Nghề giáo lẽ nào đã trở thành một nghề nguy hiểm?

Thần Đồng

Moderator
Điểm
31,452
4345

Có thể nói, giáo viên là bộ phận “thấp cổ bé họng” trong nhà trường, chỉ cần có ý kiến khó nghe một tí là rất dễ lọt vào tầm ngắm của những người ở trên.
Tháng 11, tháng của những lời tri ân từ các thế hệ học trò đến với người thầy, người cô của mình.

Tháng 11, tháng bộn bề cảm xúc của những người đang ngày đêm chèo lái con đò tri thức đưa từng thế hệ học trò cập bến tương lai.

Trên con đò ấy có nụ cười hạnh phúc, giọt nước mắt, thành công của những cô cậu học trò và cả sự lạc lõng của chính…người lái đò.

Carlo Gordoni từng nói một câu: “Kẻ lữ hành khôn ngoan không bao giờ chê đất nước của chính mình”.

Ta có thể nhận thấy được ít nhiều sự liên tưởng về những người giáo viên trong nghĩa chuyển của câu nói trên.

Những người giáo viên có tâm họ sẽ luôn tin tưởng, nhiệt huyết với con đường mà mình đang đi. Họ sẽ luôn hoàn thành xuất sắc công việc, biết tạo niềm hạnh phúc đơn giản từ sự tiến bộ của học trò. Nhưng đôi khi, họ lại cảm thấy cô đơn trên chính hành trình của mình.

Người viết xin được nêu một vài nguyên nhân về vấn đề này.

Thứ nhất, tiếng nói của người giáo viên không còn có trọng lượng như trước

Sự thật đau lòng trong xã hội hiện nay là tình trạng giáo viên sợ học sinh. Nếu như trước đây giáo viên có thể phạt học trò của mình (trong chuẩn mực sư phạm) mỗi khi các em phạm phải sai lầm, thì bây giờ họ sẽ phải cân nhắc. Bởi, rất có thể những hành vi đó có thể đem đến phiền toái cho họ bất cứ lúc nào.

Vụ việc của thầy giáo dạy thể dục Nguyễn Việt Hưng (Long An) là một trường hợp điển hình. Thầy giáo đã phải chịu áp lực rất lớn từ phụ huynh, bị cơ quan chức năng kỷ luật toàn ngành chỉ vì phạt học sinh thụt dầu 20 cái khi các em phạm lỗi.

Dần dần, những người giáo viên luôn đi dạy với phương châm ba không “Không được quát, không được phạt, không được từ chối dạy”.

Họ như bị mắc kẹt giữa gọng kìm của dư luận, nếu quát phạt học trò thì lại vi phạm chủ trương “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Thứ hai, nghề giáo không nhàn hạ như xã hội nghĩ

Nhiều người vẫn nghĩ rằng, giáo viên chỉ sáng lên lớp dạy vài tiết là xong, hè lại được nghỉ suốt ba tháng lận nhưng sự thật không phải như thế.

Hàng ngày ngoài lên lớp giảng dạy, giáo viên phải xử lý một khối lượng công việc không hề nhỏ như báo cáo chuyên đề, thao giảng, kiểm tra, sơ kết, đánh giá…

Ngoài ra, giáo viên còn phải học tập để thăng hạng, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao khả năng nghiệp vụ.

Thứ ba, nghề giáo là một nghề nguy hiểm

Tại sao nói nghề giáo là một nghề nguy hiểm?

Hàng ngày, đến trường giáo viên luôn mang theo những nỗi sợ vô hình như có thể bị chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, bị thanh tra đột xuất, tập diễn, bị chính học sinh của mình dọa nạt…thậm chí có thể bị hành hung.

Câu chuyện thầy giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh bị đánh chảy máu đầu khi xử lý học sinh vi phạm nội quy đồng phục hay thầy giáo ở Quảng Bình bị học sinh chặn đường đâm dao nhọn vào bụng khi nhắc nhở học sinh xóa hình xăm… còn ám ảnh cho tới bây giờ và thật đáng để chúng ta suy ngẫm.


Thứ tư, giáo viên bị ép vào khuôn khổ, thân cô thế cô, không được bảo vệ những lúc cần thiết

Giáo viên là đối tượng phải chịu đủ mọi thứ áp lực nhất. Từ hiệu trưởng, phụ huynh, học sinh rộng hơn nữa là cái nhìn khắt khe của toàn xã hội.

Mặc định người giáo viên phải luôn luôn khuôn phép, mẫu mực. Họ bị cô lập và tự tạo vỏ ốc an toàn cho mình. Lâu dần hệ lụy kéo theo là sự tương tác giữa giáo viên và học sinh giảm sút, nảy sinh hiện tượng thờ ơ, vô cảm chốn học đường…

Có thể nói, giáo viên là bộ phận “thấp cổ bé họng” trong nhà trường, chỉ cần có ý kiến khó nghe một tí là rất dễ bị lọt vào tầm ngắm của những người ở trên.

Giáo viên cũng là nơi mà những người nắm trong tay “quyền sinh quyền sát” có thể đổ hết mọi trách nhiệm vào đó.

Khi họ đạt thành tích tạo được tiếng thơm cho nhà trường, người người ra mặt tán dương. Người đại diện vỗ ngực, “ăn to nói lớn” trước bàn dân thiên hạ. Đến lúc họ cần được bảo vệ thì tất cả lặng thinh.

Vụ phụ huynh bắt cô giáo quỳ trước mặt ở trường tiểu học Bình Chánh tuyệt nhiên không có ai dám đứng ra bảo vệ cô. Đó là một trong những câu chuyện hết sức đau lòng nhưng vẫn diễn ra hiển hiện ngay trước mặt.

Thứ 5, giáo viên không dám sáng tạo
. Những người quản lý họ luôn hô hào đổi mới, nhưng chính họ lại ngại đổi mới, sáng tạo.

Giáo viên nào mà có cách dạy không giống ai, không theo chuẩn sách giáo khoa thì hiển nhiên họ không được đánh giá cao và tất nhiên tiết dạy đó không đạt yêu cầu, kèm theo đó là sự nhắc nhở và lời hứa sẽ phải khắc phục.

Thứ 6, nghề giáo không còn thu hút được nhiều sinh viên giỏi

Người viết nghĩ đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến giáo viên cảm thấy lạc lõng trên chính cuộc hành trình của mình.

Tại sao vậy?

Khi ngành sư phạm không có sức hút bằng các nghành như kinh tế, y dược, quân đội... dẫn đến điểm đầu vào luôn nằm ở ngưỡng sàn. Học sinh có học lực giỏi không mặn mà với nghề, số ít học sinh đam mê thì bị gia đình cấm cản.

Từ con mắt của xã hội đối với nghề giáo như thế khiến những giáo viên chân chính phần nào tự ti, không nhận được sự đồng hành và cảm thấy lạc lõng.

Lại một mùa tri ân nữa sắp về, điều mong mỏi của một người giáo viên chân chính không phải nằm ở giá trị của những món quà. Điều cần nhất đối với họ ngay lúc này là sự đồng hành của học sinh, phụ huynh và toàn xã hội. Hãy tiếp sức cùng họ thực hiện nhiệm vụ giáo dục một cách đúng nghĩa.

Lê Văn Thân
 
Nghề giáo là 1 nghề cao quý! Chỉ khi thực sự yêu nghề thì mới có thể hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ và vượt qua những khó khăn! Nhưng đôi khi sự nỗ lực đó không được nhìn nhận và đôi khi chỉ mắc chút sai xót mà mọi nỗ lực cố gắng và những gì đạt được đều không còn quan trọng nữa!
 
View attachment 4345
Có thể nói, giáo viên là bộ phận “thấp cổ bé họng” trong nhà trường, chỉ cần có ý kiến khó nghe một tí là rất dễ lọt vào tầm ngắm của những người ở trên.
Tháng 11, tháng của những lời tri ân từ các thế hệ học trò đến với người thầy, người cô của mình.

Tháng 11, tháng bộn bề cảm xúc của những người đang ngày đêm chèo lái con đò tri thức đưa từng thế hệ học trò cập bến tương lai.

Trên con đò ấy có nụ cười hạnh phúc, giọt nước mắt, thành công của những cô cậu học trò và cả sự lạc lõng của chính…người lái đò.

Carlo Gordoni từng nói một câu: “Kẻ lữ hành khôn ngoan không bao giờ chê đất nước của chính mình”.

Ta có thể nhận thấy được ít nhiều sự liên tưởng về những người giáo viên trong nghĩa chuyển của câu nói trên.

Những người giáo viên có tâm họ sẽ luôn tin tưởng, nhiệt huyết với con đường mà mình đang đi. Họ sẽ luôn hoàn thành xuất sắc công việc, biết tạo niềm hạnh phúc đơn giản từ sự tiến bộ của học trò. Nhưng đôi khi, họ lại cảm thấy cô đơn trên chính hành trình của mình.

Người viết xin được nêu một vài nguyên nhân về vấn đề này.

Thứ nhất, tiếng nói của người giáo viên không còn có trọng lượng như trước

Sự thật đau lòng trong xã hội hiện nay là tình trạng giáo viên sợ học sinh. Nếu như trước đây giáo viên có thể phạt học trò của mình (trong chuẩn mực sư phạm) mỗi khi các em phạm phải sai lầm, thì bây giờ họ sẽ phải cân nhắc. Bởi, rất có thể những hành vi đó có thể đem đến phiền toái cho họ bất cứ lúc nào.

Vụ việc của thầy giáo dạy thể dục Nguyễn Việt Hưng (Long An) là một trường hợp điển hình. Thầy giáo đã phải chịu áp lực rất lớn từ phụ huynh, bị cơ quan chức năng kỷ luật toàn ngành chỉ vì phạt học sinh thụt dầu 20 cái khi các em phạm lỗi.

Dần dần, những người giáo viên luôn đi dạy với phương châm ba không “Không được quát, không được phạt, không được từ chối dạy”.

Họ như bị mắc kẹt giữa gọng kìm của dư luận, nếu quát phạt học trò thì lại vi phạm chủ trương “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Thứ hai, nghề giáo không nhàn hạ như xã hội nghĩ

Nhiều người vẫn nghĩ rằng, giáo viên chỉ sáng lên lớp dạy vài tiết là xong, hè lại được nghỉ suốt ba tháng lận nhưng sự thật không phải như thế.

Hàng ngày ngoài lên lớp giảng dạy, giáo viên phải xử lý một khối lượng công việc không hề nhỏ như báo cáo chuyên đề, thao giảng, kiểm tra, sơ kết, đánh giá…

Ngoài ra, giáo viên còn phải học tập để thăng hạng, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao khả năng nghiệp vụ.

Thứ ba, nghề giáo là một nghề nguy hiểm

Tại sao nói nghề giáo là một nghề nguy hiểm?

Hàng ngày, đến trường giáo viên luôn mang theo những nỗi sợ vô hình như có thể bị chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, bị thanh tra đột xuất, tập diễn, bị chính học sinh của mình dọa nạt…thậm chí có thể bị hành hung.

Câu chuyện thầy giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh bị đánh chảy máu đầu khi xử lý học sinh vi phạm nội quy đồng phục hay thầy giáo ở Quảng Bình bị học sinh chặn đường đâm dao nhọn vào bụng khi nhắc nhở học sinh xóa hình xăm… còn ám ảnh cho tới bây giờ và thật đáng để chúng ta suy ngẫm.


Thứ tư, giáo viên bị ép vào khuôn khổ, thân cô thế cô, không được bảo vệ những lúc cần thiết

Giáo viên là đối tượng phải chịu đủ mọi thứ áp lực nhất. Từ hiệu trưởng, phụ huynh, học sinh rộng hơn nữa là cái nhìn khắt khe của toàn xã hội.

Mặc định người giáo viên phải luôn luôn khuôn phép, mẫu mực. Họ bị cô lập và tự tạo vỏ ốc an toàn cho mình. Lâu dần hệ lụy kéo theo là sự tương tác giữa giáo viên và học sinh giảm sút, nảy sinh hiện tượng thờ ơ, vô cảm chốn học đường…

Có thể nói, giáo viên là bộ phận “thấp cổ bé họng” trong nhà trường, chỉ cần có ý kiến khó nghe một tí là rất dễ bị lọt vào tầm ngắm của những người ở trên.

Giáo viên cũng là nơi mà những người nắm trong tay “quyền sinh quyền sát” có thể đổ hết mọi trách nhiệm vào đó.

Khi họ đạt thành tích tạo được tiếng thơm cho nhà trường, người người ra mặt tán dương. Người đại diện vỗ ngực, “ăn to nói lớn” trước bàn dân thiên hạ. Đến lúc họ cần được bảo vệ thì tất cả lặng thinh.

Vụ phụ huynh bắt cô giáo quỳ trước mặt ở trường tiểu học Bình Chánh tuyệt nhiên không có ai dám đứng ra bảo vệ cô. Đó là một trong những câu chuyện hết sức đau lòng nhưng vẫn diễn ra hiển hiện ngay trước mặt.

Thứ 5, giáo viên không dám sáng tạo
. Những người quản lý họ luôn hô hào đổi mới, nhưng chính họ lại ngại đổi mới, sáng tạo.

Giáo viên nào mà có cách dạy không giống ai, không theo chuẩn sách giáo khoa thì hiển nhiên họ không được đánh giá cao và tất nhiên tiết dạy đó không đạt yêu cầu, kèm theo đó là sự nhắc nhở và lời hứa sẽ phải khắc phục.

Thứ 6, nghề giáo không còn thu hút được nhiều sinh viên giỏi

Người viết nghĩ đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến giáo viên cảm thấy lạc lõng trên chính cuộc hành trình của mình.

Tại sao vậy?

Khi ngành sư phạm không có sức hút bằng các nghành như kinh tế, y dược, quân đội... dẫn đến điểm đầu vào luôn nằm ở ngưỡng sàn. Học sinh có học lực giỏi không mặn mà với nghề, số ít học sinh đam mê thì bị gia đình cấm cản.

Từ con mắt của xã hội đối với nghề giáo như thế khiến những giáo viên chân chính phần nào tự ti, không nhận được sự đồng hành và cảm thấy lạc lõng.

Lại một mùa tri ân nữa sắp về, điều mong mỏi của một người giáo viên chân chính không phải nằm ở giá trị của những món quà. Điều cần nhất đối với họ ngay lúc này là sự đồng hành của học sinh, phụ huynh và toàn xã hội. Hãy tiếp sức cùng họ thực hiện nhiệm vụ giáo dục một cách đúng nghĩa.

Lê Văn Thân
Giáo viên nào mà có cách dạy không giống ai, không theo chuẩn sách giáo khoa thì hiển nhiên họ không được đánh giá cao và tất nhiên tiết dạy đó không đạt yêu cầu, kèm theo đó là sự nhắc nhở và lời hứa sẽ phải khắc phục.
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Thần Đồng,
Trả lời lần cuối từ
Học Cùng Con,
Trả lời
3
Lượt xem
623

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top