Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự, ngữ văn 9

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 8, Tiết 38:

MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Kiến thức:


- Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự.

3.Thái độ: Có ý thức vận dụng lý thuyết vào thực hành.

4. Định hướng phát triển năng lực HS: Giải quyết vấn đề, tự quản, giao tiếp, sáng tạo, hợp tác.

II. CHUẨN BỊ

1.GV:
SGV- SGK- Kế hoạch dạy học- Tư liệu- máy tính

2.HS: SGK- Soạn bài theo câu hỏi SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức:


Lớp Ngày dạy Sĩ số Vắng – lí do Điều chỉnh
9A115/10/2019
9A2​
14/10/2019
9A3​

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)


? Em hãy nêu tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự?

3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động. Thời gian: 1 phút
Như vậy, qua câu trả lời của bạn, các em thấy trong văn bản tự sự chúng ta sử dụng thêm các yếu tố miêu tả để giúp bài văn trở nên sinh động, hấp dẫn và đối tượng chính của miêu tả là cảnh vật, cử chỉ, hành động của nhân vật….tức là những đối tượng ngoại cảnh mà chúng ta có thể quan sát được. Tuy nhiên trong văn bản tự sự chúng ta còn cần phải quan tâm đến một đối tượng nữa mà đối tượng này chúng ta không thể quan sát trực tiếp từ bên ngoài được nhưng hoàn toàn có thể tự quan sát, thể nghiệm, đó chính là miêu tả nội tâm của nhân vật. Vậy miêu tả nội tâm của nhân vật là gì và chúng ta có mấy cách để miêu tả tâm trạng, bài học ngày hôm nay sẽ trả lời cho chúng ta tất cả những câu hỏi trên
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. Thời gian: 25’
GV yêu cầu HS đọc 2 ví dụ trên bảng phụ
Cho HS thảo luận nhóm (3 phút):
*Nhóm 1: Khảo sát đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” và trả lời câu hỏi.

a, Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ tả tâm trạng của Thuý Kiều? Dấu hiệu nhận biết là gì?
b, Theo em những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ ntn với việc thể hiện nội tâm nhân vật?
*Nhóm 2: Khảo sát đoạn trích về Lão Hạc của Nam Cao và trả lời câu hỏi.
a,Tìm những từ ngữ miêu tả Lão Hạc?
b, Qua đó, em hiểu thêm được điều gì về tâm trạng của lão Hạc?
Gọi đại diện một nhóm trình bày kết quả.
*Nhóm 1:
*Các câu thơ tả cảnh:

- Bốn câu thơ đầu:
“Trước lầu Ngưng Bích….dặm kia”.
- Tám câu thơ cuối:
“Buồn trông…. Ghế ngồi”
- Dấu hiệu (các từ ngữ chỉ thiên nhiên): Non xa, trăng gần,….những điều mà chúng ta quan sát trực tiếp được (miêu tả bên ngoài).
* Các câu thơ tả tâm trạng:
Nỗi nhớ của Kiều.
- Dấu hiệu: nỗi nhớ về Kim Trọng, cha mẹ, nghĩ về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách quê người…những điều chúng ta không thể quan sát trực tiếp được (miêu tả bên trong – nội tâm của nhân vật).

? Vậy theo em đối tượng của miêu tả nội tâm là gì?

Những suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật.
- Mối quan hệ giữa các câu thơ tả cảnh với việc miêu tả tâm trạng: Qua việc miêu

tả khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích mênh mông, hoang vắng, rợn ngập ta thấy rõ hơn hoàn cảnh cũng như tâm trạng của Kiều khi bị giam lỏng ở đây đó là sự cô đơn, lẻ loi, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi…
GV lưu ý:
Như vậy các em thấy, trong văn bản tự sự chúng ta có thể miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm nhân vật, Tuy nhiên, sự phân biệt giữa miêu tả cảnh vật và miêu tả nội tâm chỉ là tương đối bởi trong miêu tả cảnh thiên nhiên đã gửi gắm tình cảm và trong miêu tả nội tâm cũng có những yếu tố ngoại cảnh đan xen. Chính vì vậy mà Nguyễn Du đã có câu thơ nổi tiếng:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
->Trong cảnh có tình, trong tình có cảnh.
? Qua việc phân tích ví dụ trên, em hiểu thế nào là miêu tả nội tâm nhân vật?
GV chốt KT ghi bảng ->
GV chiếu 2 ví dụ trong đoạn trích “Kiều ở lầu ngưng Bích”
? Quan sát và cho cô biết, qua việc phân tích ví dụ, theo em chúng ta có mấy cách miêu tả nội tâm nhân vật?
GV chốt KT ->




* Gọi nhóm 2 trình bày kết quả
- Từ ngữ miêu tả lão Hạc:
Mặt co rúm lại, vết nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra, đầu ngoẹo về một bên, miệng móm mém.
-> Tập trung miêu tả ngoại hình: nét mặt, cử chỉ của lão.
- Tâm trạng: đau khổ, dằn vặt khi buộc phải bán đi cậu Vàng – con chó mà lão con như con của mình.
? Đoạn văn trên cũng được coi là đoạn văn miêu tả nội tâm của Lão Hạc, em có nhận xét gì về cách miêu tả của T/g?
Miêu tả nội tâm Lão Hạc qua nét mặt, cử chỉ -> cách miêu tả gián tiếp.
GV chốt KT, ghi bảng
? Em thử hình dung em nếu ở đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” Nguyễn Du bỏ hết các câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều thì nhân vật sẽ ntn?
Trở nên khô khan, người đọc không cảm nhận được sự đau khổ, dằn vặt, cô đơn, lạc lõng, cô đơn, sự hãi cũng như nỗi nhớ của nàng với Kim Trọng, cha mẹ.
? Qua đó, em hãy nêu cho cô vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm đối với việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự?
Nhân vật là yếu tố quan trọng của tác phẩm tự sự. Để xây dựng NV, tác giả thường miêu tả ngoại hình và nội tâm. Miêu tả nội tâm có vai trò lớn trong việc khắc họa tính cách nhân vật. Giúp nhân vật trở nên sinh động, có chiều sâu tâm hồn.
GV cung cấp thêm:
Miêu tả nội tâm nhân vật là bước tiến lớn của nghệ thuật. VHDG nhìn chung k có yếu tố này. Nhân vật trong VHDG chủ yếu tự bộc lộ mình qua ngôn ngữ, hành động, lời nói…. Phải đến GĐ sau này của VH viết mới có miêu tả tâm trạng, nhân vật.
? Qua việc tìm hiểu các VD trên một bạn cho biết miêu tả nội tâm là gì và chúng ta có mấy cách miêu tả nội tâm nhân vật?
GV chốt KT phần ghi nhớ.
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK/ 117.
GV lưu ý: Như vậy, miêu tả nội tâm nhân vật là một biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động và giúp bài văn tự sự thêm hấp dẫn. Vậy sau bài học ngày hôm nay, cô mong các em sẽ chú ý đến việc miêu tả nội tâm của nhân vật khi xây dưng các văn bản tự sự trong các bài viết văn sắp tới.
GV lấy thêm VD minh họa để HS dễ hiểu: Khi trả bài kiểm tra
- Bạn bên cạnh nhân được bài cười tươi, vui vẻ: Điểm tốt (trên đường đi học về cảnh vẫn vậy nhưng thấy sao đẹp và đáng yêu thế).
- Không nói gì, gục mặt xuống bàn: Điểm thấp (cảnh vật trở nên u ám…).
Cho HS làm bài tập nhanh:
1, Cho các đối tượng miêu tả: tâm trạng, cảnh vật, suy nghĩ, hình dáng, tình cảm, lời nói, cảm xúc, cử chỉ. Em hãy sắp xếp vào bảng phân loại sau:
Đôi tượng của miêu tả bên ngoài
Đối tượng của miêu tả bên trong
2, Đọc và cho biết câu thơ nào miêu tả ngoại cảnh, câu thơ nào miêu tả nội tâm:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Nỗi mình thêm nhục nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
Ngại ngùng dợn gió e sương
Thềm hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.
3, Nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật qua đoạn trích sau:

a, “…Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc”…
->Miêu tả nội tâm gián tiếp thông qua tư thế, trang phục.
HS đọc .






Các nhóm tiến hành thảo luận


Nhóm trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung.

Lắng nghe

Hoạt động cá nhân phát hiện, trình bày.


Ghi bài
Nhóm trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung.





Hoạt động cá nhân phát hiện, trình bày.


Hoạt động cá nhân phát hiện, trình bày.

Lắng nghe

Hoạt động cá nhân phát hiện trình bày
HS đọc ghi nhớ SGK- 117
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
1. Ví dụ 1,2 (SGK/117)
*
Nhận xét:



























- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là: Tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc,diễn biến tâm trạng của nhân vật.
- Có hai cách miêu tả nội tâm nhân vật:

+ Miêu tả nội tâm trực tiếp.


+ Miêu nội tâm gián tiếp thông qua việc cảnh vật, nét mặt, cử chỉ…






-
Là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, giúp nhân vật sinh động.



2. Ghi nhớ SGK/117



Hoạt động 3: Luyện tập. Thời gian: 10’
Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm thực hành làm 1 bài tập, sau đó gọi lần lượt từng nhóm lên trình bày.
Hướng dẫn HS làm BT 1/SGK-117
HD: - Khi thuật lại bằng văn xuôi phải miêu tả được diện mạo của Mã Giám Sinh để làm nổi bật tính cách nhân vật.<Quá niên trạc tuổi tứ.....bảnh bao>
- Khi thuật nội tâm Thuý Kiều cần diễn tả được tâm trạng của Kiều qua các câu thơ miêu tả của ND bởi ông dùng các hình ảnh ước lệ tượng trưng để tả Kiều.Nỗi mỡnh thờm tức nỗi nhà...ngại ngựng dịn giú....mặt dày>
- Chú ý lựa chọn ngôi kể: Kể theo ngôi thứ 3 hoặc ngôi thứ nhất.
*GV chia nhóm cho HS thảo luận và lập ý.
Yêu cầu HS trình bày trước lớp.
Nhận xét BT của HS


- Lắng nghe











*Thảo luận nhóm
- Trình bày
II. Luyện tập

Bài tập 1:
Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi.



Bài tập 2:
Đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân, báo oán, bộc lộ trực tiếp tâm trạng Kiều.
Hoạt động 4: Vận dụng. Thời gian: 3 phút
Bài tập1:Tìm các từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn (ý nghĩ, sinh động, nội tâm, tâm trạng, quan trọng, xây dựng) điền vào ô trống:
Miêu tả <1>......trong văn bản tự sự là tái hiện những<2>....., cảm xúc và diễn biến>....của nhân vật.Đó là biện pháp<4>....để<5>....nhân vật, làm cho nhân vật<6>
BT2:Có những cách miêu tả nội tâm:
A.Trực tiếp B.Gián tiếp
C.Đan xen giữa trực tiếp và gián tiếp D.Cả A, B, C đều đúng
( Đáp án: D )
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung,phát triển, sáng tạo
Thời gian Về nhà
Viết đoạn văn ngắn ghi lại tâm trạng của em sau khi gây ra một việc có lỗi với bạn
RÚT KINH NGHIỆM:...........................................................................................................................................................
 

Đính kèm

  • MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ.docx
    30.9 KB · Lượt xem: 1

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top