Một số vấn đề phụ huynh cần biết khi dạy Toán cho trẻ học lớp 1

Văn Học

Cộng tác viên
Điểm
1,506
Việc học toán của học sinh sẽ hiệu quả nếu như bạn kiên trì, không nóng vội, chuẩn bị tốt cho con học toán theo hướng dẫn của từng vấn đề sau đây:

Vấn đề 1
Trước tiên bạn dạy con “học đếm” từ 1 đến 10, đếm lùi từ 10 đến 1. Chắc chắn em bé 6 tuổi nào cũng làm được.

- Sau đó “chơi đếm” tiếp từ 1 đến 20, đếm lùi từ 20 về 1.

- Rồi bạn đố con “đếm cách 1” từ 1 đến 19: 1, 3, 5, .., 17, 19; đếm lùi cách 1 từ 20 về 0: 20, 18, 16,…, 2, 0.

Trò chơi “tập đếm” giúp học sinh biết làm tính về sau. Trẻ biết đếm sẽ biết làm tính.

Biết đếm bình thường là biết cộng thêm 1, đếm lùi là biết trừ đi 1; đếm cách 1 là biết cộng thêm 2; đếm lùi cách 1 là biết trừ đi 2.

Cùng con tập đếm như là chơi nhé!

Cùng con tập đếm như chơi nhé!
Vấn đề 2
Bạn cùng con “chơi số”, bằng cách cho con giơ 1 ngón tay, lấy 1 cái kẹo để biết về số 1; lấy 3 cái đũa, lấy 4 cái bát, lấy 9 cái thìa,…để có biểu tượng về các số lớn hơn. Trẻ lấy đúng số đồ vật bạn yêu cầu là trẻ đã có biểu tượng đúng về các số.

Có thể ban đầu trẻ lấy chưa đúng, bạn đừng lo. Bạn chỉ hướng dẫn vài lần là trẻ lấy đúng được số đồ vật bạn yêu cầu.

Vấn đề 3
Bạn cho con so sánh 3 cái kẹo với 2 cái kẹo, xem phần nào nhiều hơn? So sánh 4 cái thìa với 5 cái thìa bên nào ít hơn? Nếu trẻ đã biết 3 cái kẹo nhiều hơn 2 cái kẹo là trẻ đã biết so sánh nhiều hơn, ít hơn. Lúc đó thì bạn chỉ cần nói thêm 3 cái kẹo nhiều hơn 2 cái kẹo, vậy 3 lớn hơn 2; 4 cái thìa ít hơn 5 cái thìa thì có 4 bé hơn 5. Bạn chọn nhiều loại đồ vật, lấy số đồ vật nhiều hơn để cho trẻ so sánh là giúp trẻ biết so sánh các số từ 0 đến 10 (0 bé hơn 1; 5 lớn hơn 3; 9 bé hơn 10,…).

Ở trường cô giáo dạy trẻ so sánh, bằng cách nhận xét cột 3 ô vuông cao hơn cột 2 ô vuông, để rút ra 3 lớn hơn 2 (3 > 2).

Có nhiều hình thức chơi mà học sinh động


Vấn đề 4
Dạy tính cộng, tính trừ cũng chẳng khó khăn gì.

Bạn hãy “đố” trẻ : Nếu con có 2 cái kẹo, mẹ cho thêm 1 cái kẹo nữa thì con có mấy cái kẹo? Nếu bé có 4 cái kẹo, bé ăn 1 chiếc thì còn mấy cái kẹo? Chắc rằng bé sẽ trả lời đúng. Như vậy trẻ đã có biểu tượng về thêm vào, bớt đi là cơ sở của phép cộng, phép trừ.

Bạn cho trẻ “giải miệng” các bài toán kiểu như vậy từ dễ đến khó để củng cố thế nào là thêm vào, thế nào là bớt đi. Sau đó bạn chỉ cần nói, khi thêm vào thì ta làm tính cộng (+), khi bớt đi thì làm tính trừ (-). Như vậy trẻ đã biết cộng là thêm vào, trừ là bớt đi.

Ở trường cô giáo dạy trẻ làm phép cộng, trừ bằng các que tính, bằng các ngón tay. Ở nhà bạn dạy trẻ dùng các viên kẹo, các chiếc đũa, chiếc thìa để trẻ thực hiện việc thêm vào hay bớt đi, sau đó đếm để tìm kết quả.

Ở trường cô giáo cũng cho học sinh đếm que tính, quan sát và đếm số con thỏ, số con chim ở các hình vẽ trong sách để học số, học làm tính và học cách diễn đạt (nhìn hình vẽ học sinh phải nói được : tất cả có 5 con chim đậu trên cành, có 2 con bay đi. Vậy trên cành còn lại mấy con chim?).

Hình ảnh hay gặp khi dạy trẻ làm phép trừ

Hình ảnh hay gặp khi dạy trẻ làm phép trừ.
Như vậy dạy đếm, dạy số, dạy so sánh số, dạy cộng trừ nói ở trên toàn bằng lời nói không cần đến chữ. Bốn vấn đề trên là nội dung cơ bản của môn toán lớp Một. Nếu con bạn đã có vốn về toán như vậy, con bạn sẽ học toán ở lớp nhẹ nhàng, hứng thú và chất lượng.
Nguồn: Sưu tầm.
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Văn Học,
Trả lời
0
Lượt xem
553

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top