | - 1 HS đọc to, lớp theo dõi - HS chia đoạn: 3 đoạn + Đ1:Từ đầu.....rất nặng + Đ2: tiếp đến ...tạ ơn thày + Đ3: còn lại - HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó. - HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó. - HS đọc theo cặp, thi đọc đoạn trước lớp - 1HS đọc cả bài - HS theo dõi |
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút) * Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Cách tiến hành: | |
- Cho HS trưởng nhóm điều khiển nhóm nhau trả lời câu hỏi: +Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì? - Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy dỗ cho cụ từ thuở vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó? - GV giảng thêm: Thầy giáo Chu rất yêu quý kính trọng người thầy đã dạy mình từ hồi vỡ lòng, người thầy đầu tiên trong đời cụ. + Những câu thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môm sinh đã nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu? - GV nhận xét và giải thích cho HS nếu HS giải thích không đúng - GV: Truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi thế hệ người Việt Nam giữ gìn, bồi đắp và nâng cao. Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được tôn vinh trong xã hội. - Nêu nội dung chính của bài? | - HS thảo luân trả lời câu hỏi + Các môn sinh đến để mừng thọ thầy, thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy. + Chi tiết: Từ sáng sớm đã tề tựu trước sân nhà thầy… dâng biếu thầy những cuốn sách quý... + Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng ..Thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ - Tiên học lễ, hậu học văn: Muốn học tri thức phải bắt đầu từ lễ nghĩa, kỉ luật. - 2 HS nêu + Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. |
4. Luyện đọc diễn cảm8 phút) * Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu. * Cách tiến hành: | |
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm từng đoạn của bài. - Yêu cầu HS nêu cách đọc - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: Từ sáng .. dạ ran - GV đọc mẫu - Cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp - HS thi đọc | - HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này. - 1 vài HS đọc trước lớp - HS đọc diễn cảm trong nhóm. - HS theo dõi - HS luyện đọc diễn cảm - HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất. |
5. Hoạt động ứng dụng2phút) | |
- Cho HS liên hệ về truyền thống tôn sư trọng đạo của bản thân. | - HS nêu |
6. Hoạt động sáng tạo1 phút) | |
- Tìm đọc các câu chuyện nói về truyền thống tôn sư trọng đạo và kể cho mọi người cùng nghe. | - HS nghe và thực hiện |
Trên đây là Giáo án lớp 5 tuần 26 soạn theo ĐHPTNLHS tài liệu bám sát chương trình dạy của học sinh. Hệ thống trình bày đề thi khoa học, rõ ràng, giúp cho học sinh hiểu bài một cách tốt nhất.
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
Đính kèm
Sửa lần cuối: