Một số món ăn tuyệt đối không nên ăn tái

Các nguyên liệu nấu ăn khác nhau sẽ có cách chế biến khác nhau, phải chế biến đúng cách thì mới mang lại hương vị thơm ngon nhất. Người chế biến sai cách là người không biết nấu ăn. Tuy nhiên đấy mới xét đến hương vị, một món ăn ngon còn một mặt khác quan trọng không kém đó là an toàn thực phẩm. Vậy nên mới có cách chế biến nấu chín tái một số loại thực phẩm chỉ với mục đích giữ được hương vị ngon nhất. Đa số người dân chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này bởi tâm lý chủ quan, ý nghĩ "bao nhiều ăn mới có mấy người bị", "người ta cũng ăn có sao đâu"... tuy không phải ai ăn cũng bị nhiễm trùng nhưng nguy cơ mà nó đem lại là không thể bỏ qua. Trên thực tế, đã có rất nhiều người bị nhiễm giun sán, ký sinh trùng do ăn đồ chưa nấu kỹ. Cùng điểm lại một số loại thực phẩm tiêu biểu hay gặp nhiễm giun sán mà bạn cần nấu chín ngay sau đây nhé.

Thịt bò
Theo như bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, trưởng khoa dinh dưỡng, bệnh viện Đại học Y Dược tp Hồ Chí Minh, thịt bò có thể là nơi trú ngụ của các ký sinh trùng như sán dây bò, sán lá gan...đây đều là các loại ký sinh trùng gây bệnh trên hệ thống tiêu hóa của cơ thể, gây ảnh hưởng không những hệ tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến cả cơ thể.

Trên thực tế đã gặp nhiều trường hợp bị nhiễm sán dây bò do thói quen ăn thịt bò tái như anh Nguyễn Văn Đông, trú tại Đống Đa - Hà Nội, được chẩn đoán mắc sán dây bò khi đi khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Giáo sư Nguyễn Văn Đề, người đã giúp anh lấy con sán ra khỏi cơ thể cho biết ông và cộng sự đã đo và thấy con sán dài tận 12 mét. Hay như trường hợp bác sĩ Tăng trung Hiếu, người đã điều trị cho một nam bệnh nhân 56 tuổi, mắc sán dây bò dài hơn 1 mét. Khai thác tiêu sử của bệnh nhân, cho thấy bệnh nhân có thói quen ăn thịt bò tái, chỉ vắt chanh và pha nước sôi chứ không nấu chín.

5990

Con sán dây bò dài gần 12 mét của anh Đông

Ốc

Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh làm việc tại Viện Công Nghệ thực phẩm, ốc là vật chủ trung gian của nhiều loài sán, mỗi cá thể ốc có thể chứa khoảng 3,000 đến 6,000 ký sinh trùng. Vậy nên nếu ốc không được nấu chín, các ký sinh trùng này vẫn tồn tại và có thể ký sinh sang vật chủ là người, gây nên các bệnh về đường tiêu hóa, gan, phổi...
Trước khi chế biến cũng cần ngâm rửa ốc kỹ càng tránh để loại bỏ hết bùn đất và chất bẩn cũng như làm chết một phần giun sán trong ốc (nếu có).

Trứng

Theo bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trứng nên được ăn chín để đảm bảo vệ sinh và loại bớt vi khuẩn. Các vi khuẩn này có nguồn gốc từ đường sinh dục của gà vậy nên dù là trong hay ở ngoài trứng gà đều có nguy cơ nhiễm khuẩn nhất là salmonella.
Bên cạnh đó, lòng trắng trứng còn gây cản trở hấp thu vitamin H, đây là một chất cần thiết cho quá trình trưởng thành và phát triển của cơ thể.

Theo các nghiên cứu thì tỷ lệ các chất được hấp thu nếu ăn trứng gà sống là 40%; ở trứng luộc là 100%; trứng rán chín 98,5%; trứng rán già 81%; trứng ốp la 85%; trứng chưng 87,5%. Kết luận cuối cùng vẫn nên ăn trứng gà chín để hấp thu được lượng lớn chất dinh dưỡng.

Vậy nên, kết luận chung nhất cho chủ đề này là luôn thực hiện đúng với quy tắc "Ăn chín uống sôi" luôn đảm bảo các nguồn thực phẩm là an toàn và sạch, hoặc nếu không thì cần thực hiện các bước sơ chế kỹ càng để loại bỏ hết các tác nhân xấu đến sức khỏe gia đình.
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top