Ngày 08 tháng 7 năm 2008, Chủ tịch Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam ký Quyết định sửa đổi, bổ sung Quy chế chuyên môn Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam. Trong nội dung sửa đổi, bổ sung, có sửa đổi hệ thống màu đai. Theo Quy chế chuyên môn trước đây, thứ tự màu đai của Võ cổ truyền Việt Nam từ thấp lên cao là: Đen, Xanh, Vàng, Đỏ, Trắng. Nay sửa đổi là: Đen, Xanh, Đỏ, Vàng, Trắng.
Võ cổ truyền là một bộ môn văn hóa truyền thống gắn liền với triết học, nên có câu: "đằng sau võ học là triết học". Các bộ môn võ học Phương Đông đều dựa trên nền tảng của nguyên lý triết học: Âm Dương - Ngũ Hành. Học thuyết này có ảnh hưởng lớn đến nhiều phương diện của văn hóa truyền thống Phương Đông, trong đó Võ thuật cổ truyền Việt Nam cũng không ngoại trừ.
Võ cổ truyền lấy nguyên lý Âm Dương, Ngũ Hành tương sinh, tương khắc để giải thích tác dụng tấn công, phòng thủ, phản đòn, biến thế của các chiêu thức quyền. Tức lấy lý luận tương sinh để nói lên dịch sinh biến hóa nối nhau của các chiêu thức quyền, lấy tương khắc để nói lên chiêu thức quyền chế ước lẫn nhau.
Võ cổ truyền dựa trên nguyên lý Ngũ Hành tương sinh, tương khắc
Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển. Thuỷ sinh Mộc. Mộc sinh Hỏa, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy. Đem Ngũ Hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Trong luật tương sinh của Ngũ Hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra.
Quan hệ tương sinh của Ngũ Hành là kim loại bị đốt cháy thành thể lỏng là nước (Thủy ứng với Màu Đen). Nước là thành phần không thể thiếu để nuôi cây, sinh ra gỗ (Mộc ứng với Màu Xanh). Gỗ đốt cháy thành lửa (Hỏa: ứng vớiMàu Đỏ). Lửa thiêu mọi vật thành than tro biến ra đất (Thổ ứng với Màu Vàng). Đất sinh ra các thể kim loại (Kim ứng với Màu Trắng).
Do vậy, theo ý nghĩa của Ngũ Hành tương sinh, thứ tự màu đai Võ cổ truyền Việt Nam là Đen, Xanh, Đỏ, Vàng, Trắng.
Nguồn: Sưu tầm.
Võ cổ truyền là một bộ môn văn hóa truyền thống gắn liền với triết học, nên có câu: "đằng sau võ học là triết học". Các bộ môn võ học Phương Đông đều dựa trên nền tảng của nguyên lý triết học: Âm Dương - Ngũ Hành. Học thuyết này có ảnh hưởng lớn đến nhiều phương diện của văn hóa truyền thống Phương Đông, trong đó Võ thuật cổ truyền Việt Nam cũng không ngoại trừ.
Võ cổ truyền lấy nguyên lý Âm Dương, Ngũ Hành tương sinh, tương khắc để giải thích tác dụng tấn công, phòng thủ, phản đòn, biến thế của các chiêu thức quyền. Tức lấy lý luận tương sinh để nói lên dịch sinh biến hóa nối nhau của các chiêu thức quyền, lấy tương khắc để nói lên chiêu thức quyền chế ước lẫn nhau.
Võ cổ truyền dựa trên nguyên lý Ngũ Hành tương sinh, tương khắc
Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển. Thuỷ sinh Mộc. Mộc sinh Hỏa, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy. Đem Ngũ Hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Trong luật tương sinh của Ngũ Hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra.
Quan hệ tương sinh của Ngũ Hành là kim loại bị đốt cháy thành thể lỏng là nước (Thủy ứng với Màu Đen). Nước là thành phần không thể thiếu để nuôi cây, sinh ra gỗ (Mộc ứng với Màu Xanh). Gỗ đốt cháy thành lửa (Hỏa: ứng vớiMàu Đỏ). Lửa thiêu mọi vật thành than tro biến ra đất (Thổ ứng với Màu Vàng). Đất sinh ra các thể kim loại (Kim ứng với Màu Trắng).
Do vậy, theo ý nghĩa của Ngũ Hành tương sinh, thứ tự màu đai Võ cổ truyền Việt Nam là Đen, Xanh, Đỏ, Vàng, Trắng.
Nguồn: Sưu tầm.