Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 30, Tiết 115

LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:


- Trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về trật tự từ trong câu, cụ thể là:

+ Khả năng thay đổi trật tự từ.

+ Hiệu quả diễn đạt của những trật tự từ khác nhau.

2 . Kỹ năng

- Hình thành ở học sinh ý thức lựa chọn trật tự từ trong nối viết cho phù hợp với yêu cầu phản ánh thực tế và diễn tả tư tưởng, tình cảm của bản thân.

3 .Thái độ: - Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

4. Năng lực: Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp bằng tiếng Việt.

B. CHUẨN BỊ.

1.GV: Giáo án, chuẩn KT, máy chiếu, bảng phụ.

2. HS: Trả lời các câu hỏi SGK.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. ổn định tổ chức
. 1’

Lớp​
Sĩ số​
Ngày giảng​
Điều chỉnh​
8A1​
8A2​
8A3​
2. Kiểm tra kiến thức cũ:5’

? Thế nào là lượt lời trong hội thoại? Trong hội thoại cần tuân thủ theo quy tắc gì để giữ lịch sự ? Cho ví dụ? ? Làm bài tập 4

3.Bài mới:

Hoạt động 1: khởi động. Thời gian: 3phút

? Cho những từ sau: Con, mẹ, yêu

? Hãy xếp những từ trên thành 1 câu hoàn chỉnh.

VD: Con yêu mẹ; Mẹ yêu con; Con mẹ yêu; Mẹ con yêu; Yêu mẹ con; Yêu con mẹ.

GV: Trong ngữ pháp của chúng ta và trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, ai cũng diễn đạt ngôn ngữ theo một trình tự nhất định, đã trở nên quen thuộc. Nhưng có 1 số trường hợp trong văn thơ và cả trong đời sống, người ta lại không theo trật tự sẵn có ấy.Vậy đảo trật tự cú pháp như vậy nhằm mục đích gì?

Hoạt động 2: hình thành kiến thức. Thời gian: : 35 phút

Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung bài học
? Với câu văn này em có thể thay đổi trật tự từ bằng những cách nào mà không làm thay đổi ND cơ bản của câu?
Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều sái cũ.
Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều sái cũ, gõ đầu roi xuống đất.
Thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều sái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất.
Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều sái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét.
Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều sái cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét.
Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều sái cũ, cai lệ thét.

? Để diễn đạt nội dung từ câu in đậm trong đoạn văn có bao nhiêu cách sắp xếp trật tự từ (học sinh ghi vào vở 6 cách cơ bản...)
? Qua đây em có n/x gì về số lượng cách sắp xếp trật tự từ trong một câu văn?->
? Vì sao tác giả chọn trật tự từ như trong đoạn trích. (Cách viết của tác giả nhằm mục đích gì...)
- Cách viết của tác giả nhằm mục đích: nhấn mạnh vị thế XH của tên cai lệ, nhấn mạnh thái độ hung hãn của hắn, tạo sự liên kết và nhịp điệu cho câu văn.
? Nhận xét về tác dụng của 6 câu thay đổi trật tự từ ?
+ Nhấn mạnh vị thế XH, liên kết câu(Trước + sau)
+ Nhấn mạnh vị thế XH, liên kết câu(Trước)
+ Nhấn mạnh thái độ hung hãn.
+ Liên kết câu(sau)
+ Liên kết câu (sau)
+ Nhấn mạnh thái độ hung hãn, liên kết câu (sau)
? Như vậy em có NX gì về hiệu quả diễn đạt của 6 cách sắp xếp trật tự từ?->
- Mỗi một trật tự từ đều đem lại hiệu quả diễn đạt riêng
? từ ví dụ ,em rút ra n/xét gì về cách sắp xếp trật tự từ trong câu?


? Trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm trong VD a, b thể hiện điều gì?
? TT ngữ pháp ở 2 câu thơ có gì đặc biệt?
- đảo vị ngữ lên trước


? trong bài thơ này vì sao bà huyện Thanh Quan lại lựa chọn TTT bằng cách đảo ngược trật tự cú pháp ? - có dụng ý NT
? Như vậy TTT trong 2 câu thơ của bà huyện Thanh Quan là có m.đích gì?->
để nhấn mạnh sự tiêu điều, sơ xác, hoang vắng...
GV:đây là đvăn trích trong vb “cây tre VN” của Thép Mới
- chú ý các từ ngữ in đậm
? đvới câu văn này SGK có những cách thay đổi TTT ntn?
? hãy so sánh cách sắp xếp TTT của Thép Mới với 2 cách sau?
- LK chặt chẽ hơn
? câu văn được liên kết nhờ những biện pháp NT gì?
- lặp từ :giữ, tre
- Lặp cấu trúc ngữ pháp
- đối giữa các vế:về thanh điệu cũng như về ý nghĩa nội dung
? Các biện pháp NT trên tạo âm thanh, nhịp điệu ntn cho câu văn?
- Cân đối, hài hòa giữa B-T của câu, tạo nhịp bắt đầu là 2/2 luân phiên B-T tiếp đến là nhịp 4/4 cũng luân phiên B-T
? qua đây em thấy cách sắp xếp TTT ở câu văn này có t/d gì?
Thảo luận cập đôi (3p), thay đổi











HĐ chung



HĐ chung
Thảo luận theo bàn (2p)




HĐ chung








HĐ chung



HĐ chung


HĐ chung

HĐ chung


HĐ chung


HĐ chung
I- Nhận xét chung
1.Ví dụ

Gõ đầu roi xuống đất, Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều sái cũ
* Nhận xét











- Có nhiều cách sắp xếp trật tự từ trong một câu văn.









- Mỗi một trật tự từ đều đem lại hiệu quả diễn đạt riêng.

2.Ghi nhớ/sgk

II. Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ.
1. Ví dụ

*VD1: a,b- SGK- 111
* Nhận xét
a. Sự sắp xếp trật tự từ theo thức tự trước sau của hành động.
b.Thể hiện thứ bậc cao thấp
* VD2
Lom khom dười núi tiều……nhà (Bà HTQ)
NX: Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật hiện tượng
* VD 3
Tre giữ làng ……
(Thép Mới)

NX: Liên kết câu,tạo sự hài hoà về ngữ âm(tạo tính nhạc)
2.Ghi nhớ/sgk
Hoạt động 3 :luyện tập. Thời gian:12phút

HĐ nhóm: GV chia lớp thành 3 nhóm
BT :
a. Kể tên các anh hùng dân tộc theo thứ tự xuất hiện của các vị ấy trong lịch sử.
b. + Đặt cụm từ " đẹp vô cùng" trước hô ngữ " Tổ Quốc ta ơi" để nhấn mạnh cái đẹp của non sông đất nước mới được giải phóng.
+ Cụm từ " Hò ô tiếng hát" , đáo " Hò ô" lên trước để bắt vần với sông Lô tạo cảm giác kéo dài, thể hiện sự mênh mang của sông nước, đồng thời đảm bảo cho câu thơ bắt vần chân với câu trước ( hát – ngạt). Vậy, trật tự từ đảm bảo cho sự hài hoà về ngữ âm cho lời thơ.
c. Câu văn của Nguyễn Công Hoan: lặp lại các từ và cụm từ: mật thám, đội con gái ở đầu 2 vế câu để liên kết chặt chẽ câu ấy với câu đứng trước.
II. Luyện tập:
Bài tập - SGK









Hoạt động4: vận dụng. Thời gian: 4p’.
? HS đặt câu, thử đảo vị trí các từ ngữ trong ví dụ vừa lấy? Nội dung của câu có thay đổi ko?
Hoạt động 5 . Hoạt động tìm tòi, mở rộng. Thời gian:1p

? Tìm một số ví dụ trong các văn bản đã học. Đảo vị trí các từ trong ví dụ? Nhận xét.

- gv chốt nội dung bài. Yêu cầu HS: Học thuộc
Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………...........
................................................................................................................................
 

Đính kèm

  • LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU.docx
    26.6 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top